Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Tràng giang

Nói về Thơ mới, ta không thể nào không nhớ tới lời nhận xét của nhà phê bình Hoài Thanh: "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận." Đúng vậy, Huy Cận (một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ Mới) trước Cách Mạng Tháng 8 rất buồn, ông luôn có xu hướng "vui chung vũ trụ để nguôi sầu trần gian". Bài thơ "Tràng Giang" - linh hồn của tập thơ "Lửa Thiêng" chính là những gì kết tinh nhất của hồn thơ Huy Cận. Khổ thơ 1 và 2 của bài thơ miêu tả bức tranh con sông buồn ảo não, qua đó bộc lộ tâm trạng của chính tác giả.

Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Tràng giang

Bài thơ "Tràng Giang" gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc ngay từ nhan đề và lời đề từ của tác phẩm. Trong từ điển Hán Việt, "Tràng giang" có nghĩa là sông dài.Nhưng thay vì sử dụng "Trường giang" ( cũng có nghĩa là sông dài) thì Huy Cận đã chọn "Tràng giang" với hai âm "ang" liên tiếp. Vì sao? Bởi âm "ang" là một âm mở, nó mở ra không gian sông nước bao la, rộng lớn, mênh mông bát ngát. Dòng sông không tĩnh tại, mà luôn luôn giãn nở, chảy dài. Đồng thời, có lẽ đây cũng là sự kế thừa của tác giả từ câu thành ngữ "Tràng giang đại hải". Đây không chỉ là một dòng sông, dòng nước thông thường, mà nó còn là dòng chảy của lịch sử, của biết bao kiếp người. Câu đề từ: "Mênh mông trời rộng nhớ sông dài" khắc họa một nét buồn man mác của thiên nhiên cảnh vật. Tựu chung lại, cả lời đề từ và nhan đề đều giúp khái quát và lột tả rõ hơn nội dung chính của cả bài thơ.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết: 

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song"

Từ "sóng" được nhà thơ nhân hóa, ẩn dụ để thể hiện tâm trạng của chính ông. Không phải những đợt sóng mạnh vỗ bờ ào ạt, mà chỉ là những "gợn" sóng nhỏ nhẹ nhàng. Từng làn sóng nhẹ xô vào bờ cát thật là buồn biết bao! Đối lập với dòng nước lớn, đối lập với không gian bao la là hình ảnh một con thuyền nhỏ bé. Thế nhưng, trên con thuyền ấy lại không hề có sự xuất hiện của con người. Con thuyền đang "buông xuôi mái chèo". Trong thi ca xưa, con người luôn cô đơn và nhỏ bé trước thiên nhiên rợn ngợp hùng vĩ, nhưng dưới ngòi bút của Huy Cận, bức tranh thiên nhiên mà ông vẽ ra thậm chí còn cô liêu, tĩnh mịch hơn khi không có cả sự xuất hiện của con người. Hình ảnh buông xuôi mái chèo, phải chăng cũng diễn tả nỗi bất lực, buông xuôi của nhà thơ trước không gian, trước thời cuộc!? Hai từ láy "điệp điệp" và "song song" được tác giả khéo léo đặt ở cuối câu thơ nhằm tạo ra những dư ba, dư âm vang vọng. Tuy câu chữ đã dừng lại, nhưng ý thơ, tứ thơ sẽ còn vang vọng mãi.

Đọc hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất, ta có thể thấy được sự đan xen giữa lối thơ cổ điển và phong cách thơ hiện đại:

"Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng"

Thuyền và nước là những hình ảnh thơ, những thi liệu vô cùng quen thuộc trong thơ ca cổ. Tưởng chừng như, chúng sẽ luôn gắn bó, luôn đi liền với nhau; nhưng ở những câu từ của Huy Cận, ta lại thấy sự chia lìa, xa cách. Một bên thì "về", một bên thì "lại" chứ chẳng thể chung đường với nhau. Nhưng dù cho có đi ngả nào, có trôi dạt về đâu thì chúng cũng vẫn sẽ mang nỗi buồn sầu đơn côi ấy. Tâm trạng của nhà thơ đã giăng mắc và bao trùm, phủ kín lên khắp mọi cảnh vật. Trong những ngã rẽ sầu ảo, cô đơn, hình ảnh "cành củi khô" chợt xuất hiện và lọt vào trong thi từ của Huy Cận. Đây là một nét hết sức mới mẻ, bởi "củi" không hề mang chất thơ, cũng chưa từng có ai sử dụng nó để đưa vào thơ ca cả. Hình ảnh "cành củi" chính là ẩn dụ cho thân phận, cho những kiếp người nhỏ bé, khô héo, trôi dạt vô định, không bao giờ tìm thấy bến đỗ hay điểm dừng. Qua đây, ta phần nào thấy được tâm tư, tình cảm của tác giả dành cho con người, cho những kiếp đời khốn khổ.

Tràng Giang - Một âm hưởng của thời đại Huy Cận

Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đang miêu tả Tràng Giang ở tầm gần, vậy thì tới khổ thơ thứ hai, Huy Cận di chuyển tầm nhìn ra xa hơn - thêm cảnh, nhưng cũng thêm buồn:

"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu"

Ở đây, nhà thơ nói tới một cồn cát, nhưng chỉ là một cồn cát "nhỏ"; nhà thơ nói tới một ngọn gió, nhưng cũng chỉ là một ngọn gió "đìu hiu". Tuyệt nhiên, trong thế giới của "Tràng giang", chỉ có những hình ảnh nhỏ bé, cô đơn và lạnh lẽo. Hệ thống từ láy được tác giả sử dụng xuyên suốt từ đầu bài thơ, nhưng nó không làm cho câu thơ trở nên vui tươi hơn, mà chỉ càng gợi buồn, gợi sự nhỏ nhoi, côi cút.

Người ta thường nói, muốn tìm hiểu về cuộc sống ở nơi nào đó, hãy đi đến con sông và phiên chợ. Nhưng dòng sông ở đây đã là dòng tràng giang "buồn điệp điệp", còn phiên chợ thì sao…:

"Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều"

Câu thơ có thể được hiểu theo hai nghĩa: một là ở đâu đó, từ phía xa có tiếng chợ chiều vọng lại; hai là không hề có một âm thanh nào của sự sống từ phiên chợ ấy cả. Hiểu theo cách nào thì cũng đều đúng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật lấy động khắc tĩnh để miêu tả một không gian vô cùng hoang vắng, tĩnh mịch và ảm đạm. Không hề có dấu hiệu nào của sự sống từ nơi đây, chỉ có một mình Huy Cận đang đứng ngẩn ngơ buồn giữa sông nước, giữa đất trời.

Hai câu thơ tiếp theo, những hình ảnh thơ sóng đôi với nhau, mở ra một không gian bao la, đa chiều kích:

"Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu"

Nắng chiếu xuống làm cho dòng sông vốn đã dài lại càng dài ra. Trời lên cao làm cho bầu trời vốn đã rộng lại càng trở nên rộng hơn. Không gian đang dần dần giãn nở, ý thơ cũng vì thế mà trở nên to lớn hơn. Thông thường, người ta hay nói rằng "cao chót vót", nhưng thay vào đó, tác giả của chúng ta lại sử dụng từ "sâu chót vót". Ông muốn xoáy sâu vào độ lớn của vũ trụ, không gian mở ra bốn chiều: cao chót vót, sâu thăm thẳm rộng mênh mông và dài dằng dặc. Cũng nhờ có nghệ thuật tạo hình của điện ảnh độc đáo ấy, Huy Cận được mệnh danh là một nhà thơ mang nỗi sầu của vũ trụ. Không gian càng bao la, càng rộng lớn bao nhiêu, thì lòng người lại càng trống trải, thiếu vắng bấy nhiêu. Hình ảnh "bến cô liêu" gợi tả một nơi vốn dĩ phải đông đúc kẻ qua người lại, nay lại không có cả một cái bóng hay một tiếng thì thầm. Thật là đáng buồn làm sao!

Tóm lại, hai khổ thơ đầu của bài thơ "Tràng giang" là hình ảnh thiên nhiên buồn cùng với lòng tác giả.Hồn thơ Huy Cận trước Cách Mạng Tháng 8 luôn mang nỗi sầu vô cùng ảo não và luôn luôn bị ám ảnh bởi không gian rộng lớn, rợn ngợp. Tràng giang mà tác giả viết về, không chỉ đơn thuần là dòng sông, mà nó là dòng chảy não nề của tâm trạng con người trước thời cuộc, là dòng chảy của những kiếp người lênh đênh, là dòng chảy của lịch sử thăng trầm… Ngòi bút của Huy Cận tuy buồn nhưng lại rất lôi cuốn người đọc, người nghe, để lại cho độc giả những dư vị sâu sắc, khó phai nhòa.

Viết bởi Bùi Ngọc


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích khổ thơ 4 và 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Phân tích khổ thơ 4 và 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ Thanh...

Bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối

Bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối

“Chiều tối” bài thơ ra đời trong khoảng thời gian đầu khi Bác ở trong tù. Cũng trong thời gian đầu...

Phân tích hai khổ thơ cuối của bài thơ Viếng Lăng Bác

Phân tích hai khổ thơ cuối của bài thơ Viếng Lăng Bác

Bác Hồ từ lâu đã trở thành bao nguồn cảm hứng cho các thi sĩ sáng tác thơ ca. Mỗi một tác giả đều...

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Cùng SachHay24h.com phân tích hình tượng nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa một tác phẩm truyện...

Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài

Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài

Cảm nhận và phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”...

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Bài thơ được tác giả viết theo thể bát ngôn thất cú Đường luật. Xuyên suốt ba bài thơ là bức tranh...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.