Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy

Nguyễn Duy là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Là một nhà thơ nổi tiếng và đi đầu trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Thơ văn của ông gần gũi với cuộc sống, mang hương vị thân thương, giản dị và đằm thắm. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy là tác phẩm Ánh trăng, tác phẩm rất đỗi gần gũi và giản dị. Ánh trăng gây nhiều xúc động bởi cách diễn tả bình dị, thủ thỉ tâm tình, giọng thơ trầm tĩnh.

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy

Bài thơ được chia thành hai đoạn thời gian. Là quá khứ của tác giả và thời gian hiện tại. Có thể nói dù là trước kia hay ở thời điểm hiện tại vầng trăng luôn đồng hành cùng tác giả.

"Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ"

Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ khi con nhỏ đến lúc trưởng. “Hồi” là một khoảng thời gian trong quá khứ được tác giả gợi nhớ. Đây cũng chính là dấu mốc thời gian riêng biệt “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”. “Sống với đồng”, “với sông” “với bể” đây là không gian sống được tác giả khắc họa. Một vùng quê thanh bình, yên ả gắn với đồng lúa, sông suối. Điệp từ “với” được lặp lại ba lần khẳng định sự gắn kết, chan hòa giữa vầng trăng và con người. Không chỉ thế qua hai câu thơ đầu đã cho ta thấy được một ký ức tuổi thơ tươi đẹp của tác giả gắn liền với vầng trăng. Tiếp theo là mốc thời gian khi tác giả trưởng thành “hồi chiến tranh ở rừng” đây là lúc ác liệt, gian nan cực khổ nơi rừng sâu nước độc. Tại nơi này trong những chuyến hành quân ánh trăng vẫn luôn soi sáng, luôn bầu bạn mà trở thành “tri kỉ”. Có thể thấy được vầng trăng đã gắn bó với tác giả từ khi ông còn nhỏ ở miền quê yên bình cho đến lúc trưởng thành xông ra tiền tuyến chống giặc. Ánh trăng ánh vẫn luôn đồng hành cùng tác giả. Vượt qua nhiều khoảnh khắc của cuộc đời.

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa”

Vầng trăng “trần trụi”,”hồn nhiên” mộc mạc giản dị. Mọi sự vui buồn sướng khổ đều gắn bó với ánh trăng. Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp một cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hoà vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. "Vầng trăng tình nghĩa" bởi trăng từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỷ. Trăng hiền hòa, dịu dàng như thế “ngỡ” là tưởng là sẽ mãi chẳng không quên được cái tình cái nghĩa. Nghĩ rằng mối quan hệ giữa người và trăng vẫn bền vững, gắn kết. Nhưng cho đến khi đất nước hòa bình, tác giả trở về thành phố thì mọi chuyện đã khác.

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Trước đây họ sống ở nơi đồng quê thanh vắng, vầng trăng là vật biểu tượng cho những tháng năm gian khổ. Khi chiến tranh, vầng trăng chứng kiến tình bạn, tình đồng chí được hình thành trên những gian nan, thách thức. Nhưng bây giờ, ở thời điểm hiện tại họ quay về thành phố. Bắt đầu một cuộc sống mới. Tại thành phố hoa lệ đông đúc nơi mà “ánh điện”, “cửa gương” đã thay thế cho ánh trăng đơn độc mộc mạc kia. Nơi thành thị nhộn nhịp đông đúc, người đi kẻ lại chẳng mấy ai còn quan tâm đến “vầng trăng” đang “đi qua ngõ”. Là chính họ đã quên hay lối sống nơi thành thị khiến họ không thể nhớ đến người bạn mà họ từng xem là tri âm tri kỷ? Cuộc sống sung túc, đủ đầy đã khiến cho tác giả dần lãng quên đi vầng trăng ấy. Bây giờ chỉ như “người dưng” bước qua nhau.

Phải đến khi cái ánh sáng nhân tạo đầy tiện nghi kia tạm thời tắt đi:

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

Thành phố xa hoa, nhộn nhịp đột ngột trở nên “tối om” thì vầng trăng mới một lần nữa hiện diện trong tâm trí tác giả. "Vầng trăng" xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,... tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Sự xuất hiện của ánh trăng giữa lòng thành phố được một dịp ảm đạm đã làm xáo trộn tâm hồn của nhà thơ.

Những kỷ niệm xưa cũ trong miền ký ức đột ngột sống dậy:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng, là bể

Như là sông, là rừng".

Nhà thơ đối diện với ánh trăng “ngửa mặt lên nhìn mặt” như là đối diện với một người bạn tuổi thơ. “Người” mà đã gắn bó trong suốt những năm tháng thơ bé và đầy ác liệt hồi ở rừng. Sự xúc động mãnh liệt không thể kiềm được “rưng rưng” nước mắt. Bao kỉ niệm đẹp một đời người ùa về, tâm hồn gắn bó, chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng xưa, với đồng, với bể, với sông, với rừng, với quê hương đất nước. "Vầng trăng" nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến đấu đầy gian lao thử thách.

Những suy tư, chiêm nghiệm về “vầng trăng nghĩa tình”:

"Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình..."

Trăng vẫn vậy, vẫn luôn thủy chung mặc cho bao người thay đổi. Trăng không trách móc, không hờn dỗi. Trăng chỉ “im phăng phắc” bao dung và độ lượng cho bao nhiêu “người vô tình” lãng quên đi. Nhưng cũng chính sự yên lặng đó là hồi chuông đánh thức lương tri. Cho ta thấy rằng mình sai ở đâu. Dưới cái hiền hòa, độ lượng ấy nhà thơ càng cảm thấy xấu hổ và tội lỗi biết bao. Cái giật mình ở cuối bài cho thấy sự hối lỗi, đã nhận ra những sai lầm của bản thân. Thật tinh tế và khéo léo, Nguyễn Duy đã sử dụng hình ảnh vầng trăng, cùng với quá trình nhận thức của nhân vật trữ tình để làm bật lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

Nhà thơ sử dụng cách nhân hóa hình ảnh “Vầng trăng” càng làm cho bài thơ thêm sinh động chân thực. Giọng điệu tâm tình tự nhiên, chân thành, hình ảnh giàu tính biểu tượng bài thơ như một lời nhắc nhở đến muôn thế hệ. Lời thơ kết hợp tự sự với trữ tình. Hình ảnh thơ bình dị, hàm súc, giàu sức gợi và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng tất cả đã tạo nên một bài thơ hay và giàu sức gợi cảm. Điều đặc biệt của bài thơ chính đoạn 1 và 2 khi nhà thơ chỉ viết hoa chữ đầu của đoạn thơ. Có thể thấy được tác giả đang tâm sự với độc giả những gì sâu kín trong lòng mình.

“Ánh trăng” như là một lời nhắc nhở đến chúng ta – những con người dễ dàng quên đi những thứ đã gắn bó trong những năm tháng gian khổ khi đạt được những thứ tốt hơn. Bài thơ còn mang những triết lí về lòng thủy chung khiến người đọc phải suy tư ngẫm nghĩ, nhìn lại chính bản thân mình để có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Viết bởi Nth Bảo Ngọc


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Cuộc gặp gỡ của Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại là một cuộc gặp mặt xưa nay chưa từng...

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao

Nhà văn Nam Cao rất thành công khi tái hiện lại hình tượng nhân vật Chí Phèo qua nghệ thuật xây dựng...

Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Tài năng thì quan trọng nhưng phải có cái đức đi kèm thì đó mới được gọi là nhân tài. Chỉ khi con...

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Tràng là dân xóm ngụ cư nghèo khổ đẩy xe bò thuê nhưng lại là người tốt bụng và lành tính. Cái đói...

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Có thể khẳng định rằng đoạn trích Trong lòng mẹ đã bộc lộ được hết sự chân thành đầy sâu...

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Đầu tiên “thương thân” là ta tự biết cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm bản thân mình. Tự quý trọng...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.