Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài
Người phụ nữ luôn là người cam chịu, luôn là người hi sinh và mang những đức hạnh tuyệt vời. Mà ở đây, ở nước Việt Nam, vai trò của một người phụ nữ trong gia đình càng quan trọng và cao cả đến nhường nào. Nguyễn Minh Châu, một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, đã tái hiện hình ảnh một người mẹ, một người phụ nữ đầy tấm lòng yêu thương gia đình trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa. Truyện ngắn với phong cách tự sự, ngôn từ dung dị đời thường kể lại chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ, mà qua đó đưa ra những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời dưới góc nhìn của nhân vật.
- Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
- Ánh trăng - Lời thảng thốt trước sự thay đổi của lòng người
- Những trang sách tập đọc huyền thoại gắn liền với tuổi thơ
Chiếc Thuyền Ngoài Xa đã tái hiện hình ảnh của một gia đình chuyên sống bằng nghề lưới vó. Phùng là nhân vật chứng kiến toàn bộ câu chuyện về họ, anh đã thấy một cảnh tượng khó quên, bạo lực gia đình, anh thấy một người phụ nữ đầy cam chịu, anh cũng thấy một gia đình kỳ lạ nhưng họ lại là người cho Phùng cái nhìn và bài học thấm thía về cuộc đời, về con người.
Người đàn bà làng chài ấy hiện lên trong tác phẩm với cách khắc họa rõ ràng của nhà văn. Người đàn bà không tên trạc ngoài bốn mươi với “thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn” và hiển nhiên còn mang những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dương như đang buồn ngủ”. Phải chăng đó là hình ảnh, là dấu ấn để nói rõ ràng cái khó khăn, vất vả của những con người lao động. Cái nhọc nhằn ấy đã cướp đi tuổi xuân và sức khỏe của người phụ nữ. Sự vất vả trong việc mưu sinh đã đè nặng lên đôi vai của chồng mụ, khiến người đàn bà ấy phải chịu những trận đòn, sự giận dữ của lão chồng.
Biết làm sao được, phụ nữ là người phải nhẫn nhịn, phải cam chịu một tí, người đàn bà làng chài này cũng thế thôi. Mụ biết mình sắp bị đánh bởi mụ xin chồng hãy đánh mình ở trên bờ để các con không nhìn thấy. Sự cam chịu và nhẫn nhục của mụ thể hiện qua sự bất lực, “người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân”. Nhìn xuống để không thấy những trận đòi sắp trút lên người mình, mụ mệt mỏi không màng đến gì cả, chỉ cần các con không thấy cảnh bố nó đánh mẹ là được rồi. Đó là cái nhìn xa xôi, cái nhìn chịu đựng. Người đàn bà bị chiếc thắt lưng quật tới tấp cũng chỉ có “một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Lạ lùng, khó hiểu là những suy nghĩ cứ hiện hữu trong tâm tư của Phùng khi thấy cảnh đang diễn ra trước mắt.
Bởi Phùng đâu hiểu đó là sự chịu đựng của một người mẹ giàu đức hi sinh, đó là cái nhịn nhục vì gia đình vì con cái. Mụ biết mình sắp bị đánh kia mà, biết đau, biết buồn kia chứ, nhưng vì con được ăn no, vì để các con không nghĩ xấu và đối xử tệ với bố, người đàn bà chọn hi sinh làm người bị thương. Sự hi sinh đáng ngưỡng mộ và sự chịu đựng đến đáng thương. Để có thể đứng yên đấy mà chịu những cơn đau đó là vì mụ nghĩ về các con, mụ “ngước mắt ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền” các con và gia đình mụ ở. Người đàn bà dù khổ đau đấy nhưng vẫn tin vào một ngày khác mà khi đó gia đình của mụ đầy ắp tiếng cười, các con được ăn ngon là mụ lấy lại ý chí. Mụ gửi thằng Phác lên ở với ông ngoại của nó để thằng bé được sung sướng hơn khi ở với bố mẹ trên chiếc thuyền mỏng manh, thiếu thốn này. Mụ là người đàn bà tuy xấu xí về ngoại hình nhưng tình yêu của mụ dành cho con đã xóa nhòa tất cả. Khi thằng Phác chạy tới giật lấy cái dây thắt lưng mà bố nó đánh mụ, mụ mới biết thế nào là đau đớn, là nhục nhã. Dường như cái sự cam chịu tận cùng của người phụ nữ đã vỡ òa khi con mình xuất hiện. “Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, chắp tay vái lấy vái để, rồi ôm chầm lấy” con. Mụ vái để xóa đi cái tội lỗi mà mụ nghĩ mình đã gây ra với thằng bé Phác con mụ. Mụ vốn dĩ không muốn nó hiểu lầm bố, mụ không muốn con thấy mình bị đánh rồi lại gây những đau đớn trong tâm hồn con trẻ, dù rằng mụ chính là nạn nhân đi chăng nữa.
Người phụ nữ khó hiểu ấy đã khiến cho Phùng nhận ra những giá trị trong cuộc đời bằng lòng tự tôn, sự hiểu chuyện đến thấu tình đạt lý của mụ. Người phụ nữ ấy hiểu chuyện, tự trọng vô cùng dù rằng mụ là người học vấn không cao đi chăng nữa. Sở dĩ mụ xin chồng mình đánh mụ ở trên bờ là vì mụ muốn giữ lại sự tôn nghiêm cuối cùng của bản thân đối với các con. Bởi thế nên cái cảm giác tủi nhục, phẫn uất và đau đớn đã lan tràn trong người mụ khi thằng Phác con mụ chạy đến. Mụ cũng xấu hổ trước Phùng, nhân chứng của ngày hôm đó. Nhưng rồi cái lí do mà mụ chịu đựng như vậy lại được phơi bày qua cuộc gặp với Đẩu, chánh án tòa án huyện và Phùng. “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con”. Lý do mụ làm vậy vì mụ biết chồng mình không phải là người xấu. Hành động vũ phu của chồng là vì sự túng thiếu và áp lực, bởi lão chồng mụ từng là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”. Hơn nữa, “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Lý do tưởng chừng như vô lý nhưng lại cho thấy một con người khác của người phụ nữ này. Làm gì có ai chịu đựng dễ dàng như vậy, làm gì có người phụ nữ phải chịu đựng đến gàn dở như thế. Không, tất cả là do người phụ nữ này hiểu chuyện đến thấu tình đạt lý, là do bà ấy thương và cảm thông cho chồng của mình. Và còn bởi vì bà yêu thương con hơn cả mạng sống nữa.
Tóm lại, cái sự thấu hiểu và câu chuyện mà Nguyễn Minh Châu tái hiện và khắc họa nên người đàn bà làng chài này vô cùng đặc sắc. Mà qua đó đã làm cho độc giả cũng như Phùng giác ngộ được nhiều chân lý mới về cuộc đời. Ta sẽ không hiểu thế nào là khổ đau, là chân thành, là vị tha của một người, một việc nào đó nếu ta không tiếp xúc với họ. Những điều tưởng chừng vô lý nhưng lại trở nên hợp tình hợp lí khi ta cố gắng và tiếp xúc với nó. Hơn thế nữa, giá trị của một con người có cao hay thấp không phụ thuộc vào tri thức mà là nhân cách. Nguyễn Minh Châu thông qua nhân vật này đã đưa ra những chân lý của cuộc đời khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Viết bởi Thể Hồng
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Bài thơ được tác giả viết theo thể bát ngôn thất cú Đường luật. Xuyên suốt ba bài thơ là bức tranh...
Ông giáo - Nhân vật mang nỗi đau của một trí thức nghèo
Nam Cao đã khai thác mọi khía cạnh, thể hiện nỗi đau, sự bất lực của người tri thức nghèo đầy...
Nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng
Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ...
Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
“Khi con tu hú” sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc. Từ ngữ đơn thuần, bình dị khắc sâu vào...
Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo
Văn chương thường chỉ nhắc đến những nhân vật đẹp sắc nước hương trời như Thúy Kiều, như những...
Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Nhân vật chị Dậu được tác giả xây dựng lên bằng hình tượng người phụ nữ đã luôn hết lòng...
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất