“Đoàn thuyền đánh cá” sự chuyển biến trong phong cách thơ Huy Cận

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới, một nhà thơ mang nỗi buồn thiên sầu vạn cổ, khao khát được tách ra khỏi đời. Cảm hứng thời đại ảnh hưởng rất lớn đối với những tác phẩm của nhà thơ, có thể thấy sự bế tắc, bối rối trong thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng tám. Song, sau khi đất nước khởi sinh từ đầu, thơ của ông có sự chuyển biến mạnh mẽ, đó là một hồn thơ phấn khởi, hừng hực sức sống. Điều này được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

 Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người bằng con mắt hào hứng vui tươi.

Huy Cận là một nhà thơ của thiên sầu vạn cổ, ông luôn nhìn thiên nhiên và con người bằng tâm trạng của một kẻ sầu đời:

Nắng chia nửa bãi; chiều rồi...

Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.

Sợi buồn con nhện giăng mau;

Em ơi! hãy ngủ... anh hầu quạt đây.   (Ngậm ngùi)

Có thể nói trước cách mạng tháng tám, phong cách thơ định hình của Huy Cận là luôn luôn buồn, luôn luôn chán nản. Cái chán chường ăn sâu vào từng con chữ, ám ảnh đến từng thanh âm. Nỗi buồn trong thơ Huy Cận gấp nhiều lần so với các nhà thơ cùng thời:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.    (Tràng giang)

Song dường như lột xác thành con người mới, ở “đoàn thuyền đánh cá”, một Huy Cận hoàn toàn khác xuất hiện, với thiên nhiên hào hùng tráng lệ, dạt dào cảm xúc lãng mạn, với con người hăng say lao động. Không khí gấp gáp song tràn ngập sự phấn khởi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Cảnh trời biển quê hương đã được Huy Cận giới thiệu một cách tài tình. Mặt trời lặn, sóng cài then giữ chặt cánh cửa đêm. Màn đêm buông xuống, con người đã bắt dầu một buổi lao động đầy hăng say, náo nức. Mặt trời như hòn than rực cháy đang nhanh chóng lặn xuống biển, với năng lực tưởng tượng phong phú, nhà thơ gợi lên những liên tưởng thật bất ngờ, thú vị. Vũ trụ bao la huyền bí như ngôi nhà khổng lồ, không gian khép lại nhưng đã hoàn toàn biến mất vẻ đau buồn thường thấy ở Huy Cận. Nhà thơ hào hứng ca ngợi sự giàu có của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Dường như sự chuyển biến của thời đại tạo nên sự chuyển biến của phong cách, nhà thơ tìm được vẻ đẹp khác ở thiên nhiên thay thế cho nỗi cô đơn cùng cực trước đó. Thiên nhiên giàu có nuôi lớn những người ngư dân, căng tràn tiếng hát, âm vang từ biển cả. Lời hát ngợi ca sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kì của nó trong đêm. Bút pháp lãng mạn của nhà thơ vẽ nên khung cảnh vừa thực vừa ảo. Trên mặt biển đêm, ánh trăng long lanh dát bạc, cá quẫy đuôi, sóng sánh trăng vàng. Bài ca gọi cá vẫn tiếp tục ngân vang, lúc náo nức, lúc thiết tha. Trăng thức cùng ngư dân, trăng cùng sóng dập dờn bên mạn thuyền, như gõ nhịp phụ họa cho tiếng hát. Trăng chiếu sáng cho ngư dân kéo được những mẻ cá đầy. Thiên nhiên, con người thật là hoà hợp.

Cảm nhận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Một hồn thơ hồ khởi, sảng khoái  bắt nguồn từ tình yêu lao động 

Đây là đặc điểm thể hiện sự chuyển biến rõ nhất trong phong cách thơ của Huy Cận. Trước năm 1945, cảm hứng chủ đạo của Huy Cận là cảm hứng thoát ly, chán ghét hiện thực, mong muốn được tách ra khỏi cuộc đời để đi tìm về một thế giới của thiên sầu vạn cổ, nỗi buồn choán lấy toàn bộ tâm trí của nhà thơ. Nhà thơ mang cảm hứng không gian rõ rệt, không gian rộng lớn như càng tăng thêm nỗi buồn của thi nhân:

Hỡi Thượng đế! Tôi cúi đầu trả lại

Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang

Sầu đã chín, xin người thôi hãy hái

Nhận tôi đi, dầu địa ngục, thiên đường

Song sau năm 1945, hồn thơ của nhà thơ không đi kiếm tìm sự thoát ly lên tiên giới hay trong vũ trụ bao la, ông tìm lại được hồn thơ hồ khởi của bản thân mình, cảm giác phấn chấn hăng say đến từ chính cuộc sống thường ngày của con người, thứ trước đây ông từng chán ghét:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Những hình ảnh lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng phảng phất phong vị thơ cổ điển nhưng vẫn tươi mới chất hiện thực. Một chuyến ra khơi đánh cá cũng giống như một trận đánh. Cũng thăm dò tìm cho ra bãi cá; cũng dàn đan thế trận để giăng lưới, bủa lưới sao cho trúng luồng cá bạc, để sáng mai lúc trở về, thuyền nào thuyền nấy đầy ắp cá.

Bài thơ đoàn thuyền đánh cá

Đã bao đời, người ngư dân có mối quan hệ chặt chẽ với biển cả. Họ thuộc biển như thuộc lòng bàn tay:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Cảnh lao động trên biển cả rất hiện thực mà thật lãng mạn. Những công việc của đoàn thuyền đánh cá được miêu tả cụ thể như giăng lưới , gõ thuyền tràn ngập niềm vui. Con thuyền vốn bé nhỏ trước biển cả bao la nay được miêu tả thật khổng lồ, hòa nhập với thiên nhiên và vũ trụ rộng lớn. Con người mang tầm vóc to lớn làm chủ thiên nhiên. Nét đặc biệt trong thơ cuat Huy Cận sau cách mạng tháng 8 là con người thường được miêu tả với tâm trạng vui tươi, hào hứng, họ lúc nào ca hát vui vẻ , hát lúc ra khơi, hát lúc gọi cá, hát lúc thuyền về. Đó là tiếng hát của tinh thần hăng say lao động, tràn đầy sự lạc quan.

Cảm hứng về cuộc sống mới, thời đại mới

Cảm hứng về cuộc sống mới, thời đại mới

Nhà thơ không đi tìm sự thoát li mà đã trở về với mặt đất, đi tìm vẻ đẹp hiện hữu ngay trong những con người lao động nhỏ bé bình dị. Niềm cảm hứng về cuộc sống mới, hạnh phúc hơn, ấm no hơn ngập tràn trên những trang thơ của nhà thơ:

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Ở cuộc sống mới, hình ảnh con người được nâng lên ngang tầm sánh ngang với thiên nhiên. Ở khổ thơ cuối cùng này, hình tượng thơ được đẩy tới, nâng cao, thật huy hoàng và tráng lệ. Điệp khúc câu hát lại xuất hiện ở khổ thơ, biểu hiện nhịp điệu của thiên nhiên và nhịp điệu của lao động như hòa vào làm một trong sự cộng hưởng. Chạy đua với mặt trời cũng là chạy đua với thời gian. Con người đang giữ lấy từng giây, từng phút, đang vượt lên trên cả thời gian để tạo của cải cho cuộc sống mới, để xây dựng và cống hiến. Những con người lao động đã về đến bến khi bình minh vừa ló dạng, cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và ngập tràn ánh sáng. Hình ảnh nhân hoá mặt trời đội biển đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn. Ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn mang màu mới cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Cổng trời như được mở ra, mở ra một thời đại mới, một con người mới với những niềm hi vọng mới.

“Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ trong phong cách thơ của Huy Cận. Trước cảm hứng của cuộc sống mới, nhà thơ đã không thể nào giữ yên lặng mà phải đặt bút. Có thể nói đây là một trong những sáng tác hay nhất của ông.

Thảo Nguyên


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Bình giảng bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Bình giảng bài thơ Quê hương của Tế Hanh

“Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh là hành trình của một vị cố nhân vượt không gian và thời gian...

Tây Tiến - Vẻ đẹp thiên nhiên và hình tượng người lính

Tây Tiến - Vẻ đẹp thiên nhiên và hình tượng người lính

Tây tiến với những hình ảnh một thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, lại yên bình nên thơ, đồng thời làm...

Hình tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử

Hình tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong phong trào thơ mới với những hình tượng...

Thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước

Thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước

Hình ảnh thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa được khắc hoạ rất rõ nét qua bài thơ...

Bức tranh cảnh sắc mùa thu trong Thu điếu [Câu cá mùa thu]

Bức tranh cảnh sắc mùa thu trong Thu điếu [Câu cá mùa thu]

Bức tranh vẻ đẹp thiên nhiên bắc bộ và cảnh sắc thu trong bài Thu điếu (Câu cá mùa thu) đẹp tựa...

Một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt trong Vội vàng

Một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt trong Vội vàng

Vội Vàng là tuyên ngôn về lối sống mới của nhà thơ Xuân Diệu, một bức tranh thiên nhiên căng tràn...

Sách đọc nhiều nhất
Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Cùng Sách Hay 24H tóm lược về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân...

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học rất nhiều...

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử

Được mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử như thổi vào nền thơ ca Việt...

Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Thơ tình Xuân Diệu - Tuyển tập những bài thơ tình hay nhất mọi thời đại của “Ông Hoàng Thơ Tình”...

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

Nam Cao được biết đến là một nhà văn hiện thực phê phán, với ngòi bút vô cùng sắc sảo những tác...

Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du

Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du

Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới, là một trong những tác giả tiêu biểu nhất trên...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.