Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ
Tô Hoài, một cây bút chuyên về truyện ngắn. Với vốn từ, kiến thức phong phú của mình, các tác phẩm của ông như Dế Mèn phiêu lưu ký đã được độc giả đón nhận rộng rãi. Và trong đó, Vợ chồng A Phủ trích tập Truyện Tây Bắc cũng là một tác phẩm mang ảnh hưởng lớn. Truyện ngắn ra đời khi nhà văn có chuyến đi tới vùng núi Tây Bắc xa xôi làm nhiệm vụ, hơn nửa năm sống là làm việc, tiếp thu phong tục, văn hóa và hiểu nỗi lòng của nhân dân vùng rẻo cao. Vợ chồng A Phủ nói lên tiếng lòng, sự trỗi dậy đi tìm cuộc sống mới, một lòng hỗ trợ cách mạng của người dân lao động nơi đây, đồng thời tố cáo tội ác của cường quyền, thần quyền lạc hậu thông qua nhân vật Mị.
- Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo
- Ý nghĩa của tiếng sáo trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ
- Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự Tình 2
Mị, một cô gái xinh đẹp, tài năng, một bông hoa của núi rừng miền Tây xa xôi, rộng lớn. Một người con hiếu thảo với gia đình. Mị còn trẻ, con giỏi giang. “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Mị cũng có một tình yêu riêng trong đời, một thứ tình cảm làm con người ta yêu đời. Mị có một cuộc sống tự do không trói buộc. Mỗi khi đêm tình mùa xuân đến, Mị đi chơi theo tiếng sáo gọi bạn. Mị nhẩm thầm lời bài hát:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.”
Ấy vậy mà, thằng A Sử hay cả một hủ tục lạc hậu, cường quyền ác bá đã dập tắt cuộc đời của người con gái đầy khát vọng tự do và sức sống đó? Vào cái đêm mùa xuân đầy tiếng sáo, mị nghe tiếng gõ vách. Mị tưởng là tiếng hò hẹn của người yêu. Nào ngờ A Sử bắt Mị “đem về cúng trình ma” như một món hàng gạ đi nợ nần cho bố Mị.Tô Hoài đã khắc họa Mị với vẻ đầy ấn tượng và gây tò mò cho người đọc hay còn muốn nói đến cuộc đời đầy tối tăm phía trước của cô? Mị bao giờ cũng thế “Ai ở xa về, cũng nhìn thấy một cô con gái. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải,chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Mị như hòa lẫn vào mọi thứ xung quanh. Bông hoa rực rỡ của núi rừng đại ngàn nay chỉ còn là vật vô tri vô giác, như vô hình. Đó là thế giới riêng, là cuộc sống sau khi bị bắt về làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra.
Từ ấy, cuộc đời Mị như mất đi tia sáng.“Có đến hằng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Bởi Mị đâu muốn thế, Mị đã bảo với bố: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con hải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” rồi kia mà. Mị phải quay về, “quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở”. “Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à?...Không được, con ơi!”. Mị đâu thể làm thế, Mị phải sống, Mị không ăn lá ngón nữa. Mục đích bây giờ của Mị là phải trả hết nợ, khổ thế nào Mị cũng chịu được vì “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”. Dường như sức sống tiềm tàng, nỗi khát vọng được giải thoát của Mị đã dập tắt kể từ lúc quay về từ nhà bố. Mị không phải là người con bất hiếu, chữ hiếu bắt Mị phải sống để trả nợ. Món nợ từ đời bố Mị mượn để cưới mẹ Mị, nay mẹ Mị mất, Mị phải trả nợ. Mị sống nhưng với cái xác không hồn, lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”. Thế giới tưởng chừng như rộng lớn nay đột nhiên trở nên ngột ngạt, âm thầm biết bao, tù túng và thật đọa đầy. Đó là cái ác, cái tàn độc của cường quyền mà nhà thống lí Pá Tra đã “ban” cho Mị, cho những người dân vùng rẻo cao. Mị sống ở nhà thống lí không khác gì con trâu, con ngựa. “Con trâu, con ngựa làm còn có lúc,đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày. Cuộc sống cực nhọc, bị bóc lột đến kiệt cùng. Tô Hoài đã cho thấy thế giới của Mị tù túng thế nào, như “khung cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay”, mà Mị nghĩ mình cứ ngồi đấy trông ra đến cuối đời. Nhà văn đã gián tiếp tố cáo sự áp bức của bọn địa chủ miền núi. Mị cũng như một tầng lớp lao động miền núi bị hà hiếp, chà đạp tàn nhẫn. Đến nỗi, tinh thần phản kháng bị thui chột.
Nhưng những con người tưởng chừng như ngọn lửa tàn, chỉ cần một yếu tố tác động vào thì như được nhen nhóm trở lại. Tết đến, “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hóa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”. Thanh âm ấy đã gieo vào lòng Mị nguồn sống mới, trái tim Mị thổn thức bồi hồi. Lòng Mị như sống về ngày trước, tai cứ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. “Trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Đến góc nhà, đốt lên ngọn lửa, “xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Dường như Mị còn đang thắp lại ánh sáng cho cuộc đời mình. Đã có hi vọng, một sức sống đột ngột gieo vào lòng Mị. Mị quấn lại tóc, lấy chiếc váy hoa ở phía trong vách. Tiếng sáo là đòn bẩy, là hạt giống tươi tốt trỗi dậy trong trái tim khô cằn ấy. Dù bị trói lên cột, tóc cũng bị A Sử buộc lại để không nghiêng đi đâu được. Trong bóng tối, Mị như không biết mình đang bị trói. Trong đầu chỉ toàn là tiếng sáo rợn ngợp, “tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Bằng tất cả bút pháp, ngôn từ của mình, Tô Hoài đã làm bật sức sống tiềm tàng và không bao giờ mất đi của Mị. Chỉ cần một yếu tố nhỏ cũng đủ làm bừng trở lại khát vọng sống, khao khát tự do ở Mị. Tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc vì đã trân trọng, giữ gìn cái ước mơ được tồn tại, được tự do của nhân vật.
Rồi Mị gặp A Phủ trong một hoàn cảnh không thể đặc biệt hơn, con người đồng cảnh ngộ, con người đã giúp Mị tự quyết định cuộc đời mình một lần nữa. Vào những đêm mùa đông trên núi cao và dài, đầy lạnh lẽo ấy, Mị chỉ còn biết ở với ngọn lửa. “Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo”. “Mị lé mắt trông sáng, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Giọt nước mắt bất lực của người con trai gan góc kia làm Mị nhớ đến cuộc đời mình. Một cuộc đời bị người ta nói rằng: “Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài thì một đời con người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng”.Không, Mị sẽ không để cái ý nghĩ, cái định kiến ấy làm thay đổi cuộc đời mình. “Chúng nó thật độc ác, cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị có nên cứu người hay không, Mị có quyền không? Tiếng sáo đã mang Mị trở lại, lương tâm Mị bảo Mị phải cứu. Cứu A Phủ hay còn cứu cả chính mình trong đấy? Mị cắt dây, A Phủ “quật sức vùng lên, chạy”. “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất”. Đó chính là hệ quả tất yếu sau những giày vò từ thể xác đến tâm hồn của Mị. “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Từ lúc nghe tiếng sáo, Mị đã trải qua hành trình tìm lại chính mình và giải thoát cho cuộc đời tù túng khỏi sự trói buộc của bọn cường quyền, thần quyền lạc hậu nơi này. Đó là lời khẳng định cho một khát vọng sống, sẵn sàng đấu tranh tìm lại tự do của người dân miền núi.
Tóm lại, Mị là sự điển hình, là đại diện cho một tầng lớp bị đối xử bất công. Tô Hoài đã thấy khát vọng và giá trị của họ. Ông nâng niu và làm sự những ước mơ ấy trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết qua “Vợ chồng A Phủ”.
Viết bởi Thể Hồng
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Ý nghĩa của tiếng sáo trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ
Tiếng sáo là điểm nhấn cực kì ý nghĩa và mang tính trữ tình trong Vợ chồng A Phủ. Nếu thiếu tiếng...
Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo
Khi nhận được bát cháo, hắn rất ngạc nhiên. Rồi tự nhiên hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt....
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự Tình 2
Qua tác phầm Tự tình 2, bằng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật từ tương phản đảo ngữ, Hồ Xuân...
Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình
Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để cảm nhận được...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất