Phân tích hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Mỗi nhà văn sống trong cuộc đời, ngụp lặn trong dòng chảy của cảm xúc, đều có những cảm hứng riêng cho những sáng tác của mình. Nếu như Nam Cao thiên về phê phán mạnh mẽ một xã hội bất công, mục nát thì Thạch Lam lại dùng ngòi bút nhẹ nhàng để ghi lại những cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả, thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam.
- Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
- Chất thơ trong truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam
- Bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế trong Đây Thôn Vĩ Dạ
Thạch Lam là một người trần tĩnh, kín đáo, thiên về đời sống nội tâm, không thích sự ồn ào, khoa trương. Tâm hồn ông bao giờ cũng ý nhị, tinh tế, chỉ viết ra những gì mình từng thấy, từng cảm và hết sức coi trọng sự thành thật trong sáng tác văn chương. Ông thường viết những truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Nhân vật của Thạch Lam ít có những hành động mạnh, không xô xát, cãi cọ mà thích hướng nội, thích giải bày. Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu mang cái hồn của Thạch Lam. Tác phẩm chủ yếu đi theo dòng cảm xúc của nhân vật Liên qua đó có thể thấy được một bức tranh phố huyện cùng những kiếp người tàn tạ. Sự nhạy cảm, sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên gợi ra nhiều nét tâm trạng của một cô gái mới lớn. Những nét tính cách của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong truyện ngắn, hay chính là những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của tác giả.
Tâm trạng của Liên được thể hiện qua nhiều giai đoạn nhưng có lẽ bức tranh phố huyện lúc chiều tà sẽ là chất men xúc tác cho tâm hồn nhạy cảm của Liên. Mở ra bức tranh ấy là cảnh thiên nhiên với những âm thanh, màu sắc, hình ảnh, đường nét vô cùng tinh tế. Đó là âm thanh của tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Hay là tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi kêu vo ve. Đó có thể là hình ảnh phương Tây đỏ rực như lửa cháy; những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Hoặc chính là lũy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời. Một bức tranh đồng quê gần gũi, quen thuộc, bình dị, thơ mông, gợi cảm mang đậm cốt cách Việt Nam. Những điều ấy Liên cảm nhận vô cùng rõ rệt từ mùi riêng của đất đến quê hương, gợi cho em nỗi buồn thấm thía. Nỗi buồn đó có lẽ bắt nguồn từ suy nghĩ về cuộc sống nơi đây, nghèo nàn, cái phố huyện tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê, với hình ảnh quen thuộc, những âm thanh và cả buổi chiều êm như nhung đó, dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành chất men cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.
Dưới cái nhìn của nhân vật Liên, bức tranh của phố huyện còn được thể hiện qua cảnh chợ tàn và kiếp người nơi đây. Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi… Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng đang nản lại. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo, tìm tòi nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ. Trước cảnh này, Liên thấy động lòng thương nhưng chính em cũng không thể giúp được gì. Điều này làm cho Liên thấy buồn thấm thía. Qua đó cũng cho thấy rằng Liên là một người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn và yêu thương con người.
Đêm xuống, khắp phố huyện chìm trong bóng tối: đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối, nó xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của con người nơi phố huyện. Liên mơ hồ tìm kiếm những nguồn sáng nơi phố huyện: đó là những hột sáng lọt qua phên nứa, khe sáng từ ngọn đèn con của chỉ Tí, bếp lửa của bác Siêu, kể cả ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh. Nhưng đó chỉ là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện. Bấy nhiêu đó thôi không đủ làm xua đi bóng tối ngập tràn, dường như bóng tối đã bao trùm lấy tất cả. Và có lẽ Liên thấy được rằng càng về đêm, cảm xúc trong cô vẫn là mơ hồ buồn.
Bóng tối ở đây biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ: mẹ con chị Tí với cái hàng nước đơn sơ vắng khách; bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng; gia đình bác Xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường; bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ đối với người dân nơi đây. Đó là những kiếp người tàn tạ, thể hiện cho sự tàn lụi, nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo. Cuộc sống ở đó quẩn quanh, đơn điệu và không có lối thoát. Tuy vậy họ vẫn suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày. “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Đó chính là tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận của mình sẽ ra sao. Những ước mơ đó dù mơ hồ nhưng vẫn đáng được trân trọng.
Hình ảnh chuyến tàu đi qua phố huyện chính là nguồn sáng duy nhất biểu tượng cho một thế giới đáng sống – sự giàu sang và rực rỡ của đoàn tàu đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện. Chính vì lẽ đó mà “ dù buồn ngủ ríu cả mắt” Liên vẫn cố thức còn An vẫn không quên dặn chị “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Mẹ chúng dặn đợi tàu đến để bán hàng, tuy nhiên chị em Liên lại không nghĩ vậy, mà vì xuất phát từ cuộc sống tinh thần. Chốc lát, tiếng còi tàu rút lên, rầm rộ đi tới. Có tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng. Liên lặng theo mơ tưởng về Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo, với những cốc si rô xanh đỏ. Nó đưa chị em Liên trở về với quá khứ đẹp tươi, chạy từ tuổi thơ đã mất, con tàu chính là tia hồi quang về quá khứ. Ngoài ra, con tàu cũng chính là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh không cam chịu cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo vây quanh dù đó là chỉ là khát vọng mơ hồ. Bởi lẽ đó mà khi tàu đã đi qua, lòng Liên lại cảm thấy bâng khuâng và luyến tiếc.
“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Chính vì quan niệm đó mà Thạch Lam đã cảm thông sâu sắc và gieo vào lòng người đọc sự xót thương nồng nàn với những kiếp người nghèo khổ. Ông rất đỗi tinh tế khi xây dựng câu chuyện qua dòng cảm xúc của nhân vật Liên, một cô bé tuy còn nhỏ nhưng có tấm lòng đôn hậu, biết cảm thương cho những mảnh đời khốn khổ, khiến người đọc xúc động. Qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã làm được giá trị đích thực của văn chương, giá trị thanh lọc tâm hồn con người, cho nó sức sống ngàn đời bất diệt.
Viết bởi Đặng Vũ Quỳnh Như
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Con người ông rất mực tài hoa,...
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ
Mị là sự điển hình, là đại diện cho một tầng lớp bị đối xử bất công. Tô Hoài đã thấy khát...
Ý nghĩa của tiếng sáo trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ
Tiếng sáo là điểm nhấn cực kì ý nghĩa và mang tính trữ tình trong Vợ chồng A Phủ. Nếu thiếu tiếng...
Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo
Khi nhận được bát cháo, hắn rất ngạc nhiên. Rồi tự nhiên hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt....
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự Tình 2
Qua tác phầm Tự tình 2, bằng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật từ tương phản đảo ngữ, Hồ Xuân...
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất