Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Từ ngàn năm nay truyền thống tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau đã là một nét sinh hoạt ăn sâu vào cách sống của nhân dân ta. Đó là không chỉ là truyền thống tốt đẹp mà còn là cách thể hiện được nhân phẩm cao đẹp và sáng ngời của mỗi con người. Chính vì thế mà ông cha ta đã có câu “Lá lành đùm lá rách” như muốn nhắc nhở chúng ta phải biết phát huy và phát triển tinh thần đó mãi về sau này.

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Lá lành đùm lá rách được lấy từ hình ảnh của nhân dân khi xưa gói bánh. Nếu chiếc lá bên trong bị rách sẽ lấy một chiếc lá bọc lại bên ngoài tránh cho nếp không bị rơi ra. Làm như vậy khi nấu lên bánh sẽ có hình dạng đẹp đẽ. Còn ở hiện tại chúng ta được hiểu rằng “lá lành” là ý chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, sung túc. Với “lá rách” thì hoàn toàn ngược lại đó là những người có cuộc sống vất vả, bôn ba... Từ “đùm” được hiểu như cách bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau giữa lá lành và lá rách, giữa những người có cuộc sống tốt đẹp và người còn đang phải vật vã với cuộc sống này. Qua đó ta thấy được câu tục ngữ hay chính là ông cha ta khuyên chúng ta phải có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái. Sẵn sàng đưa tay ra hỗ trợ những người xung quanh gặp khó khăn và xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương đồng bào đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Ở cuộc sống ngày càng hiện đại, con người chúng ta đã vơi đi bớt phần nào cực khổ và khó khăn. Nhưng cũng chính cái sự hiện đại này làm cho những mảnh đời bất hạnh lại càng thêm cơ cực. Không quá khó để có thể thấy được những đứa trẻ bằng tuổi con em chúng ta đáng ra các em phải được đi học, phải cấp sách đến trường, phải tung tăng vui chơi cùng bạn cùng bè nhưng không những thứ đồng hành cùng các em là những tờ vé số, những thanh kẹo, những hộp đánh giày... Các em vẫn mang nét mặt nhỏ nhắn trong sáng ngây thơ ấy nhưng đã phải vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt này đã phải ra xã hội ngay từ nhỏ. Những đứa trẻ ấy đã có một tuổi thơ cơ cực, vất vả chưa kể đến một số hoàn cảnh các em bị chính cha mẹ hắt hủi, bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục khi các em còn đang trong độ tuổi hồn nhiên, độ tuổi xúng xính váy áo đến trường nhưng có lẽ nó chỉ mãi là giấc mơ xa vời. Hay là hình ảnh các cụ già tuổi đã lớn sức đã yếu nhưng vẫn miệt mài bên những con đường mòn trên tay là những tờ vé số ngày ngày đêm đêm để gom góp chút tiền trang trải cho cuộc sống, có lẽ chính các cụ cũng có một tuổi thơ không mấy tươi đẹp. Đáng lý ra ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, họ phải quay quần bên con cháu, hưởng thụ sự hiếu thảo của những đứa trẻ trong gia đình nhưng hiện thực quá tàn nhẫn. Không chỉ riêng các em hay các cụ già mà nhân dân ở các miền hằng năm phải chịu thiên tai lũ lụt điển hình là nhân dân miền Trung năm 2020 đó là một năm đầy đau khổ đối với họ. Không chỉ mất mát về tài sản, vật chất hay tinh thần mà bão lũ còn cuốn đi những người thân yêu quý của họ. Và ti tỉ những hoàn cảnh đáng thương cần sự san sẻ giúp đỡ của chúng ta. Nhưng tất cả họ đều có điểm chung đó là bất hạnh, khốn khổ, tàn tạ, đáng thương vô cùng. Chính ngay cả bản thân họ chắc hẳn cũng chưa biết họ sẽ trải qua những ngày tháng vất vả như vậy đến bao giờ.

Chúng ta là những con người may mắn sinh ra trong hoàn cảnh sung túc đủ đầy. Và tấm lòng bao dung cao cả đã ăn sâu vào trong trí não cần phải yêu thương, san sẻ, giúp đỡ người khác dù rằng là trên tinh thần hay vật chất chỉ cần một tấm lòng chân thành là đủ.Hãy thấu hiểu, thông cảm thay vì dè biểu hay khinh thường. Đó mới là hành động nhân văn cao đẹp mà con người cần có. Giúp người cũng chính là giúp mình, có thể bằng cách hữu hình ta không nhận được gì nhưng theo cách vô hình tâm hồn ta thoải mái, trái tim cũng trở nên tươi sáng và bản thân cũng nhận được sự thanh thản trong tiềm thức.

Vậy làm sao mới có thể xem là giúp đỡ một ai khác? Chưa bao giờ giúp đỡ là một việc khó khăn cả. Giúp bằng cách mà ta có thể. Ví như mua giúp đứa bé một thanh kẹo để em có thể sớm về nhà, một tờ vé số giúp một cụ già lang thang, một vài nghìn lẻ mà ta có sẵn trong túi cho một người ăn xin khốn khổ hay chỉ đơn giản là lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ họ. Những điều ấy tuy nhỏ nhưng đã đủ làm cho họ hạnh phúc.

Tóm lại “Lá lành đùm lá rách” đã là văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Đã giáo dục con người lòng yêu thương, san sẻ, tinh thần đoàn kết dân tộc. Tương thân tương ái, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau đó không phải là nghĩa vụ của chúng ta nhưng những ý nghĩa này đã ăn sâu vào trong trí óc, nhân phẩm và cách hành xử. Không phải nghĩa vụ mà là truyền thống. Chính vì thế chúng không chỉ thực hiện mà còn thực hiện tốt, phát huy và lưu truyền.

Viết bởi Nth Bảo Ngọc


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nhớ về mảnh ký ức có bà là những buổi sáng mặt trời chưa kịp lên thì đã thấy bà nhóm một bếp...

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ

Câu chuyện Hai biển hồ đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng...

Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Sách “mở ra” trước mắt con người “những chân trời mới”, có nghĩa là “sách” là một cánh cửa...

Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”

Giải thích câu nói “Học đi đôi với hành”

Học đi cùng với hành là sự kết hợp thống nhất, bổ trợ cho nhau về mọi mặt. Làm cho cái ta học...

Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ

Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ

Ánh đèn của đoàn tàu xua đi màn đêm bao phủ con người, thay cho những ngọn đèn le lói. Phải chăng đó...

Phân tích hình tượng nhân vật Thị trong Vợ nhặt

Phân tích hình tượng nhân vật Thị trong Vợ nhặt

Nhân vật Thị không chỉ đại diện cho một lớp người, cho những sức sống mãnh liệt, khao khát sống...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.