Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Chí Phèo “Ngất ngưởng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé, bị huỷ hoại từ nhân tính đến nhân hình.” Xuyên suốt tác phẩm, người ta chỉ thấy một cảnh tượng rạch mặt ăn vạ, suốt ngày say xỉn. Cứ tưởng thế đã là cùng, Nam Cao lại còn bất ngờ đưa tay, lia ngòi bút một lần cuối bằng cách cho Chí vung dao chém vào người Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chính điều đó đôi lúc khiến ta giật mình và tự hỏi: “Đâu là nhân đạo?” Phải chăng, chi tiết bát cháo hành của Thị Nở chính là điểm sáng cho cuộc hành trình đi tìm cái lương tri cho nhân vật Chí, tạo cơ hội cho hắn trở về với bản chất của một người lương thiện.

Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Toàn bộ câu chuyện Chí Phèo là một sức căng. Nam Cao đã đưa người đọc vào một thế giới mà nơi đó chỉ có tiếng chửi của Chí mà không ai đáp lại. Bởi những lần rạch mặt ăn vạ, triền miên trong cơn say làm đổ biết bao nhiêu máu và nước mắt của người dân vô tội. Thế mà từ khi Chí gặp Thị, hắn dường như trở thành một con người khác. Thị sẽ là cầu nối của hắn trên con đường đến bên bờ của sự lương thiện. “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?” Nhớ lại trước kia, Chí cũng từng là người dân hiền lành như bao người khác. Chí từng ước mơ có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải và nuôi vài con lợn. Một cuộc sống giản dị biết bao. Thế mà chính sự ghen tuông vô cớ của Bá Kiến và xã hội vô nhân tính lúc bấy giờ đã đẩy Chí vào tù, chèn ép khiến hắn bị tha hóa từ nhân hình lẫn nhân tính. Nhưng giờ đây khi đã nhận được bát cháo hành của Thị, hắn thèm trở lại làm người lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người. Bát cháo vừa là liều thuốc trị bệnh vừa trị độc cho tâm hồn hắn. Nó vừa giúp hắn thoát khỏi trận ốm thập tử nhất sinh vừa khơi dậy bản chất hiền lành vốn có của Chí. Chính tình cảm chân thành của Thị, một thứ tình người đầy nhân nghĩa đã cảm hóa được lòng Chí. Một thứ tình giản dị, dịu dàng mà đầy ắp ân tình.

Khi nhận được bát cháo, hắn rất ngạc nhiên. Rồi tự nhiên hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Vì trước giờ đâu ai tự nhiên cho hắn cái gì. Lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Bởi đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Ăn năn về những tội ác mà mình đã gây ra. Bỗng nhiên Chí nhớ lại quá khứ ngày xưa, khi “bà ba”, cái con quỷ hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa. Hắn thấy nhục chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Chí có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù?

Đồng thời, khi ăn bát cháo hành, hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Rồi Thị múc thêm cháo cho hắn, giục hắn ăn. Hành động chăm sóc đầy tình cảm yêu thương ấy của Thị đã khiến Chí thấy “ăn năn”, “thấy lòng trẻ con” và “muốn làm nũng với thị như với mẹ”. Lúc này, hắn hiền lành đến khó tin. Cái “bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi”đã trỗi dậy mạnh mẽ, Chí Phèo đã sống đúng với con người thật của mình, trở lại nguyên tính của anh canh điền ngày xưa.

Từ xúc động, ăn năn, hồi tỉnh, Chí mong muốn được trở lại làm người, làm một người dân hiền lành, lương thiện ở làng Vũ Đại: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!... Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”.

Cùng với mong ước cháy bỏng được làm người lương thiện, Chí khao khát hạnh phúc và một mái ấm gia đình. Hắn nói với Thị Nở “giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ - “cứ thế này” là thế nào? Là cứ được ăn cháo hành, được sống bên cạnh Thị Nở, được thị quan tâm, chăm sóc, yêu thương, được làm nũng với Thị…thì còn sung sướng, hạnh phúc nào bằng.

Qua chi tiết bát cháo hành đã cho chúng ta thấy được tình người giữa một xã hội vô nhân tính. Chính tình người ấy đã làm sống dậy một con người đang bị tha hóa, thức tỉnh Chí trở thành một người đúng với bản chất thực của chính mình. Đồng thời, làm nổi bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm, làm cho người gần người hơn.

Thông qua sự hồi sinh của Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định sức sống bất diệt của “thiên lương”. Lương thiện, khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con người, không thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Ngay cả khi con người bị tha hóa, bị đẩy vào con đường lưu manh thì cái bản tính ấy chỉ tạm thời chìm xuống chứ không biến mất, nó giống như ngọn lửa vẫn đang âm thầm cháy dưới lớp tro tàn nguội lạnh để đến khi gặp trận gió của tình yêu thương thổi tới sẽ bùng cháy một cách mãnh liệt. Để từ đó, nhà văn kêu gọi chúng ta hãy tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp của mỗi người, hãy cùng nhau xây đắp phần “người” trong mỗi cá nhân ngày càng bền vững và mạnh mẽ.

Viết bởi Đặng Vũ Quỳnh Như


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự Tình 2

Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự Tình 2

Qua tác phầm Tự tình 2, bằng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật từ tương phản đảo ngữ, Hồ Xuân...

Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để cảm nhận được...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng

Ý nghĩa câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng

Hình ảnh chú cuội đã vô cùng quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, song không phải ai cũng...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.