Nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng

O’Henry là nhà văn Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm văn học nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu giá trị nhân văn. Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O’Henry. Tác phẩm là một bức thư mang thông điệp về sứ mệnh và sức mạnh của nghệ thuật trong cuộc sống và đoạn trích cùng tên với tác phẩm, đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” có sức ám ảnh lớn, đem lại xúc cảm lay động đến tâm can người đọc. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người họa sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men.

Nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng

Những người họa sĩ luôn mang trong mình những ý tưởng mơ mộng, về sự tham vọng trong công việc, mong muốn những đứa con tinh thần của mình sẽ được mọi người biết đến. Nhưng những khó khăn về vật chất hay bệnh tật đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm đã mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền nuôi thân. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo nhưng có lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Vì có chung về sở thích và nghệ thuật, họ quyết định trở thành chị em với nhau, cùng thuê chung một phòng họa nhỏ nơi phố nghèo.

Một ngày, Giôn-xi phát hiện bản thân bị mắc bệnh viêm phổi nặng, cô nằm trên giường bệnh, tuyệt vọng đếm những chiếc lá bám trên dây thường xuân ngoài tường rơi rụng. Cô mặc định với bản thân rằng, khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ phải đối mặt với cái chết. Bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt đi hy vọng cuối cùng và niềm tin vào cuộc sống của cô. Xiu vẫn mòn mỏi với những bức vẽ, những bức vẽ được cô đặt vào sự tuyệt vọng, nỗi ám ảnh về suy nghĩ đáng trách của Giôn-xi. Cuộc sống u buồn, mang nặng những nỗi lo toan của những con người bị mùa đông lạnh giá làm cho tê buốt, những cơn gió tuyết lạnh lẽo ngày càng trở nên mạnh hơn.

Ngày qua ngày, trải qua bao lần mưa gió khắc nghiệt, mỗi ngày Giôn xi đều nhìn ra ngoài khung cửa sổ mà đếm lá rơi, niềm tin trong cô vơi cạn dần, hy vọng càng trở nên mong manh. Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Bởi vì sự bất lực của Giôn-xi nên càng làm cho cụ Bơ-men và Xiu lo lắng hơn bao giờ hết. Nhà văn đã thành công trong việc khắc họa rõ nét nhất sự lo lắng và sợ hãi của hai người lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì". Sự im lặng ngày càng tồi tệ, họ sợ, sợ rằng trong cơn mưa gió khốc liệt này thì chiếc lá sẽ chẳng chịu đựng nổi.

Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng. Cái khoảnh khắc Giôn-xi nhìn tấm mành kéo xuống thật đáng sợ. Không một ai có thể khiến cho cô từ bỏ suy nghĩ sẽ lấy số lá còn sót lại trên cành thường xuân làm thước đo mạng sống của mình. Cái ý nghĩ này của cô đã khiến cho người đọc vô cùng khó chịu, bởi lẽ cô đã để cho tuổi trẻ, để cho ước mơ và khát vọng của mình không còn một con đường nào để bước tiếp, cô giao số phận của mình, giao tất cả mọi thứ cô có cho những chiếc lá vô tri vô giác ngoài cửa sổ quyết định.

Nhưng khi Xiu vừa kéo tấm mành xuống, một hình ảnh bất ngờ và đầy phép màu, tình huống ấy đã thắp lên lại một niềm hy vọng bé nhỏ cho Xiu, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch, chiếc lá vẫn còn trên đó. Chiếc lá ngang ngạnh ấy, vẫn tồn tại, dường như nó không cho phép Giôn-xi buông xuôi cuộc đời mình và từ bỏ quyền được sống của bản thân. Thế nhưng, lại một lần nữa sức mạnh của màn đêm lạnh lẽo, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình.

Vậy mà khi cô tỉnh lại vào sáng sớm, chiếc lá vẫn còn đó, Chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, chiếc lá vượt qua mọi khó khăn, bám vững trên cành cây khẳng khiu để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Rồi cô chợt nhận ra mình đã ích kỷ thế nào, cô như bừng tỉnh và lấy lại được niềm hy vọng của mình, cô mơ ước: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Điều đó chứng tỏ cô đã có niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá đã cứu vớt linh hồn cô, đưa cô qua khỏi những u mê để đến với những hy vọng. Nhà văn đã thành công khi đưa vào tác phẩm một giá trị nhân văn cao cả, đó chính là không cho phép con người ta buông xuôi cuộc đời của mình, bởi lẽ ngay cả một chiếc lá mỏng manh vẫn luôn chiến đấu để được tồn tại và không ngừng hy vọng vượt lên số phận

Kết thúc câu chuyện đã khiến cho cả người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ. Khi Giôn-xi trở nên tốt hơn, thì lúc này cô mới nhận ra chiếc lá mà cô nhìn thấy thực ra chỉ là một bức tranh.Tác giả của bức tranh nhiệm màu ấy chính là lão họa sĩ già khốn khổ Bơ-men. Cụ đã bất chấp thời tiết lạnh buốt của mùa đông mà làm một việc vô cùng nhân văn, một công việc có thể cứu rỗi cả một cuộc sống. Người họa sĩ già với mong ước cả một đời được vẽ nên một kiệt tác, và cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực. Tác phẩm của ông chân thật và sống động đến nỗi ngay cả Giôn-xi là một họa sĩ cũng không nhận ra được. Không chỉ vậy nó còn  tạo niềm tin và nghị lực cho chính cô gái trẻ.

Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ thuật, mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Lòng cao thượng, tinh thần yêu thương con người được đưa lên tới đỉnh cao, khi ông Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi nhờ bức tranh cuối cùng của đời mình. Tấm lòng của một con người thật đáng quý, ông hy sinh bản thân mình để tạo sự hy vọng cho người khác, khiến người khác ngưỡng mộ và trân trọng. Với cách xây dựng tình huống chặt chẽ và bất ngờ cùng sự miêu tả tâm lí nhân vật một cách rõ nét đã là cho tác phẩm trở nên có sức sống mãnh liệt và chân thật nhất có thể.

Có lẽ câu chuyện khiến ta cảm thấy chiếc lá cuối cùng ấy vốn chỉ là một sự lừa dối, nhưng nhưng chính sự lừa dối này đã mang đến niềm tin cứu sống linh hồn và mạng sống của một con người. Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của người họa sĩ già mang đậm tình cảm giữa con người với con người trong tình cảnh nghèo khó. Đồng thời cho thấy nhà văn đã làm được một điều kỳ diệu và thành công nhất trong chính tác phẩm của ông.

Viết bởi Khủng Long


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

“Khi con tu hú” sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc. Từ ngữ đơn thuần, bình dị khắc sâu vào...

Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Văn chương thường chỉ nhắc đến những nhân vật đẹp sắc nước hương trời như Thúy Kiều, như những...

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Nhân vật chị Dậu được tác giả xây dựng lên bằng hình tượng người phụ nữ đã luôn hết lòng...

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã...

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy là tác phẩm Ánh trăng, tác phẩm rất đỗi gần gũi...

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Cuộc gặp gỡ của Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại là một cuộc gặp mặt xưa nay chưa từng...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.