Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Nói về ý nghĩa của văn học, M.Gorki từng nhận định thế này: “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Và trong vô số các phẩm mang giá trị tương tự, Vợ Nhặt không thể không có mặt. Nhưng với cái nhìn khác biệt của mình, nhà văn Kim Lân đã viết nên một cái nhìn hoàn toàn khác về cuộc đời những người dân nghèo vào nạn đói năm 1945. Tất cả đều được cô đọng lại vào nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt. Một nhân vật điển hình nhưng không vì thế mà rập khuôn, không khác biệt.

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Tràng là dân xóm ngụ cư nghèo khổ đẩy xe bò thuê nhưng lại là người tốt bụng và lành tính. Cái đói đã tác động sâu sắc đến con người ta từ ngoại hình đến tính cách. Nhưng Tràng là ngoại lệ, phải chăng đó là một điều đặc biệt, nét riêng biệt của Tràng mà Kim Lân mượn để làm bật lên một thứ gì đó? Tràng là con người nghèo có ngoại hình thô kệch, lưng to bè như lưng gấu. “Hai mắt gà gà nhỏ tí, cái đầu trọc nhẵn hay chúi về phía trước”. Tràng sống với người mẹ già trong căn nhà “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Ấy vậy mà yêu trẻ con lắm, “mỗi chiều đi làm về, Tràng chỉ đi một mình, anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư”. Trong cái hoàn cảnh thê lương, “người chết như ngả rạ”. “Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” vẫn có một Tràng biết yêu thương những điều giản dị đến thế. Vẫn có người vất vả thì hò một câu hát cho vơi đi cái mệt nhọc như Tràng:

“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Anh lành tính lắm, “chẳng có ý chòng ghẹo cô nào”. Ai bắt chuyện Tràng cũng đáp lại cũng như cách anh đáp lại Thị. Một người không quen không biết vậy mà “ở đâu chạy sầm sập chạy đến”, sưng sỉa mắng Tràng. “Hắn toét miệng cười” mặc cái dáng đứng cong cớn của Thị trước mắt: “Đấy, muốn ăn gì thì ăn”. Tràng cho Thị những bốn bát bánh đúc, trong cái cảnh đói khổ khi ấy làm gì có ai tốt đến nỗi cho không ai cái gì. Tràng không tính, không quan tâm, Tràng chỉ làm theo bản năng, đó là do cái lòng thương người của Tràng. Tràng thấy Thị “gầy sọp hẳn đi” so với lần gặp đầu. Vui tính và lạc quan đến nỗi khiến Thị tin theo Tràng về nhà. Rồi lỡ đùa quá, Tràng lại nhớ đến cái cảnh nghèo khó của mình “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Tràng chậc lưỡi rồi cũng kệ. Cái chậc thật đáng quý biết bao. Đó là cái tấm lòng thơm thảo, thương người của Tràng. Nghèo khó cũng đã đành, cưu mang một người nữa thôi mà, Tràng không tính đến tương lai nữa. Cái chậc lưỡi làm bản thân bình tĩnh lại. Không dừng lại ở đấy, Tràng còn bỏ tiền túi  “mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”. Tràng mà Kim Lân tạo nên khiến cho độc giả quên đi cái khung cảnh nghèo khổ, một thảm cảnh đang tiếp diễn ở đấy.

Bởi trong cái cảnh không đủ ăn đủ mặc mà con người ta vẫn mơ về một tổ ấm như Tràng. Dù là “vợ nhặt”, dù về nhà Tràng sau hai lần gặp vậy mà khiến Tràng vui quá đỗi. Một con người nghèo khổ, xấu xí như Tràng vậy mà cũng lấy được vợ.  “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào” thế thôi mà.Trên đường về người ta không còn thấy Tràng đăm chiêu, không thấy vẻ mặt lo lắng, ủ rũ nữa. “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Có một niềm vui dâng lên trong lòng, cái vẻ bẽn lẽn ngại ngùng khi dẫn Thị vào nhà. Tràng bước vội vào nhà dọn dẹp cho gọn gàng lại một tí những thứ bừa bộn: “Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!”. Rồi Tràng sợ, một cảm giác lo lắng lại hiện hữu trong người Tràng. Tràng nhớ cái gia cảnh của mình, liệu có nuôi nổi Thị không? Hắn không biết nữa, hắn thấy xung quanh mình thay đổi đầy mới mẻ và khác lạ. mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở, tiếng chổi xào xạc trên mặt sân cũng làm hắn thấy vui. Bởi hắn đã có một gia đình, trong cái thời buổi loạn lạc thế này thì hắn đã may mắn quá đỗi. “Hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. “Hắn cũng muốn làm một việc để dự phần tu sửa lại căn nhà”. Kim Lân dường như đã thỏa cái mơ ước một gia đình hạnh phúc của Tràng và cả những người nghèo khổ khác. Ông đã vẽ nên một cuộc đời mới cho họ, không đói khát mà có gia đình, có tổ ấm. Ở đó con người ta sẽ không bị cái đói tha hóa nữa, họ tràn ngập sự sống và khao khát được sống.

Bởi thế nên khi được Thị nói về đoàn người với lá cờ đỏ, phá kho thóc Nhật, Tràng có một ý nghĩ lóe lên trong đầu. Một sự việc khiến Tràng muốn mình cũng có mặt trong đó, trong đoàn người ấy. Tràng tin vào cách mạng, Tràng muốn mình có thể nuôi gia đình. Để Tràng cũng giống như Việt Minh cứu giúp nhân dân đang lầm than ngoài kia. Tràng vốn là con người lạc quan, hình ảnh “trong óc Tràng thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” gieo vào tác phẩm một niềm hi vọng bất diệt. Qua đó khiến cho người đọc tin vào tương lai tươi sáng, một tương lai độc lập tự do, không đói khát nữa, không còn những người chết thây chất đống như vậy. Tràng là minh chứng cho tình yêu thương giữa người với người.

Tóm lại, Tràng là nhân vật điển hình cho tầng lớp những người dân nghèo trong xóm ngụ cư, không giàu có, không dư dả nhưng lại là một con người lạc quan, và tin tưởng vào bản thân. Kim Lân đã làm trọn trách nhiệm của một nhà văn, biến cái thống khổ nhất đưa vào văn học, đưa cho độc giả những cái nhìn về hiện thực xã hội. Ông đã thể hiện mơ ước về những con người dù đói khổ cũng không bị bần cùng hóa, không bị biến chất. Đó là lý do làm nên giá trị bất tử của Vợ Nhặt và của nhân vật Tràng.

Viết bởi Thể Hồng


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Có thể khẳng định rằng đoạn trích Trong lòng mẹ đã bộc lộ được hết sự chân thành đầy sâu...

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Đầu tiên “thương thân” là ta tự biết cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm bản thân mình. Tự quý trọng...

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách” là văn hóa truyền thống tốt đẹp, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn...

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nhớ về mảnh ký ức có bà là những buổi sáng mặt trời chưa kịp lên thì đã thấy bà nhóm một bếp...

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Câu chuyện Hai biển hồ đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng...

Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Sách “mở ra” trước mắt con người “những chân trời mới”, có nghĩa là “sách” là một cánh cửa...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.