Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn lớn, “một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”. Các sáng tác của ông trước cách mạng tháng Tám xoay quanh ba mảng đề tài lớn: Vang bóng một thời, đời sống trụy lạc và chủ nghĩa xê dịch. Mỗi một mảng đề tài, tác giả đã để lại cho đời những tác phẩm kiệt xuất. Nhưng có lẽ, truyện ngắn “Chữ người tử tù” là xuất sắc hơn cả. Đọc tác phẩm này, ai trong mỗi chúng ta đều sẽ cảm động trước sự nối tiếp tinh hoa của cái đẹp qua cảnh cho chữ ở phần cuối của truyện ngắn.

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Tình huống của truyện được đẩy lên khi viên quản ngục được tin Huấn Cao sẽ bị đưa về kinh để lĩnh án tử trong nay mai. Chi tiết đó giống như nút thắt cho câu chuyện, vậy nên cảnh cho chữ ở phần cuối như một sự cởi nút, giải tỏa những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên được những giá trị lớn lao của tác phẩm.

Khi nhận được công văn, viên quản ngục lúc ấy tái nhợt người đi, tái nhợt vì cái đẹp sẽ biến mất chỉ trong nay mai, tái nhợt vì điều mà ông hằng mong ước sắp đi vào cõi hư vô. Nguyễn Tuân có viết như thế này: “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối đỏ do tay ông Huấn Cao viết.” Có lẽ, cái “sở nguyện” ấy sẽ chẳng tồn tại được lâu nữa. Nghe tin xong, ông liền cho lính gọi thầy thơ lại lên, kể hết những tâm sự của bản thân. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, liền chạy xuống nơi buồng giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể lại cho người tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, đồng thời báo luôn cho ông về việc chịu án tử nơi kinh thành. Huấn Cao nghe xong chuyện “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười” đồng ý cho chữ. Ông dường như rất bình thản trước cái chết, dù sắp phải lĩnh án tử nhưng trong con người Huấn Cao vẫn toát lên vẻ điềm tĩnh của một người anh hùng.

Đêm hôm đó, trong buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đang diễn ra. Một khung cảnh tăm tối nơi ngục tù, nó thực sự khác biệt so với những cảnh cho chữ thông thường thời ấy. Thời gian diễn ra gợi cho ta tình cảnh của Huấn Cao lúc này: đây là đêm cuối cùng của người tử tù – người cho chữ và cũng chính là những giờ phút cuối cùng của ông. Tư thế của Huấn Cao thật đặc biệt: một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Dường như nó là một dụng ý đặc biệt của nhà văn Nguyễn Tuân, đưa Huấn Cao vào một tư thế khó để tôn lên được vẻ đẹp của nhân vật. Trong khi đó, viên quản ngục vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm mỗi lần người tù viết xong một chữ, còn thầy thơ lại thì bưng chậu mực. Người đọc dường như cảm nhận được rằng trật tự của xã hội lúc đó đang bị đảo lộn. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã đỡ viên quản ngục dậy và khuyên ông hãy đổi nghề, đổi chỗ ở để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ thì phải giữ được thiên lương của bản thân. Ở nơi cái ác ngự trị, cái đẹp khó có thể tồn tại bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ trong cái ác, nhưng không thể chung sống với cái ác. Nhà văn Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ - môn nghệ thuật đòi hỏi không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả tâm hồn. Con người khi thưởng thức sẽ chẳng mấy ai cảm nhận đến mùi hương của mực viết, vậy nên hãy biết tìm trong mực, trong chữ hương vị của thiên lương, bởi cái gốc của chữ chính là cái thiện, và chơi chữ chính là biểu hiện của một lối sống có văn hóa.

Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản ngục xúc động “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện. Và trên con đường đến với cái chết, Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường. Trong khung cảnh tăm tối nơi ngục tù, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường, vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng thời thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: dù trong bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khao khát hướng tới vẻ đẹp chân - thiện - mỹ.

Cuộc gặp gỡ của Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại là một cuộc gặp mặt xưa nay chưa từng có: một cuộc gặp mặt của những con người yêu cái đẹp, tôn vinh cái đẹp. Họ đã gặp được nhau trong một hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là tử tù, một bên là những người thực thi pháp luật. Xét trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau, nhưng xét trên bình diện nghệ thuật, họ lại là những tri âm, tri kỷ của nhau. Vì thế mà thật chua xót biết bao khi đây là lần đầu, cũng là lần cuối họ được gặp nhau. Hơn thế nữa, họ đã gặp nhau với những nhân cách thật, những ước muốn thật sự của chính mình. Từ cảnh cho chữ ấy, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên hình tượng nhân vật Huấn Cao, tô đậm sự thắng thế của ánh sáng trước bóng tối, của cái thiện trước cái ác, của cái đẹp trước cái xấu.

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất thành công với việc tôn vinh cái đẹp qua cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù”. Cảnh tượng xưa nay chưa từng có ấy đã gỡ bỏ những nút thắt diễn ra xuyên suốt tác phẩm. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân văn: dù cuộc đời có đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.

Viết bởi Diệp Tư Viễn


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Nhà văn Nam Cao rất thành công khi tái hiện lại hình tượng nhân vật Chí Phèo qua nghệ thuật xây dựng...

Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Tài năng thì quan trọng nhưng phải có cái đức đi kèm thì đó mới được gọi là nhân tài. Chỉ khi con...

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Tràng là dân xóm ngụ cư nghèo khổ đẩy xe bò thuê nhưng lại là người tốt bụng và lành tính. Cái đói...

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Có thể khẳng định rằng đoạn trích Trong lòng mẹ đã bộc lộ được hết sự chân thành đầy sâu...

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Đầu tiên “thương thân” là ta tự biết cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm bản thân mình. Tự quý trọng...

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách” là văn hóa truyền thống tốt đẹp, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.