Tổng hợp 101+ câu đố vui dân gian hay, mới nhất có sẵn đáp án

Giải câu đố không chỉ là một trong những hình thức giải trí mà nó còn là cách để rèn luyện khả năng tư duy của bạn. Hãy cùng Sách Hay 24h khám phá những câu đố dân gian hay và thú vị nhất có kèm đáp án trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng hợp 101+ câu đố vui dân gian hay, mới nhất có sẵn đáp án

Câu 1: Sông gì tên gọi chẳng to. Mà sao không nhỏ chút nào, ai ơi?

Đáp án: Sông Bé

Câu 2: Ngả lưng cho thế gian ngồi. Rồi ra mang tiếng là người bất trung. Là gì?

Đáp án: Cái phản

Câu 3: Một lòng khuya sớm chuyên cần. Trách người vô nghĩa, sao chê ngu đần? Là gì?

Đáp án: Con bò

Câu 4: Như lời ước hẹn đẹp sao. Cuối đông thắm nở đón chào mùa xuân? Là gì?

Đáp án: Hoa đào

Câu 5: Hoa gì nở trắng trên ao. Trông như sao mở, cánh xòe, nhẹ trôi?

Đáp án: Súng

Câu 6: Bánh tên hoa ở trên rừng. Sống bằng: gió, đất, đá cao, lắm màu?

Đáp án: Bông lan

Câu 7: Bốn cây cột dừa. Hai cây đinh sắc. Một cái đong đưa. Một cái ngúc ngoắc. Là con gì?

Đáp án: Voi

Câu 8: Sinh ra tên gọi đồng bằng. Vựa lúa lớn nhất của miền Bắc ta. Là ở đâu?

Đáp án: Đồng bằng Sông Hồng

Câu 9: Tuổi thơ vắt vẻo lưng trâu. Tay cầm ống sáo, đội đầu nón mê? Là ai?

Đáp án: Em bé chăn trâu

Câu 10: Trán em nở, mặt em tròn. Người em vừa đẹp, vừa giòn, vừa xinh? Là gì

Đáp án: Mặt trăng

Câu 11: Cây gì cuống lá rộng, to. Quả ngọt chín đỏ, hạt đen no tròn?

Đáp án: Đu đủ

Câu 12: Hoa gì đằm thắm ngọt ngào. Tỏ lòng can đảm trí tài một khi?

Đáp án: Cẩm chướng râu

Câu 13: Cây gì không nhánh, thân suông. Bóng che mát rượi, cho đường ta ăn.

Đáp án: Thốt nốt

Câu 14: Sinh ra tên gọi đồng bằng. Gồm thâu một cõi miền Tây nước nhà. Là đồng bằng nào?

Đáp án: Sông Cửu Long

Câu 15: Trai Đà Lạt, cưới vợ Sài Gòn. Môn đăng hộ đối em còn chê xa. Là quả gì?

Đáp án: Sapoche

Câu 16: Vua nào chính trực anh hào. Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần Vương?

Đáp án: Hàm Nghi

Câu 17: Địa đầu ải bắc quê ta. Xuân về ban trắng nở hoa, thác gì?

Đáp án: Bản Giốc

Câu 18: Sớm mai cắp rổ đi rong. Rảo qua các chợ một vòng cho xong. Chợ gì hàng quán mênh mông. Bằng ai sao bảo mình to nhất vùng. Là chợ gì?

Đáp án: Lớn

Câu 19: Bình Định xứ sở xa xôi. Vịnh nào người lại rủ nhau trở về?

Đáp án: Quy Nhơn

Câu 20: Chẳng thủ trưởng, chẳng thủ kho. Cũng thủ nhưng lại chỉ lo giữ thành. Là ai?

Đáp án: Thủ môn

Câu 21: Lá xanh cành đỏ hoa vàng. Là là mặt đất, thiếp đố chàng giống ai? Là gì?

Đáp án: Rau sam.

Câu 22: Loẹt quẹt như đuôi gà thiến. Liến thiến như ngọn thối lai. Chúa mất tôi ngơ ngẩn kiếm hoài. Tôi mất chúa nằm im lẳng lặng. Là gì?

Đáp án: Cái chổi.

Câu 23: Quả gì đỏ tựa bông hồng. Trong trắng, có đốm đen trông như mè?

Đáp án: Thanh long.

Câu 24: Vừa bằng đốt tay. Thay lay bọng máu. Đến mùa tháng sáu. Con cháu được ăn. Là gì?

Đáp án: Quả sim.

Câu 25: Con gì sống mũi mọc sừng. Mình mặc áo giáp khỏe không ai bằng?

Đáp án: Tê giác.

Câu 26: Cây to lá nhỏ chiền chiền. Non ăn, già bán lấy tiền mà tiêu. Là cây gì?

Đáp án: Tre.

Câu 27: Trên đầu đội sắc vua ban. Dưới thì yếm thắm, dây vàng xum xoe. Thần linh đã gọi thì về. Ngồi trên mâm ngọc, gươm kề sau lưng? Là gì?

Đáp án: Gà trống cúng.

Câu 28: Con gì có đuôi, có lông. Trẻ già trai gái đều cùng mang theo. Là con gì?

Đáp án: Mắt.

Câu 29: Thân dài lưỡi cứng là ta. Hữu thủ vô túc, đố là cái chi? Là gì?

Đáp án: Cái cuốc.

Câu 30: Vốn nó thì ở rừng xanh. Đem về hạ bạn kết thành một đôi. Ra đường kẻ trước người sau. Về nhà thì ấp lấy nhau mà nằm. Là gì?

Đáp án: Đôi quanh gánh.

Câu 31: Vật gì trong nắng nhẹ nhàng. Xuyên qua kẽ lá, chẳng làm lá rung?

Đáp án: Tia nắng

Câu 32: Hoa gì không nở ban ngày. Nửa đem khoe sắc lại hay chóng tàn?

Đáp án: Hoa quỳnh

Câu 33: Vải đen, vải trắng, vải màu. Kim chỉ, máy vá, ngày dài đêm thâu? Là ai?

Đáp án: Thợ may

Câu 34: Em đây chẳng bán chẳng buôn. Sao lại ngã giá cho buồn lòng em? Đó là gì?

Đáp án: Hoa mua

Câu 35: Ai từng theo chúa phá vây. Tấm gương trung liệt ngày nay tôn thờ? Là ai?

Đáp án: Lê Lai

Câu 36: Cũng loài ngư thủy khác chi hơn. Da trơn tên lại không trơn chút nào? Là con gì?

Đáp án: Con cá nhám

Câu 37: Vụ xuân cho tới vụ mùa. Anh đi gieo cấy chờ thu hạt vàng? Là ai?

Đáp án: Nông dân

Câu 38: Một bầy cò trắng, rớt xuống ao sâu. Chết đã hồi lâu, người ta mới vớt? Đố bạn là gì?

Đáp án: Cháo hoa

Câu 39: Cây gì không biết đường về. Hoa trên mắt đất, quà vùi dưới sâu?

Đáp án: Cây lạc

Câu 40: Muốn cho nhà chủ tôi tàn. Để tôi mắc võng, nghênh ngang khắp nhà? Đố là con gì?

Đáp án: Con nhện

Câu 41: Sừng sững mà đứng giữa trời. Chồng con không có chịu lời chửa hoang? Là cây gì?

Đáp án: Bắp ngô

Câu 42: Tám thằng dân vần cục đá tảng. Hai ông xã xách nạng chạy theo. Là gì?

Đáp án: Con cua

Câu 43: Húy danh của hoàng đê Gia Long? Là ai?

Đáp án: Nguyễn Ánh

Câu 44: Nằm trên miền bắc nước ta. Vịnh nào rộng khắp biển đông một vùng.

Đáp án: Bắc Bộ

Câu 45: Cây không bào mà trơn. Bông không sơn mà đỏ. Là gì?

Đáp án: Cây chuối

Câu 46: Nơi nào thờ tổ Nam Phương. Có non cổ tích có đền Hùng Vương?

Đáp án: Phú Thọ

Câu 47: Công thần vì rắn mắc oan? Là ai?

Đáp án: Nguyễn Trãi

Câu 48: Da nâu đỏ, áo nâu đỏ. Nhấm quần áo rách ngay. Thân thì hôi hám. Nhưng rất sợ băng phiến. Là con gì?

Đáp án: Gián

Câu 49: Nơi nào thành quách dọc ngang. Xa gần nức tiếng kinh thành đế đô?

Đáp án: Thừa Thiên Huế

Câu 50: Bỏ quan treo ấn tu tiên thuở nào? Là gì

Đáp án: Nguyễn Khuyến

Câu 51: Sống trong nước lại biết bay. Chẳng phải ớt mà cay sè sè. Là con gì?

Đáp án: Cà cuống

Câu 52: Thân ta không mẹ, không cha. Vốn không họ hàng, ở nhà người dưng. Là ai?

Đáp án: Tầm gửi

Câu 53: Vuông vuông cửa đóng 2 đầu. 100 thằng chệt lần hồi chui ra. Thằng nào không mũ thì tha. Thằng nào có mũ đem ra đốt đầu. Là gì?

Đáp án: Bao diêm.

Câu 54: Đố ai gian khó chẳng lùi. Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay. Mười năm Bình Định ra tay. Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?

Đáp án: Lê Lợi.

Câu 55: Có đầu mà chẳng có đuôi. Có một khúc giữa cứng ruôi lại mềm. (Là cái gì?)

Đáp án: Đòn gánh.

Câu 56: Hạt gieo tới tấp. Rãi đều khắp ruộng đồng. Nhưng hạt gieo chẳng nảy mầm. Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh. (Là cái gì?)

Đáp án: Hạt mưa.

Câu 57: Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra. (Là cái gì?)

Đáp án: Quạt giấy.

Câu 58: Ăn trước mà lại ăn thừa

Mỗi ngày hai bữa sớm trưa nhọc nhằn

Đáp án: Bát đĩa

Câu 59: Đem thân che nắng cho đời. Rồi ra mang tiếng là người chả khôn? Là gì?

Đáp án: Mành che cửa.

Câu 60: Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi?

Đáp án: Ngày mai

Câu 61: Con gì tết đến. Bay lượn hàng đàn. Báo hiệu xuân sang. Đã về rồi đó? Là con gì?

Đáp án: Chim én.

Câu 62: Củ tròn rất nhiều nhánh. Mặc áo bạc quanh thân. Rau xào mà có nó. Mùi thơm phảng xa gần. Là củ gì?

Đáp án: Tỏi.

Câu 63: Bốn cột một kèo. Cheo leo hũ nước mắm. Là gì?

Đáp án: Trâu đực.

Câu 64: Sông gì thêm sắc, học trò tôn sư? Là sông nào?

Đáp án: Kinh Thầy

Câu 65: Nơi nào bát ngát hương sen. Giữa mùa hoa, Bác Hồ ta chào đời?

Đáp án: Làng Sen

Câu 66: Thác gì đôi bạn tâm giao. Bao năm thân thiết nay đành chia ly?

Đáp án: Cam Ly

Câu 67: Chúm chím đôi cánh hồng đào. Khi vui nở nụ, trông vào càng tươi. Là gì?

Đáp án: Nụ cười

Câu 68: Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết?

Đáp án: Quan tài

Câu 69: Nơi nào giữa chốn đô thành. Bác vì dân, nước, lên tàu bôn ba? Là nơi nào?

Đáp án: Bến Nhà Rồng

Câu 70: Đông du khởi xướng, bôn ba những ngày? Là ai?

Đáp án: Phan Bội Châu

Câu 71: Nếu mà đem thả. Bay ngay lên trời. Tham dự cuộc vui. Biết đưa thư đấy! Là con gì?

Đáp án: Chim bồ câu

Câu 72: Một sông chín ngọn rồng thiêng. Chung nguồn, chung cội Thái, Lào, Việt, Miên? Là sông gì?

Đáp án: Cửu Long

Câu 73: Hằng Hà sa số. Khi có khi không. Nhấp nha nhấp nháy. Như là kim cương? Là cài gì?

Đáp án: Ngôi sao

Câu 74: Mười lăm, mười sáu tốt bông. Đến ba mươi tuổi, không chồng chết queo. Đố là cái gì?

Đáp án: Mặt trăng

Câu 75: Nhà thơ lên đoạn đầu đài?

Đáp án: Cao Bá Quát

Câu 76: Con gì mở miệng khóc tu. Ăn chay mãn kiếp cũng tu không thành. Là con gì?

Đáp án: Tu hú

Câu 77: 1 trăm tấm ván. 1 vạn thằng quân. Thằng nào cởi trần. Thì lăn xuống hố. Thằng nào đóng khố. Thì ở trên bờ. Là làm gì?

Đáp án: Sàng gạo

Câu 78: Tính tình đáo để. Phá phách rất ghê. Chỉ chuyên một nghề. Truyền mang dịch hạch. Là con gì?

Đáp án: Chuột.

Câu 79: Dẹt dẹt, tròn tròn. Khô giòn ướt dẻo. Dù có tí tẹo. Cũng gọi rằng nhiều? Là bánh gì?

Đáp án: Bánh Đa

Câu 80: Ði thì ăn trước ngồi trên. Về thì lấm lét đứng bên xó hè. Là gì?

Đáp án: Cái nón.

Câu 81: Vừa bằng cái vung. Vùng xuống ao. Đào chẳng thấy. Lấy chẳng được. Là gì?

Đáp án: Bóng mặt trăng.

Câu 82: Mặt gì bằng phẳng thênh thang. Người đi muôn lối, dọc ngang phố phường?

Đáp án: Mặt đất

Câu 83: Ở đâu có suối đãi vàng. Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh?

Đáp án: Bắc Kạn

Câu 84: Tên em nghe tưởng trà xanh. Thật ra em với bưởi bòng họ chung. Là quả gì?

Đáp án: Bưởi thanh trà

Câu 85: Thân thì bé nhỏ. Bụng có ngọn đèn. Tỏa sáng về đêm. Những hôm tối mịt. Là con gì?

Đáp án: Đom đóm

Câu 86: Sáng chiều dìu dắt tuổi xanh. Giúp trẻ chữ nghĩa, học hành nên danh. Là gì?

Đáp án: Thầy giáo

Câu 87: Con gì mà họ nhà chim. Dáng đi lạch bạch, đầu thì ngẩng cao. Bụng màu trắng xóa lưng đen. Cánh lại ngắn ngủi, mỏ dài vàng hoe?

Đáp án: Chim cánh cụt

Câu 88: Sông gì nức tiếng giàu sang. Ghe tàu tấp nập, đầy khoang cá về?

Đáp án: Tiền

Câu 89: Ai về thăm đất quê em. Hình cong chữ S hai đầu phình ra. Dọc dài một dãy Trường Sơn. Ngược Nam Minh Hải, Hà Giang Bắc về?

Đáp án: Việt Nam

Câu 90: Trồng cây ai lại trồng người. Trồng cây hưởng quả, trồng người hưởng danh?

Đáp án: Thầy giáo

Câu 91: Sừng sững mà đứng giữa trời. Trời xô không đổ, trời mời không đi? Là gì?

Đáp án: Mặt trời

Câu 92: Núi liền tiếp núi bao la. Đỉnh cao chót vót giữa trời nước ta. Đố là núi gì?

Đáp án: Hoàng Liên Sơn

Câu 93: Ở đâu có cảng Nhà Rồng. Có nhà lưu niệm, có dòng sông xanh?

Đáp án: Thành phố Hồ Chí Minh

Câu 94: Sông nào sáng điện lung linh. Có bến Nhà Rồng, tàu kéo ngược xuôi.

Đáp án: Sài Gòn

Câu 95: Xanh cây, xanh lá, xanh trời. Núi gì dấy nghĩa mười năm diệt thù?

Đáp án: Lam Sơn

Câu 96: Nơi nào tiếng Bác kính yêu. Tuyên ngôn độc lập, giữa ngày đầu thu?

Đáp án: Quảng trường Ba Đình

Câu 97: Mênh mông biển nước hàng hàng. Vịnh nào thêm sắc cho chàng gà ri?

Đáp án: Phan Rí

Câu 98: Sông nào nổi sóng bạc đầu. Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan?

Đáp án: Bạch Đằng

Câu 99: Cây xanh mà trồng đậu xanh. Trồng đậu, trồng hành lại thái lợn vô. Là bánh gì?

Đáp án: Bánh tét

Câu 100: Đường lên xứ lạnh quanh quanh. Sinh trên đất Việt, tên Tây, thác gì?

Đáp án: Dalanta

Câu 101: Chuột nào đi bằng 2 chân?

Đáp án: Chuột Míckey

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Sách Hay 24h!

Xem thêm:


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất của Aesop

Những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất của Aesop

Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những...

Những bài học và ý nghĩa thú vị của câu chuyện Cô bé Lọ Lem

Những bài học và ý nghĩa thú vị của câu chuyện Cô bé Lọ Lem

“Cô bé Lọ lem” là câu chuyện cổ tích kinh điển, có rất nhiều ý nghĩa sâu xa phải nhìn dưới góc...

Những câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất

Những câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất

Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, kinh nghiệm sống dân gian và lao động sản xuất...

Những câu ca dao về nền văn minh lúa nước

Những câu ca dao về nền văn minh lúa nước

Các câu ca dao nhằm ca ngợi tầm quan trọng của nông nghiệp, đồng thời khuyên răn con cháu đời sau biết...

Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa, Sự tích cây vú sữa còn nhắc nhở chúng ta phải...

Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc

Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc

Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể...

Sách đọc nhiều nhất
Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc

Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc

Tổng hợp những câu chuyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, mang tính giáo dục, và nhân văn sâu sắc trong kho...

Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa, Sự tích cây vú sữa còn nhắc nhở chúng ta phải...

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

Truyện ngụ ngôn Aesop “con cáo và chùm nho” là một trong những câu chuyện đặc sắc với ý nghĩa nhân...

Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì,...

Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện

Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện

Truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” là một câu chuyện tuyệt vời sẽ giúp ba mẹ có thể...

Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc

Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc

Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.