Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến (1835-1905) hiệu là Quế Sơn. Ông là nhà thơ có nhiều sáng tác gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. 800 bài thơ văn, câu đối. Thơ của ông nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè. Nguyễn Khuyến đã đóng góp nhiều tác phẩm nổi bật cho nền văn học dân tộc.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Bức tranh mùa thu trong câu cá mua thu - Thu điếu

Câu cá mùa thu” năm trong chùm ba bài thơ thu bao gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. Bài thơ được tác giả viết theo thể bát ngôn thất cú Đường luật. Xuyên suốt ba bài thơ là bức tranh mùa thu thiên nhiên đẹp đẽ cũng từ đó mà bộc lộ tâm hồn nhạy cảm của Nguyễn Khuyến.

1. Khung cảnh mùa thu

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Đây là khung cảnh bao quát về mùa thu. Góc nhìn của tác giả là góc bao quát không gian. “Ao” là hình ảnh quen thuộc với người nông dân. Thời tiết dần chuyển sang thu cũng vì thế mà ngay cả cái ao cũng mang âm hưởng mùa thu, nước mát lạnh và trong veo. Trong không gian của ao hồ thì “chiếc thuyền câu” của người thi sĩ lọt thỏm vào khiến cho nó vốn là vật to lớn nay lại trong “bé tẻo teo”. Một không gian mùa thu không mở ra rộng lớn mà thu hẹp trên một ao thu rồi đến chiếc thuyền bé nhỏ. Đường nét cảnh mùa thu được bộc lộ rõ ràng qua các từ ngữ “lạnh lẽo” “trong veo”. Đó là khí trời vào thu mát mẻ, mặt ao nước trong veo có thể nhìn tận vào đáy hồ. Cách thể hiện hết sức quen thuộc nhưng lại điều huệ vắng lặng. Phải chăng cái lạnh của mùa thu cũng là cái lạnh của lòng người.

Bức tranh mùa thu được miêu tả thêm những cảnh vật quen thuộc khác.

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vào”

Bức tranh mùa thu đã được vẽ thêm nhiều màu sắc hài hòa. Bức tranh đã có thêm màu xanh của sóng, màu vàng của lá cây. Gió thổi lăn tăn khiến cho mặt nước yên ả phải “hơi gợn tí”. Tiếng sóng nhỏ li ti gợi lên cảm giác thanh bình. Hình ảnh “lá vàng” rời khỏi cây và rơi xuống đất được miêu tả sinh động “khẽ đưa vào” vừa mỏng manh, yếu đuối vừa mang lại âm thanh của mùa thu là tiếng lá rơi lao xao. Sự chuyển động nhẹ nhàng lại càng thêm tô đậm cái tĩnh lặng của mùa thu đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Tác giả khắc họa bức tranh mùa thu với màu sắc hài hòa, không gian tĩnh lặng. Bao nhiêu cử động mà vẫn im lìm, mỏng manh, phải thật sự hòa mình với thiên nhiên thì nhà thơ mới cảm nhận được những mơ hồ của vạn vật đất trời.

2. Vẻ đẹp thanh bình của mùa thu

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Bức tranh mùa thu được điểm xuyến những màu xanh nhạt của “tầng mây” đang lửng thửng trôi dạt phía xa. Tại ra cảm giác thanh bình mát mẻ, khí trời mát mẻ. Bên cạnh đó những con ngõ quanh co không một bóng người làm cho không gian trở nên càng thêm yên ảm. Ngõ trúc quanh co khách vắng teo phải chăng là tâm sự cô đơn, cô quạnh? Nguyễn Khuyến có lần tự thấy mình như một cành cô trúc đó thôi! Lẻ loi và cô đơn, vắng teo trước thời cuộc rộn ràng. Đó là tâm sự của một nhà nho lánh đời thoát tục song vẫn không nguôi nghĩ về đất nước, nhân dân, về sự bế tắc, bất lực của bản thân? Điểm nhìn đã được mở ra cao rộng và sâu thẳm. Cảnh mùa thu với sắc xanh của bầu trời cùng với sự vắng lặng của không gian đã được vẽ lên bởi tâm trạng nhà thơ.

3. Hình ảnh người thi sĩ ung dung tự tại

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đớp động dưới chân bèo”

Nói chuyện câu cá nhưng nhà thơ chỉ “tựa gối buông cần”. Phải chăng sự chờ đợi mòn mỏi trong vắng lặng là đang chứa đựng bao nhiêu tâm sự thầm kín bởi tác giả không hề quan tâm có câu được cá hay không. “Cá đâu” –  “đâu” là phủ định hay là nghi vấn có cá hay không có cá nhưng nhà thơ bây giờ vốn chẳng quan tâm điều đó. Bức tranh mùa thu yên ả bình dị tĩnh lặng đến mức tuyệt đối. Nhà thơ cảm nhận được tiếng cá đớp mồi. Phải chăng nhà thơ có một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết nên có thể cảm nhận được những nhỏ nhặt xung quanh mình.

Câu thơ cuối, với tiếng động duy nhất: tiếng cá đớp động. Phải chăng đó là âm thanh của cõi lòng người câu cá? Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá nhưng thực ra tác giả không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thật ra là để đón nhận trời thu vào lòng, gửi gắm tâm sự. Cõi lòng tĩnh lặng để cảm nhận độ trong veo của nước, cảm nhận cái hơi gợn của sóng, cảm nhận độ rơi khẽ của lá. Đặc biệt cõi lòng tĩnh lặng được gợi lên sâu sắc từ một tiếng động nhỏ: tiếng cá đớp mồi. Đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh, cõi lòng của thi nhân cũng tĩnh lặng, trong trẻo như làng quê Việt trong tiết thu.

Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần "eo" đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo - bé tẻo teo - đưa vèo - vắng teo - chân bèo. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: "Cái thú vị của bài "Thu điếu" ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi"...

Đọc “Thu điếu” “Thu ẩm” “Thu vịnh” ta càng yêu thêm mùa thu quê hương, yêu xóm thôn, đồng nội đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Viết bởi Nth Bảo Ngọc


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Ông giáo - Nhân vật mang nỗi đau của một trí thức nghèo

Ông giáo - Nhân vật mang nỗi đau của một trí thức nghèo

Nam Cao đã khai thác mọi khía cạnh, thể hiện nỗi đau, sự bất lực của người tri thức nghèo đầy...

Nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng

Nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng

Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ...

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

“Khi con tu hú” sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc. Từ ngữ đơn thuần, bình dị khắc sâu vào...

Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Văn chương thường chỉ nhắc đến những nhân vật đẹp sắc nước hương trời như Thúy Kiều, như những...

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Nhân vật chị Dậu được tác giả xây dựng lên bằng hình tượng người phụ nữ đã luôn hết lòng...

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.