Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám mang đậm chất người nông dân, minh chứng cho điều đó là những tác phẩm xuất sắc về đề tài người nông dân với nhiều số phận khác nhau. Nếu như Ngô Tất Tố có “Tắt đèn” với hình ảnh chị Dậu, Nguyễn Công Hoan có “Bước đường cùng” với hình ảnh của anh Pha, thì Nam Cao có một “Chí Phèo” đạt tới đỉnh cao của thành công trong khắc họa số phận người nông dân.

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Nam Cao giới thiệu Chí Phèo một cách đặc biệt thông qua tiếng chửi: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, rồi quay ra chửi cha thằng nào không chửi với hắn, đến cả người sinh ra mình cũng chửi. Hắn vừa đi vừa chửi, mặc kệ thiên hạ nói gì về hắn. Cả cái làng Vũ Đại ấy dường như không còn coi hắn là người trong làng đó nữa. Có lẽ những lời chửi của Chí là những lời giao tiếp của hắn với cuộc đời. Với việc sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp độc đáo, Nam Cao đã tái hiện lại hình ảnh của một con người sinh ra làm người nhưng bị cự tuyệt quyền làm người.

Chí Phèo khi được sinh ra đã là một đứa con hoang, bị bỏ rơi ở một cái lò gạch cũ.Nam Cao có viết như thế này: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ.” Hắn đi hết ở từ nhà này cho đến nhà khác. Có thể nói rằng từ khi sinh ra, Chí Phèo là một con số 0 tròn trĩnh: không cha mẹ, không nhà cửa, không người thân. Thời thanh niên, hắn làm tá điền cho nhà Lí Kiến, giờ là cụ Bá Kiến. Hắn luôn mơ ước rằng hắn sẽ trở thành một canh điền khỏe mạnh, một người nông dân lương thiện. Nhưng chỉ vì một cơn ghen bóng gió của Lí Kiến mà ước mơ ấy tan biến, Chí phải ngồi tù.

Bảy, tám năm sau Chí Phèo ra tù, hắn của bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Hắn thay đổi cả về nhân hình lẫn nhân tính: đầu thì trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, người thì xăm trổ rồng phượng, trông “đặc như thằng săng đá”. Hắn không còn khao khát làm người lương thiện như xưa đã từng, giờ hắn là một kẻ liều mạng, sẵn sàng làm những việc như: kêu làng, cào mặt ăn vạ, phá nát những mảnh đời lương thiện. Có lẽ thời gian Chí Phèo ngồi tù đã làm cho tâm hồn một người nông dân lương thiện ngày nào bị bào mòn, hay đúng hơn là định kiến xã hội đã bào mòn, mài dũa Chí Phèo, để rồi anh trở thành một kẻ nghiện rượu, thích phá xóm làng.

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Tưởng rằng Chí Phèo sẽ chìm mãi vào kiếp thú vật, rồi sẽ kết thúc cuộc đời bằng cách vùi mình ở một chốn nào đó xa lạ, nhưng với tài năng và đặc biệt hơn thảy là tình cảm, là trái tim nhân đạo của một nhà văn lớn, Nam Cao đã đưa Chí Phèo trở về với kiếp sống con người. Nam Cao đã tạo nên một cuộc hành trình để Chí Phèo thức tỉnh bản tính lương thiện mà hắn từng mong ước. Trong một lần hắn say, hắn vô tình gặp Nở - một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng. Lần say rượu đặc biệt ấy cùng với trận ốm thập tử nhất sinh đã khiến Chí Phèo có những biến đổi mạnh mẽ về cả tâm lí lẫn sinh lí. Thêm chút tình cảm chân thành, giản dị của Nở đã thắp lên ngọn lửa lương tri bên trong một con quái vật, làm sống lại bản chất lương thiện của Chí ngày nào. Ngày hôm sau, hắn tỉnh dậy, môi khô miệng đắng, chân tay uể oải, lòng mơ hồ buồn. Có lẽ, mọi giác quan trong hắn đã thức tỉnh. Đã lâu lắm rồi, hắn mới có thể được nghe lại những âm thanh dân dã: tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ về. Những âm thanh ấy làm cho hắn nhớ về những gì mà hắn đã từng ao ước: có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, nuôi một con lợn làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Khi tỉnh dậy, hắn thấy rằng mình già rồi mà vẫn cô độc, ốm đau, đói rét. Nhưng xem ra, cô độc đối với hắn còn đáng sợ hơn cả ốm đau và đói rét.

Đúng lúc đó, thị Nở mang một nồi cháo hành còn nóng nguyên vào cho Chí ăn. Hắn thấy ngạc nhiên, hết ngạc nhiên thì mắt hắn thấy ươn ướt. Sở dĩ vì đây là lần đầu hắn được người đàn bà cho, chứ trước đây hắn chưa từng được một ai cho gì cả. Bát cháo hành ấy tuy không có nhiều giá trị về vật chất, nhưng trên tất cả là tình yêu thương chân thành của thị dành cho hắn. Còn đối với Thị Nở, đây là bát cháo hành tình nguyện, bát cháo hành đem cho, đem tặng, bát cháo hành tình yêu, mở đầu cho hạnh phúc gia đình. Một mặt, bát cháo hành thể hiện tình cảm chan chứa nhân đạo của nhà văn. Mặt khác, nó cũng thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao. Nếu như ban đầu, người đàn bà xấu xí, quá lứa lỡ thì, lại dở hơi ấy chỉ khơi lại cái bản năng ở Chí Phèo thì sau đó điều kì diệu đã xảy ra: sự săn sóc đầy ân tình và yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện tiềm ẩn trong con người Chí Phèo. Bát cháo hành của Thị Nở là món quà quý giá nhất mà lần đầu tiên Chí cảm nhận được trong đời mình. Hắn ăn và nhận thấy rằng cháo hành rất ngon. Dường như bát cháo hành của thị đã khiến cho Chí ngỏ lời: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” Lời ngỏ ngọt ngào là thế, nhưng dường như nó là dự báo cho một điều gì đó không thành hiện thực.

Thị có về gặp bà cô để hỏi chuyện cưới anh Chí, nhưng bà cô nhất quyết không đồng ý. Con đường trở về làm người lương thiện của Chí mới chỉ nhen nhóm một chút đã bị dập tắt. Bà cô uất ức bảo phắt rằng lấy ai thì lấy chứ đừng lấy thằng Chí. Có lẽ vì dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là một con quỷ dữ, không tồn tại trong cái làng ấy, và bà cô cũng đi theo lối quen thuộc ấy. Hình ảnh bà cô là hình ảnh đại diện cho định kiến xã hội xưa, điều ấy đã tạo nên bi kịch cự tuyệt quyền được làm người. Thị chạy lên nhà Chí, trút hết lời bà cô nói lên đầu Chí. Hắn ngẩn mặt, không nói gì vì thất vọng, nhưng chưa hẳn là tuyệt vọng vì hắn vẫn ngửi thấy hương thơm của bát cháo hành. Chí ngẩn người ra vì cay đắng, chua xót trước một sự thật phũ phàng: mọi người đã cự tuyệt, không chấp nhận, dứt khoát không coi hắn là một con người. Hắn đuổi theo thị, như đuổi theo chút hy vọng cuối cùng còn sót lại, nhưng thị lại gạt tay ra, giống như dập tắt đi những gì mà Chí hy vọng. Từ phút ấy, Chí Phèo như thấm thía được bi kịch được sinh ra là người nhưng không có chút quyền lợi làm người. Thật lạ khi thấy một con người như Chí ôm mặt khóc rưng rức, khóc trong sự tuyệt vọng khi mất đi quyền làm người. Không còn cách nào khác, hắn lại tìm đến rượu. Nhưng hắn càng uống, hắn càng tỉnh ra, không còn ngửi thấy mùi rượu mà thoang thoảng đâu đó mùi cháo hành, càng thấu được nỗi đau vô tận của một kiếp người.

Nỗi đau càng thấu, hắn càng nhận ra được tội ác của kẻ đã cướp đi giấc mơ lương thiện mà hắn từng có bấy lâu, cướp đi cả linh hồn và thể xác của bản thân.Và thế là, Chí xách dao lên đường. Mới đầu, hắn định tìm đến nhà thị Nở để đâm chết cả nhà thị, nhưng hắn lại ngựa quen lối cũ nên tìm tới nhà Bá Kiến. Chí Phèo trợn mắt chỉ tay vào mặt Bá Kiến, tố cáo tội ác của tên cáo già, đòi quyền lương thiện, trả lại nhân hình, nhân tính cho Chí. Câu hỏi: “Ai cho tao lương thiện?”  là câu hỏi mang nặng nỗi phẫn uất sâu sắc từ trong con người Chí Phèo. Thế rồi, Chí đâm chết Bá Kiến, vừa đâm vừa la làng. Khi dân làng tới, hắn đã tự vẫn, mồm ngáp ngáp, muốn nói như không ra tiếng. Dường như việc Chí Phèo chọn cách tự vẫn là muốn thoát khỏi kiếp sống không được chấp nhận là người. Có thể nói, Chí Phèo chọn cách tự vẫn trước ngưỡng cửa làm người còn hơn việc phải sống kiếp sống thú vật.

Nhà văn Nam Cao rất thành công khi tái hiện lại hình tượng nhân vật Chí Phèo qua nghệ thuật xây dựng nhân vật và điển hình là nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật. Qua Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra một bi kịch đầy đau đớn: bị kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Đồng thời, tác giả cũng lên án tố cáo xã hội phong kiến xưa: xã hội ấy đã cướp đi những gì vốn thuộc về người nông dân và cả những gì người nông dân muốn có. Người đọc càng thấu hiểu hơn sự đồng cảm của nhà văn Nam Cao trước số phận của người nông dân thời phong kiến. Ngoài ra, tác phẩm còn đặt ra một vấn đề nhân sinh mang tính triết lí sâu sắc: làm thế nào để con người sống đúng nghĩa là người trong cái xã hội tàn bạo phi nhân tính đương thời.

Viết bởi Diệp Tư Viễn


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Tài năng thì quan trọng nhưng phải có cái đức đi kèm thì đó mới được gọi là nhân tài. Chỉ khi con...

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Tràng là dân xóm ngụ cư nghèo khổ đẩy xe bò thuê nhưng lại là người tốt bụng và lành tính. Cái đói...

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Có thể khẳng định rằng đoạn trích Trong lòng mẹ đã bộc lộ được hết sự chân thành đầy sâu...

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Đầu tiên “thương thân” là ta tự biết cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm bản thân mình. Tự quý trọng...

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách” là văn hóa truyền thống tốt đẹp, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn...

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nhớ về mảnh ký ức có bà là những buổi sáng mặt trời chưa kịp lên thì đã thấy bà nhóm một bếp...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.