Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi. Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Đó là lời nhận định của nhà văn Nam Cao về văn học. Và Chí Phèo là một “nguồn chưa ai khơi”, một tác phẩm với góc nhìn đầy nhân văn qua cuộc đời của Chí. Cái hay của ông là khai thác những yếu tố tưởng chừng như bị vứt bỏ, xấu xí trong xã hội trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” là nhân vật điển hình cho câu nói ấy.

Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Văn chương thường chỉ nhắc đến những nhân vật đẹp sắc nước hương trời như Thúy Kiều, như những người phụ nữ đầy sắt son trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Có mấy ai lại miêu tả nhân vật của mình như cách Nam Cao đưa Thị Nở vào tác phẩm. Thị là một người đàn bà gàn dở, ngu ngốc. Vẻ ngoài của Thị “xấu ma chê quỷ hờn” được nhà văn khắc họa rõ ràng như sau: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn… Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…”. Thị chưa có chồng, người đàn bà đầy những điểm xấu ấy lại còn ở với người cô ngoài năm mươi tuổi chưa lập gia đình. Tính tình Thị gàn dở lắm. Thị chưa biết hôn nhân, tình yêu là gì. Cái đêm Thị “ra sông kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên”, Thị đã ăn ở với Chí. Hắn có gì hơn Thị. Hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Mặt mũi đầy sẹo, đấy là cái sẹo hắn tự vạch để ăn vạ đến khi người ta trả tiền cho hắn mới thôi. Mây tầng nào gặp mây tầng đó, rồi sau đó Thị hiểu được cái cảm giác yêu là gì. Thị đâu thể bỏ mặc Chí. Thị đưa Chí bát cháo hành, Thị không bỏ Chí được. “Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết. Thị kiêu ngạo vì đã cứu sống một người”.Thị nghĩ mình với hắn đã là “vợ chồng”. “Tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thinh thích”. Thị chăm sóc Chí, vì cái tình người và cũng vì hai tiếng phu thê. Nói chuyện với Chí “cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra”. Khi Chí nói với Thị về chuyện tương lai: “Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. “Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm”. Nhưng mà, dù thế nào Thị vẫn còn cô, người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị gàn dở lắm, “hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã”. Chuyện cuộc đời cũng phải đi hỏi ý người khác, Thị không tự mình quyết định được. Hay cái xã hội bất công ấy, trong đó có người cô tàn nhẫn và ích kỷ khiến những người như thị phải nghe theo?

Thị là tuyến nhân vật phụ, nhưng lại làm bật lên tất cả những giá trị nhân đạo của tác phẩm. Là người giúp Chí tỉnh ngộ, là cầu nối đưa Chí trở về với lương tri của con người. Cái đêm định mệnh ấy đã đưa Thị về với cuộc đời Chí. Cứ tưởng rằng họ sẽ trở thành “một cặp xứng đôi”. Chí tỉnh dậy sau cơn say rất dài, một cơn say mà Chí tưởng rằng mình sắp bỏ mạng ở đâu đó. “Hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn”. Tiếng người nói chuyện như đã đưa Chí về một nơi nào đó, một thế giới mà hắn từng mơ ước trước khi rơi vào tay của Bá Kiến. “HÌnh như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nhỏ nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”. Nhưng bây giờ thì sao? “Ngoài bốn mươi tuổi đầu”, cái tuổi mà Chí tưởng chừng đến bên kia cái dốc của đời người. Hắn thấy tương lai của mình và hắn sợ, hắn sợ tuổi già đói rét, cô độc không ai chăm sóc. Rồi bát cháo hành của người đàn bà như Thị khiến hắn cảm thấy lòng vui vui nhưng cũng buồn buồn. “Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ”. Đó là lần đầu hắn được một người đàn bà cho. Hắn nhớ về những ngày trước, hắn ăn vạ và khiến người khác coi như quỷ dữ vì cái liều của mình. Nhưng đâu ai liều lĩnh mãi thế, “hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. Phải, thị là cầu nối cho hắn, thị có thể sống yên ổn với hắn thì tại sao người khác lại không được? Thị đã lấy lại quãng đời còn sót lại của hắn, kéo hắn dậy từ vũng nước sâu tăm tối. Chí khao khát được “nhận lại vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Chí mở lời với thị, cứ ngỡ thì bằng lòng lắm. Chí say khi đợi thị từ nhà cô quay về. Nhưng thị mắng Chí vì hắn cười cái vẻ bực bội của thị. Thị bực bội, “ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về”. Sự quay lưng sau khi “trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô” đã làm Chí bàng hoàng, hụt hẫng. Chí lại say, hắn muốn tìm lại lương thiện của mình, hắn say rồi lại tìm đến nhà giết “nó”. Hắn đã đâm Bá Kiến và hắn cũng tự vẫn. Chỉ có cái chết hắn mới tìm lại được lương thiện. Bởi người duy nhất hắn tin là thị, một người đàn bà xấu xí, bị xa lánh như hắn, cũng không cho hắn cơ hội hoàn lương nữa. Vậy người khác thì sao?

Tóm lại, Nam Cao đã khắc họa cái vẻ xấu xí của Thị nhưng lại là bật lên vẻ đẹp trong tâm hồn Thị. Cũng như có người từng nói rằng: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Thị là một con người khác còn cho Chí cơ hội quay lại thế giới loài người. Tuy gàn dở nhưng không nỡ bỏ mặc Chí chết. Giữa thị và Chí là cái tình giữa người ơn và người chịu ơn. Đối với Thị hay Chí ai cũng có trách nhiệm như nhau. Hai nhân vật tuy không hoàn hảo như các tuyến nhân vật khác nhưng đã làm bừng lên một giá trị nhân đạo của lòng người. Thị là nhân vật đã chứng kiến quá trình hoàn lương của Chí, nên thiếu đi nhân vật phụ này sẽ không có tác phẩm Chí Phèo như ngày hôm nay. Một nhân vật tuy xấu nhưng lại đẹp lạ kỳ của Nam Cao.

Viết bởi Thể Hồng


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Nhân vật chị Dậu được tác giả xây dựng lên bằng hình tượng người phụ nữ đã luôn hết lòng...

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã...

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy là tác phẩm Ánh trăng, tác phẩm rất đỗi gần gũi...

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Cuộc gặp gỡ của Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại là một cuộc gặp mặt xưa nay chưa từng...

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Nhà văn Nam Cao rất thành công khi tái hiện lại hình tượng nhân vật Chí Phèo qua nghệ thuật xây dựng...

Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Tài năng thì quan trọng nhưng phải có cái đức đi kèm thì đó mới được gọi là nhân tài. Chỉ khi con...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.