Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Từ thời cổ chí kim, người ta luôn lấy chữ “Nhân” làm gốc rễ. Làm người chữ “Đức” phải đặt lên hàng đầu. Bây giờ thời thế thay đổi, xã hội hiện đại hóa thì tư duy, lý tưởng của con người cũng vượt bậc hơn. Ngày nay chữ “Tài” lại đặc biệt được coi trọng. Như theo lời chủ tịch Hồ Chí Minh “có tài mà không có đức là kẻ vô dụng” thì dường như chữ “đức và chữ “tài” phải gắn bó, liên kết với nhau.

Nghị luận câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng

“Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng” - Tài là tài năng, trí tuệ, thông minh. Họ có năng lực đặc biệt nhiều hơn số đông trong một hoặc nhiều lĩnh vực. Có thể thấy trên thế giới này có rất nhiều nhân tài như Newton hay chính vị lãnh tụ đáng kính của chúng ta. Cái tài giúp họ phán đoán, giải quyết sự việc một cách nhanh chóng. Đó là nguồn lực để phát triển xã hội và đất nước. Đức ở đây là đạo đức, nhân phẩm, nhân cách của một con người. Những người có đạo đức thường sẽ có một tâm hồn trong sáng, đầy lòng vị tha bác ái. Luôn đặt lợi ích chung lên bản thân mình. Những người mang nhân tính tốt đẹp luôn muốn giúp đỡ mọi người với hết khả năng của mình. Họ muốn cống hiến cuộc đời mình cho xã hội, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sẵn sàng cống hiến cuộc đời vì lý tưởng cách mạng.

Vậy tại sao Bác lại nói có tài không có đức lại là kẻ vô dụng? Được rồi, trên thực tế những người có tài thường là những người khôn ngoan, sắc sảo, biết tính toán. Chính cái sự khôn ngoan đấy làm cho họ ngày càng trở nên kiêu căng, tự đại. Không được sự dẫn dắt bởi cái đức thì họ sẵn sàng dùng tài năng của bản thân để vụ lợi cho lợi ích cá nhân, cướp thành công trên tay người khác. Những người có tài mà không có đức xác thực là người vô dụng. Bởi có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân đất nước hay sao? Có tài nhưng lại dùng vào mục đích xấu, trái đạo đức không những vô dụng mà còn thành kẻ có tội. Người có tài mà không chịu rèn luyện đạo đức sẽ tách mình ra khỏi tập thể, tự cao tự phụ, coi khinh tập thể và tất yếu sẽ dẫn đến những sai lầm và tội lỗi. Thành thật mà nói kẻ có tài nhưng không biết sử dụng cái tài của mình chính là một kẻ ngốc. Bởi mới nói đạo đức và phẩm hạnh là nền tảng của tài năng khi nó được hình thành trên lý tưởng cao đẹp. Ngoài ra, tài năng mà không được rèn luyện, sử dụng sớm muộn cũng mai một đi.

Tài năng thì quan trọng nhưng phải có cái đức đi kèm thì đó mới được gọi là nhân tài. Chỉ khi con người rèn luyện được lương tâm trong sáng tốt đẹp thì mới có ích cho xã hội. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này rất khó để chúng ta thành công trong cuộc sống. Trong thực tế đạo đức quan trọng hơn tài năng. Tài năng không có thì còn có thể học tập rèn luyện nhưng không có đức thì sẽ trở thành những kẻ phá hoại nhân dân, phá hoại đất nước.

Bên cạnh đó, có những con người luôn luôn rèn luyện cho mình một nhân phẩm, ý thức đạo đức tốt đẹp cũng luôn trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Trường học sẽ là môi trường thích hợp nhất cho học sinh rèn luyện những đức tính siêng năng, nhân ái, nghị lực, yêu đồng bào, Tổ quốc và đoàn kết tương thân tương trợ... Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng.

Có thể khẳng định rằng giá trị của một con người bao gồm cả tài và đức. Đức và tài là một thể thống nhất có tác dụng nâng đỡ lẫn nhau để con người trở nên toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Theo lời của chủ tịch Hồ Chí Minh vị trí của đạo đức được coi là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đạo đức con người trở vô dụng.Đức là gốc, cái gốc vững vàng thì tài năng có điều kiện nảy nở đơm hoa kết trái, ngược lại, tài năng là biểu hiện sinh động cụ thể của đức càng tô thắm thêm cái đức.

Bác Hồ là tấm gương sáng về phẩm chất lẫn tài năng để chúng ta có thể noi theo. Với lời dạy trên Bác đã cho thế hệ trẻ lời khuyên rằng: Cuộc sống chỉ trở nên có ý nghĩa khi con người rèn luyện toàn diện về cả tài lẫn đức. Một nhân cách tốt đẹp, cao cả là sự tuyệt phối hài hòa giữa tài năng và phẩm hạnh... Lời dạy vừa là sự lý luận vừa có giá trị trong thực tiễn nên đã vạch ra phương hướng tu dưỡng là phải rèn luyện cả tài và đức để trở thành một con người toàn diện với phẩm chất cao đẹp và tài năng đáng ngưỡng mộ.

Dù rằng, giờ Bác đã đi xa nhưng lời răn dạy của Bác vẫn được vang vọng từ giờ đến mãi sau này.Thực hiện lời dạy của Bác ta phải ra sức trau dồi, rèn luyện và học hỏi. Để sau này có thể cống hiến tài năng sức lực của mình cho đất nước. Làm giàu, làm đẹp cho xã hội và Tổ Quốc.

Từ đó ta thấy được chỉ khi thật sự có đức thì mới có tài. Đức và tài là song phương luôn đi kề cạnh nhau để bổ trợ cho nhau. Nhân tài sẽ trở nên vô dụng nếu thiếu đi đạo đức, nhân phẩm, đức hạnh.

Viết bởi Nth Bảo Ngọc


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Tràng là dân xóm ngụ cư nghèo khổ đẩy xe bò thuê nhưng lại là người tốt bụng và lành tính. Cái đói...

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Có thể khẳng định rằng đoạn trích Trong lòng mẹ đã bộc lộ được hết sự chân thành đầy sâu...

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Đầu tiên “thương thân” là ta tự biết cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm bản thân mình. Tự quý trọng...

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách” là văn hóa truyền thống tốt đẹp, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn...

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nhớ về mảnh ký ức có bà là những buổi sáng mặt trời chưa kịp lên thì đã thấy bà nhóm một bếp...

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Câu chuyện Hai biển hồ đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.