Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Nguyên Hồng (1918 - 1982) quê ở Nam Định. Ông là nhà văn của những con người cùng khổ. Văn xuôi của ông giàu cảm xúc đầy chất trữ tình, lối hành văn không cầu kỳ mà giản dị chân thành. Nguyên Hồng là một người đa tài, ông viết nhiều thể loại như tiểu thuyết, thơ hay hồi ký... Những tác phẩm đã đánh dấu tên tuổi của ông trong làng văn học Việt Nam là Bỉ Vỏ (1938), Những ngày thơ ấu (1948), Trời xanh (1960), Núi rừng Yên Thế,... Trong đó tác phẩm “Những ngày thơ ấu” được đánh giá là có cảm xúc chân thật nhất. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”- chương IV của tập Hồi ký, đã được miêu tả một cách sinh động “những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” (Thạch Lam) đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc những cảm xúc, tình cảm thiêng liêng của bé Hồng.

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” là hồi ký kể lại cuộc sống của cậu bé Hồng hay cũng chính là tác giả. Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cường và không hề có tình yêu. Đó cũng chính là nấm mồ chôn sống hai con người. Mà đáng thương nhất vẫn là người phụ nữ. Đến cuối cùng người cha vì chìm đắm trong men say và thuốc phiện mà mất sớm. Người mẹ vì tù túng phải đi tha phương cầu thực ở tâm Thanh Hóa để chú bé Hồng sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của bà cô. Lẽ vì thế mà em thương mẹ vô cùng, thương cho cái sự khốn khổ, vật lộn với miệng lưỡi thế gian. Dù có nghe bao nhiêu lời xấu xa không hay về mẹ nhưng em vẫn giữ vững một niềm yêu thương và sự hạnh phúc khi gặp mẹ đi làm về.

Trong chương IV này tác giả đã thể hiện tình yêu, tình thương sâu sắc đối với người mẹ tần tảo hiền nhưng lại phải chịu một cuộc đời bất hạnh qua tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bà cô. Cũng chính hình ảnh ghẻ lạnh và cay nghiệt của bà cô lại càng làm nổi bật tình cảm thương xót, yêu quý của em dành cho mẹ.

Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bà cô được miêu tả một cách sinh động. Lúc đầu em đã định nghe theo lời của bà cô trong lòng cũng rất vui sướng nhưng khi nhìn thấy nét mặt “khi cười rất kịch” dường như em đã nhận thấy ý nghĩa mỉa mai cay độc trong lời nói. Nhìn sự giả dối bà cô, em chọn cách im lặng “cúi đầu không đáp” lại một lần nữa em chọn cách im lặng khi bà cô hối hả em vào Thanh Hóa tìm mẹ. Bà ta cũng không quên lời ra tiếng vào rằng mẹ “phát tài lắm. Không thể để tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của mình bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến, bé Hồng đã trả lời: Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào Mợ cháu cũng về. Bà cô giọng ngọt lại tiếp tục hỏi bé Hồng sao lại không vào, vào để sắm sửa và thăm “em bé” chứ. Tiếng em bé ngân dài như muốn nuốt lấy em. Đúng như mỉa mai của bà cô. Câu nói đó đã “xoắn chặt lấy tâm can” của em. Đó là cách mà hàng ngày bà cô vẫn luôn làm, gieo rắc vào trong đầu óc những điều xấu xa về mẹ, luôn muốn em khinh miệt và rời bỏ người mẹ của mình. Hai hành nước mắt em lăn dài, em đau lắm, em buồn lắm, em cũng hận nhưng không phải vì mẹ đã có con riêng mà em hận cái hủ tục cổ hủ, “thành kiến ác ma” này đã dồn mẹ em vào ngõ hẹp. Chính nó đã chia cách anh em của họ, khiến cho mẹ “sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu của nó”. Càng yêu mẹ em càng căm thù cái xã hội tàn nhẫn, căm ghét sự cay độc, khinh thường của bà cô dành cho mẹ em. “Tiếng cười lăn dài trong tiếng khóc” đó là sự bất lực, uất ức cùng cực của em. Lòng căm ghét cao độ, mãnh liệt ấy đã được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể, cùng với nhịp văn gấp gáp, dồn dập “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.

Cuối chương hồi ký, em đã có cơ hội gặp lại mẹ mình. Những cảm xúc đã được tác giả diễn đạt cụ thể và sinh động.Buổi chiều tan học em đã bắt gặp được hình ảnh mẹ mình trên chiếc xe đang gập ghềnh đi qua “chợt thoáng thấy một bóng người trên xe kéo giống mẹ” và em “liền đuổi theo, gọi rối rít”. Nhưng nếu đó không khai mẹ em thì sao, em sẽ lại là trò cười của đám bạn và sẽ lại bị nhục mạ. Đó là lúc mà em đã đấu tranh tư tưởng khốc liệt. “Cái lầm đó không những làm cho tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Nghệ thuật so sánh ví von này đã diễn tả được khát vọng tình mẹ con của bé Hồng như cách mà một người đi lạc trên sa mạc hoa mắt thấy dòng nước xanh mát giữa biển cát không người. “Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi” và “ríu cả chân lại” vì em đã cuốn cuồn chạy đuổi theo chiếc xe mẹ ngồi. Từ hành động đó cho thấy nỗi vui sướng khi được gặp lại người mẹ thân yêu. Khi mẹ em đưa tay lên xoa đầu em “òa lên khóc rồi cứ thế nức nở” đó sự hạnh phúc vỡ òa, là bao nhiêu uất ức, tủi nhục mà em và mẹ đã chịu đựng bấy lâu nay.

Tác giả cũng miêu tả cảm giác của em khi được nhào vào lòng mẹ. “Đầu ngả vào cánh tay mẹ ". Em còn cảm nhận được cả mùi quần áo quen thuộc của mẹ và “những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra(...) thơm tho lạ thường” đó là những cảm giác mà đã hơn một năm nay em chưa được cảm nhận. Vừa quen thuộc vừa lạ lẫm. Trong lúc say sưa, vui vẻ, hạnh phúc ấy những lời nói cay độc của bà cô em đã không còn nhớ gì cả. Ngay bây giờ, tại thời điểm này tâm trí của em chỉ còn là sự vui sướng, hạnh phúc bất tận khi được nằm trong lòng mẹ. Đó là hạnh phúc nhất của cuộc đời em.

Vậy là, dù có độc địa, cay nghiệt đến đâu. Bà cô vẫn không thể chia rẽ tình cảm thiêng liêng giữa em và người mẹ. “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lần và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Tâm địa ranh ma của bà cô chỉ càng cho em khơi dậy sự yêu thương, thương xót mẹ cũng như càng thêm căm hờn những người kẻ đối xử tệ bạc với mẹ mình. Có thể khẳng định rằng đoạn trích Trong lòng mẹ đã bộc lộ được hết sự chân thành đầy sâu sắc bất diệt của tình mẫu tử cao quý. Tình cảm thiêng liêng này không một ai hay thế lực nào tàn phá được.

Viết bởi Nth Bảo Ngọc


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Đầu tiên “thương thân” là ta tự biết cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm bản thân mình. Tự quý trọng...

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách” là văn hóa truyền thống tốt đẹp, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn...

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nhớ về mảnh ký ức có bà là những buổi sáng mặt trời chưa kịp lên thì đã thấy bà nhóm một bếp...

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Câu chuyện Hai biển hồ đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng...

Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Sách “mở ra” trước mắt con người “những chân trời mới”, có nghĩa là “sách” là một cánh cửa...

Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”

Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”

Học đi cùng với hành là sự kết hợp thống nhất, bổ trợ cho nhau về mọi mặt. Làm cho cái ta học...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.