Phân tích giá trị sống qua tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt
Có một câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh như sau: “Hạnh phúc là được làm chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi”. Quả thật là như thế. Một cuộc sống trọn vẹn khi và chỉ khi tâm hồn và thể xác ta hòa hợp một cách trọn vẹn, tâm thanh tịnh, thể xác giữ gìn những giá trị thanh cao nhất, tránh xa những cạm bẫy, phàm tục thông thường. Khi đó, ta sẽ cảm nhận được giá trị sống trọn vẹn, sống với cách của chính mình, không vướng bận điều gì cả. Điều đó, ta dễ dàng thấy được qua tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, một nhà thơ, nhà soạn kịch đa tài, một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX.
- Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù
- Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt
- Đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Nói về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Truyện kể về một Trương Ba có tài đánh cờ nhưng lại bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì thương cho cuộc đời và tài năng của Trương Ba, tiên cờ Đế Thích đã cho ông sống lại trong thân xác của anh hàng thịt mới mất. Trú ngụ một linh hồn thanh cao, trong sạch, nhẹ nhàng, từ tốn của mình trong thân xác to bè, thô kệch, đối lập hoàn toàn với mình trước kia; điều đó đã gây nên muôn vàn câu chuyện. Từ một người thanh tao, nhã nhặn lại trở nên vụng về, bất cẩn, thô lỗ và phũ phàng. Từ một người sống có ý nghĩa lại bị khước từ quyền sống và đang tồn tại, bị người thân xa lánh và từ chối. Từ đó đã đẩy ông đi vào bước đường giải thoát cho chính mình, chọn lấy cái kết khác để bảo toàn một tâm hồn lương thiện, không vẩn đục.
Một người sống như thế nào là có ý nghĩa? Sống nhờ như Trương Ba thì có gọi là đang sống, hay đó chỉ là đang tồn tại một cách tạm bợ? Sống là được làm những điều mình muốn, sống một cách đúng đắn không đi ngược với bản chất và quy luật, đạo đức xã hội. Nhưng từ một người làm vườn chăm chỉ, một người hết lòng yêu thương vợ con, quan tâm đến hàng xóm láng giềng, nay lại trở nên đầy phũ phàng. Khi chăm sóc cây cối lại vô tình mà làm chết cái chồi non mới mọc, cái nhánh cây, chồi non ấy thì một con người như Trương Ba lại có thể tự tay hủy hoại ư? Một người thương vợ như thế, nay sống trong cái thân xác của hàng thịt, bị vợ của anh ta bắt về nhà, ngủ cùng lại nảy sinh những hành động vượt ngoài kiểm soát của tâm hồn. Sự tồn tại dường như đang ngày một trở nên sai lầm, ngày một nhiều việc xảy ra trái với tính cách của một người như Trương Ba.
Sống là phải hòa nhập, chí ít vẫn còn có gia đình để trở về. Gia đình là điều tối thiểu phải có của mỗi chúng ta, gia đình sẽ là nơi che chở những bão táp ngoài kia.Ấy thế mà cả vợ, con, cháu của mình cũng từ chối, lần lượt rời bỏ ông. Thử hỏi có nỗi đau nào đau hơn thế không? “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”. “Đi biệt…Để ông được thảnh thơi…với cô vợ người hàng thịt…còn hơn là thế này…” “Tôi không phải cháu ông! Ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!” Ngay cả một người dâu hiếu thảo ngày nào cũng tỏ ra buồn bã và không chấp nhận con người hiện tại, một tâm hồn của ông đang tồn tại trong thân xác này. “Con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cung không nhận ra thầy nữa…”
Vậy thì ông còn sống để làm gì? Sống tạm bợ mà ngay cả khi ông mất đi có khi còn hạnh phúc hơn thế này. “Có lẽ ngày u chôn xác thầy xuống đất, tưởng chừng thầy chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ”. “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta…” Ông đã chọn kết cục khác cho tâm hồn của mình. Trương Ba vẫn mãi là một Trương Ba thanh cao, lương thiện sống mãi trong lòng vợ con, người thân khi ông không còn ở đây, trong cái thể xác này nữa. Làm gì có việc ông được sống trọn vẹn, bắt đầu lại từ con số không như ngày xưa trong cái thể xác không có một chút hòa hợp với tâm hồn của ông đây? “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn… Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”
Đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã gửi đến một thông điệp hoàn toàn mới mẻ về cuộc đời và sự sống. Sống chứ không phải tồn tại đơn thuần, được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống là mình, sống trọn vẹn đã quý mà sống hoàn hảo, được quyền theo đuổi những gì mình yêu thích lại càng đáng quý hơn thế nữa. Con người phải biết phấn đấu, phải sống hết mình, đừng sống bám và tạm bợ vào người khác. Thì dù sau này mất đi, ta cũng được là chính mình, được mọi người trân trọng, sống trọn vẹn cả nhân cách và thể xác. Nhờ vào tài xây dựng cốt truyện mới mẻ, hợp lý Lưu Quang Vũ đã mang đến một tác phẩm đầy giá trị nhân văn và nhận định đúng đắn về cách sống.
Viết bởi Thể Hồng
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
“Sang Thu” - khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng và khép lại trong thầm thì triết lý nhân sinh. “Sang...
Chất liệu dân gian trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên
Lựa chọn hình ảnh con cò - biểu tượng cho sự bền bì và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam,...
Cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương - Văn mẫu 9
Bài thơ “Nói với con” của Y Phương là một khúc nhạc đan xen nhiều cung bậc, vừa mộc mạc, nhẹ nhàng...
Suy nghĩ về câu nói Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa
Giá trị vật chất và tâm hồn đều đáng quý. Chúng cần được đi đôi với nhau và không thể tách rời....
Phân tích 13 câu thơ đầu của bài thơ Vội vàng
Bài thơ "Vội vàng" tuy không phải là một bài thơ tình, nhưng nó lại là một tác phẩm nổi trội của...
Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Tràng giang
Bài thơ "Tràng Giang" - linh hồn của tập thơ "Lửa Thiêng" chính là những gì kết tinh nhất của hồn thơ...
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất