Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Trong giai đoạn lên ngôi của nền văn học hiện thực phê phán những năm 1930-1945, ta không thể không nhắc tới những nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,... cùng với những tác giả nổi bật đó thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học lúc bấy giờ. Làm nên tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố và cũng là một trong các tác phẩm nổi trội nhất của ông có thể nhắc đến tác phẩm “Tắt đèn” – một tác phẩm được Ngô Tất Tố đưa vào hình ảnh người phụ nữ phải chịu nhiều sự áp bức. Và ta sẽ không thể nào quên được hình ảnh chị Dậu được tác giả xây dựng một cách chân thực nhất, một người phụ nữ có tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần, cảm xúc của chị Dậu và cũng như là của phụ nữ Việt Nam.
- Tắt đèn - ngòi bút lách sâu vào hiện thực mục nát
- Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao
- Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
Nhân vật chị Dậu được tác giả xây dựng lên bằng hình tượng người phụ nữ đã luôn hết lòng vì chồng con, một người phụ nữ với dáng vẻ mạnh mẽ, có sự phản kháng chống lại những thế lực đã luôn chèn ép nông dân thời bấy giờ. Không những thế ta còn cảm nhận được sự đảm đang, nhân hậu và sự nhẫn nhịn đến tột cùng qua từng con chữ mang tính giàu biểu cảm. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Và có lẽ vì thế, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã được xem là một trong những đoạn văn đắt giá nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”
Bối cảnh mở đầu của đoạn trích là một không khí căng thẳng và ngột ngạt bao trùm lấy một làng quê trong những ngày sưu thuế. Bọn cường hào, lí chủ đi thúc giục sưu thuế cho chúng. Nhưng nhà chị Dậu lại là gia đình thuộc diện khó khăn nhất nhì trong làng, anh Dậu mặc dù đang ốm nhưng vẫn bị bọn chúng bắt trói và đánh đập dã man. Bởi lẽ đó mà chị Dậu phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu, không chỉ bán đi đàn chó mẹ, chó con mà chị còn phải cắn răng mà bán đi cả đứa con gái lớn hiếu thảo của mình.
Tưởng chừng đã ổn nhưng lại không ngờ đến, đám cường hào độc ác đó lại đòi hỏi điều vô lý hơn đó là bắt buộc chị phải nộp thêm thuế đinh của người em trai chồng đã mất từ năm ngoái. Chị ấm ức lắm nhưng cũng nhịn nhục. Anh Dậu thì được thả ra sau những trận đánh nhừ tử, đón chồng về trong tình trạng đau yếu như một cái xác không hồn, chị xót lắm. May thay có hàng xóm tốt bụng cho ít gạo, chị Dậu phải nấu nồi cháo loãng cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt tới quạt lui cho cháo nguội rồi ân cần cho chồng ăn, thậm chí chị còn ngồi kế bên để coi xem chồng ăn có ngon miệng hay không.
Trong hoàn cảnh này cho thấy chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, luôn ân cần, dịu dàng và hết lòng yêu thương chồng. Và trong quãng thời gian này, chị Dậu đã phải cực khổ bao nhiêu khi anh Dậu bị bắt, bỗng trở thành trụ cột của gia đình, chị phải vất vả chạy ngược chạy xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng, thậm chí còn ngậm đắng nuốt cay mà bán đi đứa con gái lớn của bản thân. Dù biết là tàn nhẫn, nhưng chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Qua hình ảnh chị Dậu, ta có thể thấy hình tượng của người phụ nữ Việt Nam đương thời đã phải trải qua bao nhiêu lần nhịn nhục, phải hy sinh nhiều thứ và cũng như có các phẩm hạnh đáng quý, đáng trân trọng.
Không những thế, khi anh Dậu vừa bưng bát cháo lên, thì đám tay sai kia lại đến bắt anh đi. Chị Dậu vì lo lắng chồng mình không thể chịu đựng được thêm bất kỳ đòn roi nào nữa, chị Dậu chỉ có thể cầu xin, lời lẽ chứa sự nhịn nhục, đầy hèn mọn mà nài nỉ. Sử dụng một cách xưng hô đầy sự khiêm nhường là ”ông” với “con”, chị đã cố hết sức để tỏ thái độ cúi nhường, hạ thấp sự tự tôn vốn có của một con người. Hoàn cảnh bây giờ, chị chỉ biết rằng phải bảo vệ được gia đình và người chồng ốm yếu của mình, không còn tâm tư nào để suy nghĩ đến việc khác. Nhưng bọn tay sai tàn ác không thôi, được nước lấn tới, trước những lời van xin thảm thiết thì tên cai lệ không có lấy một chút động lòng thương mà còn chửi mắng chị thậm tệ. Cảm thấy không ổn, chị ngừng van xin và đã cảnh cáo: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Câu nói đầy cứng rắn, một lời cảnh cáo có đủ tình đủ lí, chứa đầy sự đanh thép nhưng vẫn không thể dừng được ý định độc ác của tên cai lệ. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ lạ kỳ.
Tên cai lệ lại tiếp tục phớt lờ lời nói của chị mà nhảy bổ vào anh Dậu. Thấy thế, sự nhẫn nhịn trong chị đã đạt đến giới hạn, sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả, chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Rồi chị túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, còn lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm. Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm.
Đoạn văn này thể hiện rõ nét nhất sự nhẫn nhịn, căm thù của chị bấy lâu nay. Sức sống mạnh mẽ bấy lâu tiềm tàng đang trỗi dậy trong chị. Nhún nhường nhưng cứ mãi bị đàn áp khiến chị đã phản kháng quyết liệt, vượt lên những thứ phép tắc quy cũ tầm thường để bảo vệ người thân. Điều này cho ta thấy, trong cuộc sống tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh. Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động phản kháng này của chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn" bởi lẽ đã thể hiện được sự đấu tranh đầy ngoan cường của chị Dậu, cho thấy được hình ảnh chân thực nhất của người nông dân ngày xưa nói chung và phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ nói riêng. Nhân vật chị Dậu đã được nhà văn Ngô Tất Tố miêu tả là một người phụ nữ mộc mạc, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, trái lại chị còn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Thông qua đó, nhà văn còn cho ta cảm nhận được một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.
Viết bởi Khủng Long
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương
Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã...
Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy là tác phẩm Ánh trăng, tác phẩm rất đỗi gần gũi...
Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù
Cuộc gặp gỡ của Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại là một cuộc gặp mặt xưa nay chưa từng...
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao
Nhà văn Nam Cao rất thành công khi tái hiện lại hình tượng nhân vật Chí Phèo qua nghệ thuật xây dựng...
Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”
Tài năng thì quan trọng nhưng phải có cái đức đi kèm thì đó mới được gọi là nhân tài. Chỉ khi con...
Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt
Tràng là dân xóm ngụ cư nghèo khổ đẩy xe bò thuê nhưng lại là người tốt bụng và lành tính. Cái đói...
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất