Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Tháng chín tại Liên Xô khá lạnh, ngồi trong phòng nhìn ra ô cửa sổ, tuyết vẫn còn rơi. Tôi đi lại gần lò sưởi, hơi ấm từ ngọn lửa tỏa ra khiến tôi chợt nhớ về một bếp lửa nhỏ luôn chờn vờn trong sương sớm. Bỗng những ký ức của thời thơ ấu trở về như một thước phim quay chậm. Hình ảnh người bà ngày đêm tần tảo chăm sóc và nuôi lớn tôi từng ngày dần hiện rõ nét hơn bao giờ hết. À, nói đến đây chắc mọi người biết tôi là ai rồi, tôi là đứa cháu bé nhỏ trong tác phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt đây, hiện tại tôi đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài, hôm nay tôi bỗng nhớ về một tuổi thơ khó khăn, một cảm xúc gì đó không nói được bằng lời về người bà của mình.

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nhớ về mảnh ký ức có bà là những buổi sáng mặt trời chưa kịp lên thì đã thấy bà nhóm một bếp lửa cho một ngày mới, là một bếp lửa được bà nhen nhóm bằng cả tình yêu thương của mình, trong đó có chứa đựng sự kiên nhẫn, một hình ảnh bình dị nhưng lại luôn khắc sâu trong lòng tôi. Tuổi thơ của tôi vốn đã luôn gắn bó với bà, với bếp lửa nhỏ có sự cần cù, chịu khó và giàu đức tính hy sinh của bà. Và vì thế khi lên bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói. Tuy nhiên, đó cũng là quãng thời gian tối tăm nhất trong cuộc đời mà tôi sẽ chẳng thể nào quên được. Đấy là vào năm một nghìn chín trăm bốn mươi lăm, có một nạn đói khủng khiếp trên toàn nước Việt Nam, đây chính là một bóng đen vô tận bao trùm lên cuộc sống con người. Cái đói và tiếng khóc thương len lỏi vào từng ngóc ngách của mỗi một gia đình trên đất nước và gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Bởi vì lẽ đó mà bố tôi phải làm thêm việc là đi đánh xe, đói đến nỗi con người còn không có cái ăn thì nói chi đến những con thú, cho nên bạn đồng hành của bố tôi là con ngựa cũng ốm khô rạc cả người. Một mảnh ký ức tôi muốn lãng quên đi, một mảnh tuổi thơ tôi chẳng nhớ gì ngoài những ngọn khói hun nhèm mắt tôi. Chẳng hay là khói bếp của bà hay những làn khói của bom đạn, của những đống tro tàn còn sót lại bởi những người đã qua đời vì nạn đói. Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay, nỗi sợ vẫn còn hiện hữu trong tâm trí tôi.

Ký ức tuổi thơ của tôi chính là tám năm ròng rã cùng bà nhóm lửa, là tiếng kêu của tu hú trên những cánh đồng quê vào mùa hè. Khi tiếng tu hú kêu, không biết bà có còn nhớ hay không, nhưng tôi lại nhớ rất rõ, nhớ về những lần gối đầu lên chân bà để nghe bà kể những câu chuyện khi bà còn ở Huế. Tiếng tu hú trong ký ức của tôi mang theo cảm giác tha thiết và khắc khoải đến lạ. Khiến nỗi nhớ của tôi về bà ngày càng to lớn, những kỷ niệm về bà ngày càng trở nên tươi đẹp hơn bao giờ hết. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng khốc liệt, bố mẹ tôi nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, cả hai người cùng nhau theo cách mạng kháng chiến. Bởi lẽ đó tôi lại được bà bảo bọc và nuôi lớn trong quãng thời gian tiếp theo của tuổi thơ. Tôi ở cùng bà, bà bảo tôi nghe những chuyện tốt nên làm, bà dạy tôi học từng con chữ mà bà biết, bà chăm tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ. Bà không chỉ đơn giản là một người bà, mà còn là một người bố, người mẹ, người thầy và cũng là một người bạn. Cuộc sống của bà có nhiều sự khó nhọc, vất vả cả một đời vì con cháu, trước đó là nuôi dạy bố tôi nên người, bây giờ lại tiếp tục che chở và dạy bảo tôi. Bà trong tâm tôi chính là một người phụ nữ tần tảo vì gia đình, chịu khó cực nhọc mà không một lời oán than.

Chiến tranh vẫn chưa kết thúc, tiếng bom đạn vẫn còn inh ỏi khắp nơi. Vào một năm nọ đám giặc tàn ác đã đốt cháy cả ngôi làng mà bà cháu tôi ở. Khiến cho những người dân vô tội vốn đã khổ vì nghèo đói lại càng thêm lam lũ hơn rất nhiều. Ấy vậy mà bà vẫn chở che tôi an toàn đi qua khó khăn đó, khi trở về bà nắm chặt tay tôi. Cảnh tình trước mắt chúng tôi vô cùng hoang tàn, là một đổ nát chẳng còn lại gì. Cũng may có hàng xóm tốt, giúp bà dựng lại túp lều tranh để ở tạm. Cũng vào đêm hôm đó, khi bà thấy tôi đang viết một lá thư gửi cho bố, bà vẫn vững lòng dặn đinh ninh tôi rằng: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có viết thư thì chớ kể này kể nọ khiến bố bây lo lắng. Cứ bảo là nhà vẫn được bình yên!”

Khi đó tôi đã luôn thắc mắc, tại sao bà lại cam chịu đến vậy, không một lời oán trách, không một lời than vãn. Đến giờ mới hiểu, hóa ra là vì bà muốn bố tôi yên tâm công tác, bà muốn tổ quốc nhanh chóng được độc lập và tự do. Nước mắt chợt lăn dài trên má mà tôi lại chẳng hiểu vì sao, có lẽ là sự kính trọng của tôi dành cho bà bỗng trở nên to lớn hơn rất nhiều. Nghĩ lại thì dù là sáng sớm hay chiều tối muộn, bà vẫn nhen nhóm một bếp lửa, có một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng về một tương lai tốt đẹp hơn, về tấm lòng của bà luôn dành cho đất nước.

Bà đã trải qua bao lần dầm mưa dãi nắng, cuộc đời phải chiều nhiều sự vất vả. Bà đã luôn tần tảo lo toan vì con cháu, đảm đang và giàu đức hy sinh. Bà vẫn luôn giữ thói quen dậy sớm, đã mấy chục năm rồi đến tận bây giờ. Vẫn luôn dậy sớm để nhóm một bếp lửa nhỏ, một bếp lửa được bà nhóm bằng tất cả tình yêu thương mình có. Bếp lửa ấy chứa đựng bao niềm yêu thương. Là những củ sắn củ khoai bà lấm lem đào được cho tôi, ngọt bùi đến lạ. Là nồi xôi gạo tuy ít nhưng lại đong đầy tình làng nghĩa xóm khi được bà chia sẻ cho mọi người trong làng. Bếp lửa của bà sao mà thiêng liêng và kỳ lạ đến thế, có thể nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ, chính tôi đã sống với nó cả một quãng thời gian dài cũng không thể hiểu hết được. Sau này tôi đã trưởng thành hơn, có con đường riêng của mình nên tôi bắt buộc phải đi xa, xa ngọn lửa ấm áp của bà, xa người bà yêu dấu của bản thân. Nơi chân trời mới của tôi không chỉ còn ngọn khói từ bếp lửa của bà, còn có ngọn khói từ trăm con tàu trên biển, có triệu niềm vui ở khắp mọi nơi. Tuy vậy, bản thân tôi vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”

Qua những mảnh ký ức của tuổi thơ, tôi cảm thấy bản thân thật may mắn khi có một người bà như vậy. Dù bây giờ tôi đã ở xa bà hàng nghìn ki-lô-mét, nhưng trong lòng thì luôn nhớ đến bà, luôn kính trọng và yêu thương bà và cũng là nhớ về một quê hương thân yêu. Tôi muốn gửi vài lời nhắn nhủ đến các bạn, cho dù là ở đâu hay bất kỳ quãng thời gian nào đi nữa, thì gia đình, người thân của chúng ta sẽ luôn muốn ta hạnh phúc, có một cuộc sống an nhiên và sẽ luôn bảo bọc yêu thương ta. Chỉ mong các bạn sẽ trân trọng những khoảnh khắc vô cùng đáng quý khi ở bên gia đình, để sau này sẽ chẳng có hối hận gì, cũng sẽ không như tôi, lúc muốn ôm bà vào lòng nhất lại chẳng thể làm được…

Viết bởi Khủng Long


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Câu chuyện Hai biển hồ đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng...

Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Sách “mở ra” trước mắt con người “những chân trời mới”, có nghĩa là “sách” là một cánh cửa...

Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”

Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”

Học đi cùng với hành là sự kết hợp thống nhất, bổ trợ cho nhau về mọi mặt. Làm cho cái ta học...

Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ

Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ

Ánh đèn của đoàn tàu xua đi màn đêm bao phủ con người, thay cho những ngọn đèn le lói. Phải chăng đó...

Phân tích hình tượng nhân vật Thị trong Vợ nhặt

Phân tích hình tượng nhân vật Thị trong Vợ nhặt

Nhân vật Thị không chỉ đại diện cho một lớp người, cho những sức sống mãnh liệt, khao khát sống...

Phân tích hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Phân tích hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Tâm trạng của Liên được thể hiện qua nhiều giai đoạn nhưng có lẽ bức tranh phố huyện lúc chiều...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.