Ông giáo - Nhân vật mang nỗi đau của một trí thức nghèo
“Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”. Nam Cao đã nói như thế khi nhắc về trách nhiệm của một người làm nghệ thuật, một người cầm bút. Và bản thân ông cũng như thế, ta dễ dàng nhận ra cái tình người bình dị mà nhà văn dành cho nhân vật qua các tác phẩm như Lão Hạc. Nơi mà một người tri thức nghèo như ông giáo, ta tưởng chừng như không có một nỗi niềm, sự khổ sở gì trong đời cũng được nhà văn làm bật lên cái khó của họ. Đọc và ngẫm nghĩ Lão Hạc, ta sẽ thấy không sai khi nói rằng Nam Cao là nhà văn của người tri thức và người nông dân nghèo. Đặc biệt là những nhân vật như ông giáo trong thời kì xã hội lúc bấy giờ.
- Sống mòn - Nam Cao: Đọc để hiểu thêm về giá trị sống
- Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
- Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Trước hết, ông giáo cũng là một con người nghèo, một con người có nỗi khổ không thua gì lão Hạc. Người nghèo đối với họ cái thứ quý giá nhất là vườn, là đất, là thức ăn, là có cái mặc qua ngày. Miễn còn được sống thì họ còn cảm thấy hạnh phúc và may mắn. Còn một con người tri thức như ông giáo, sách, những quyển sách là tất cả gia tài. Sách cũng như người bạn đời, bạn tâm giao của ông. Mà có ai lại nỡ bán đi bạn của mình bao giờ? “Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển”. Rồi cái ngày về quê, va-li của ông cũng toàn những sách là sách. Ông mê và trân trọng cái gia tài ấy đến nỗi như lý tưởng, như một thứ truyền lửa cho ông trong cái thời buổi loạn lạc đói kém này. “Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...” Ông cất nó như muốn lưu giữ cả cuộc đời từng cố gắng hết mình. Ấy vậy mà cái nghèo, cái khổ nó bủa vây gia đình ông giáo. Trách nhiệm của một người bố đè nặng lên đôi vai của một trí thức nghèo bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội những năm 1945, thì người nông dân hay trí thức cũng bị bỏ quên, cũng khổ như nhau cả. Ông giáo phải bán đi năm quyển sách cuốn cùng để chạy chữa cho đứa con nhỏ. “Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?” Lý tưởng của ông giáo hay người bạn tâm tình của Lão Hạc đều phải bán đi cả. Bán để không chết, để không bị cái mục rửa, bị ăn mòn vào tâm hồn của họ như cách lão Hạc bán đi cậu Vàng của lão. Thì bây giờ ông giáo cũng không thể vì cái lý tưởng của bản thân mà để con ông bệnh tật được. Thương làm sao cái nỗi buồn, nỗi bất lực nhìn từng “đứa con tinh thần” rơi vào tay người khác của ông giáo.
Đau đớn và bất lực, cái nỗi bất lực khi không giúp gì được cho người ta thương. Đó là cái nỗi đau thấu tận tâm can của con người tri thức này. Ông giáo coi lão Hạc như người trong nhà. Ông chia cho lão củ khoai, chén chè, điếu thuốc. Ông ngồi nghe câu chuyện về người con trai đi đồn điền cao su của lão Hạc, người không biết khi mới trở về để lão Hạc đưa lại mảnh vườn cho hắn sinh nhai. Có chuyện gì buồn, “tình làng nghĩa xóm, lão Hạc cũng tâm sự với ông giáo cả. Kể cả lúc cậu Vàng bị bán đi mất, ông giáo cũng thấy cái nỗi đau trong lão, rồi ông cũng không còn sót năm quyển sách của mình nữa. Ông đau cho cái nỗi đau của lão Hạc nhiều hơn. Đói kém, lão Hạc cũng không có việc gì làm, hết ăn khoai rồi chế được món gì lão ăn món đó. Ông giáo không nỡ nhìn con người như lão Hạc phải tự ép mình đến chết. Nói với vợ của mình về lão, ông không trách cái thái độ ghét lão Hạc của vợ. Bởi ông hiểu “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?”. Nhưng ông giáo từ đó cũng đau buồn, một nỗi đau mang tên “bất lực”. Ông giáo giúp gì được cho lão để lão không phải khổ thế nữa? Ngoài sách thì ông còn cái gì để cho lão nữa đâu. Cả cái ăn, củ khoai ông muốn giúp mà lão cũng từ chối. Ngày qua ngày, ông giáo chỉ còn nỗi bất lực muốn giúp cũng không được. Ôi, cái người mà ông giáo thương như gia đình mà giờ đây phải trông thấy lão nối gót Binh Tư ư? Lão cũng bị tha hóa để nỗi phải bẫy chó để có cái sinh tồn ư? Không, ông giáo thấy bất lực và thất vọng tột cùng. Nỗi đau của ông giáo dâng lên đỉnh điểm khi thấy lão Hạc nằm vật vã trên giường. Lúc ấy, chỉ có ông và Binh Tư biết vì sao lão như thế. Ông giáo như bàng hoàng, và hối hận thay cho những ý nghĩ về lão Hạc. Ông chưa hiểu rõ con người của lão. Ông chỉ biết giữ gìn cái mảnh vườn của lão, để một ngày nào đó trao trả lại cho con trai lão như cái ước nguyên lão hằng mong ước.
“Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Cuộc đời mà Nam Cao muốn nói đến là cái nghèo, cái khó đã dồn những người như ông giáo, như lão Hạc vào lựa chọn cuối cùng. Những lựa chọn khiến họ phải đổi những thứ quý giá nhất đổi lại nhân cách, bảo toàn nhân phẩm của mình. Nam Cao đã khai thác mọi khía cạnh, thể hiện nỗi đau, sự bất lực của người tri thức nghèo đầy rõ nét. Đồng thời còn có những nhận định bất hủ đến tận ngày sau.
Viết bởi Thể Hồng
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng
Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ...
Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
“Khi con tu hú” sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc. Từ ngữ đơn thuần, bình dị khắc sâu vào...
Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo
Văn chương thường chỉ nhắc đến những nhân vật đẹp sắc nước hương trời như Thúy Kiều, như những...
Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Nhân vật chị Dậu được tác giả xây dựng lên bằng hình tượng người phụ nữ đã luôn hết lòng...
Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương
Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã...
Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy là tác phẩm Ánh trăng, tác phẩm rất đỗi gần gũi...
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất