Phân tích bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ Puskin
Tôi yêu em, được giới yêu văn chương cho rằng là kiệt tác, bản giao hưởng của một tình yêu nhiệt tình đầy trắc trở. Puskin là nhà thơ ám ảnh bởi chữ tình, trong đó “Tôi yêu em” là tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất, là bài thơ tình hay nhất, đậm đà ý vị nhất của Pu-skin, sáng tác năm 1829. Bài thơ đã được phổ nhạc thành ca khúc, được đánh giá là tác phẩm "hoàn hảo" nâng tầm vóc Pu-skim lên đài vinh quang thi ca Nga.
Như đã đề cập, “Tôi yêu em” là bài thơ tiêu biểu cho đề tài viết về tình yêu đôi lứa, đã nhắc đến tình yêu, không thể không nhắc đến những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của con người. Bởi tình yêu thể hiện rõ nhất, chân thực nhất bản chất bên trong của mỗi người. Đối với Puskin, sự giằng xé mâu thuẫn trong nội tâm khi yêu chính là cảm xúc đầu tiên và mãnh liệt nhất:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Mở đầu bằng câu nói đầy tính khẳng định – tôi yêu em, như bật ra từ tâm can của người viết, chân thành và cực kì mãnh liệt, như một chân lý không thể nào chối bỏ. Nhà thơ khẳng định tình yêu chân thành của mình, tình yêu đó gói gọn trong câu nói – “đến nay chừng có thể”, ý muốn nói tình yêu của ông vượt qua mọi định lý về thời gian, tồn tại vĩnh cửu và chỉ biết mất khi nhà thơ biến mất. Quả thật, ngay từ câu thơ đầu tiên, ta đã thấy một tình cảm rất đỗi mãnh mẽ và có phần mù quáng, không thể tàn phai:
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.
Nhà thơ ví tình yêu như ngọn lửa, bởi khi yêu, mấy ai còn giữ được tim mình thôi đừng đập mạnh, nó chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt nhất của thế giới này? Chẳng vì vậy mà Xuân Quỳnh từng viết:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Hay Xuân Diệu từng khẳng định:
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
Anh cho em, kèm với một lá thư.
Em không lấy, và tình anh đã mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.
Tình yêu có lẽ là ngôn ngữ chung của nhân loại và của cả mọi thời đại, vì vậy, những cảm xúc của nó luôn giao thoa nhau, dù là phương Đông hay phương Tây, tình yêu luôn cao thượng và đẹp đẽ. Bản thân nó không cần đến sự đền đáp hay hi sinh, tự nó đã là nét đẹp nhất của tình cảm con người. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ tập trung miêu tả cảm xúc của chính bản thân mình:
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Tâm trạng đớn đau giằng xé của người thi sĩ, trước mối tình tan vỡ, trước người con gái ông yêu sâu sắc mà không thể có được tình yêu của nàng, sự giằng xé giữa một bên là tình yêu tha thiết được hiến dâng cả tâm hồn cho người mình yêu, và một bên là mong muốn buông bỏ để người mình yêu không bận lòng. Tình cảm là thứ không thể gượng ép. Chúng ta không thể bắt buộc ai đó yêu mình nếu như bản thân họ không muốn. Chàng trai trong mối tình đơn phương kia cũng như vậy, anh không muốn cô gái vì anh mà phải bận lòng, suy nghĩ hay u buồn vì bất cứ điều gì nữa. Có thể thấy, đây là câu thơ thể hiện tình yêu cao quý đến mức cao thượng của nhân vật, ở nhân vật, lí trí chiếm phần thắng, dường như là một tiếng thở dài, cũng là tiếng lòng day dứt và đau đớn, ngỡ đã buông được, nhưng ta vẫn nghe được tiếng lòng đang vỡ nát. Anh sẵn sàng hi sinh tình yêu của mình để đổi lấy sự thanh thản trong tâm hồn của người anh yêu.
Khổ thơ thứ hai là những cảm xúc của tình yêu:
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Ở phương Đông, thi sĩ Xuân Quỳnh từng có những đúc kết:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Khi viết về tình yêu. Quả thật, tình yêu chứa đựng rất nhiều những cung bậc cảm xúc, khi nhẹ nhàng đằm thắm, khi mãnh mẽ đến điên cuồng, khi lại đau đớn như vỡ nát. Dù sao, tình yêu thì luôn luôn khó hiểu. Câu thơ “Tôi yêu em âm thầm không hy vọng/ Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen” người ta lại càng thấy rõ cái nội tâm đầy mâu thuẫn giằng xé, cái sự tuyệt vọng đến đau lòng của tác giả. Yêu sâu sắc đến vậy, thế nhưng nói với người không đặng, chỉ sợ người lại càng lánh xa ta, yêu đến mức chỉ dám lặng lẽ, “âm thầm không hy vọng”. Hai tính từ “rụt rè” – “ghen” đối nghịch nhau, nhưng đều là tình yêu. dẫu chỉ là tình đơn phương, nhưng có lẽ mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu, Puskin đã nếm trải chẳng sót một thứ nào. Diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi đa dạng nhưng rất đỗi bình thường. Mặc dù tình yêu của tôi là không hi vọng không âm thầm đơn phương nhưng nó vẫn mang đầy đủ sắc thái tâm trạng của một người đang yêu: muốn bày tỏ nhưng lại rụt rè, e ngại bị khước từ; thấy người mình yêu ở bên ai đó cũng ghen tuông, đau khổ.
Cho đến cuối cùng, dẫu đau khổ, nhân vật trữ tình vẫn lựa chọn quay về với tình yêu cao thượng của mình:
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Tình yêu của Puskin, hẳn không cần bàn đến nhiều, sự chân thành đã được thể hiện quá rõ ràng, song, tình yêu đó chỉ bộc lộ hết sự cao quý của nó ở câu thơ cuối cùng, Câu thơ cuối được coi là “điểm nhãn” của cả bài thơ, cũng như là “điểm nhãn” trong trái tim của nhân vật “tôi”. Một cách nói vừa thể hiện sự vị tha khi yêu vừa thể hiện sự thông minh và khéo léo trong cách thổ lộ tình cảm. Câu thơ vừa thể hiện sự vị tha, dâng hiến trong tình yêu, vừa ngầm khẳng định tình yêu của mình là không ai có thể sánh bằng. Đây chắc chắn là câu thơ hay nhất của bài, lại còn chứa chút gì trách móc, quả thật, tình yêu thì rất khó hiểu.
“Tôi yêu em” là một bài thơ tình đặc sắc của văn học thế giới, xứng đáng với danh từ tuyệt tác, đẹp đẽ và bi thương. Đây chắc chắn là một tác phẩm không thể bỏ qua khi nghiên cứu về văn học Nga.
Xem thêm:
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Truyện cười dân gian Lợn cưới áo mới - Ý nghĩa, bài học rút ra
Đằng sau tiếng cười sảng khoái, người ta buộc phải ngẫm nghĩ, phải học hỏi và thay đổi. “Lợn...
Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai
“Khăn thương nhớ ai” là bài thơ tiêu biểu cho đề tài tình yêu đôi lứa của ca dao, nỗi nhớ là cảm...
Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, gan góc, dũng cảm nhưng cũng có phần trẻ con của một cậu con...
Bài văn phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu hay nhất
Quả thực, bài thơ Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cách...
Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên
Dòng sông thơ mộng ấy đã có những vẻ đẹp đa chiều từ dòng chảy nơi thượng nguồn. Mang tính lưỡng...
Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Tây Tiến
Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có thể nói là một trong những bài thơ thành công nhất về đề...
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất