Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ

Thạch Lam, cây bút xuất sắc khi xây dựng những câu truyện ngắn không cốt truyện nhưng đầy nội tâm và khắc khoải của nhân vật. Văn của Thạch Lam trong sáng, giản dị nhưng đủ sức hút, sự thăng trầm và sâu sắc trong đó. Trong số các tác phẩm như tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng trong vườn; tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường.Ta không thể không nói đến truyện ngắn Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn). Qua đó, nhà văn đã cho thấy một sự tàn lụi, cảnh nghèo khó của những kiếp người, nhưng cũng làm bật lên cái khao khát tiềm tàng về một cuộc sống tươi đẹp hơn của họ. Đặc biệt điều đó được thể hiện rõ ràng nhất qua cảnh đợi tàu của chị em Liên.

Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ

Trước khi tàu đến, “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Một chút háo hức và mong mỏi cái gì đó làm Liên nhớ cuộc sống trước kia.Liên và An từng là con người của Hà Nội, từng có cuộc sống vô ưu, vô lo. Nhưng bây giờ chị em Liên phải rời Hà Nội vì “thầy Liên mất việc”. Liên về một khu phố tàn lụi, mỗi chiều phải “trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu của mẹ”. Hôm nay cũng như mọi khi, khi khu phố đã chìm vào màn đêm, chỉ còn le lói vài ánh đèn, ánh lửa từ gánh phở của Bác Siêu, từ ngọn đèn le lói trong cửa hàng. Thế là Liên và An chờ tàu đến, chờ đến ríu cả mắt lại vì mẹ dặn “phải thức đến khi tàu xuống…để bán hàng, may ra còn có một vài người mua”. Nhưng Liên đâu mong mỏi điều đó, “Liên không trông mong còn ai đến mua nữa.Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lá là cùng”, mà Liên chờ đoàn tàu về. Thứ mang ánh sáng mà “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi”. Dường như họ mong đợi cái gì đó thắp sáng cuộc đời tăm tối của mình. Vậy nên, Liên cố thức vì muốn có điều gì đó làm Liên hạnh phúc, làm Liên đợi chờ.

Rồi cái niềm hi vọng của Liên cũng đã đến. “Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra heo ngọn gió xa xôi”. Thứ thanh âm ấy dường như đã phá vỡ cái yên tĩnh của phố huyện nghèo. Ánh đèn của đoàn tàu xua đi màn đêm bao phủ con người, thay cho những ngọn đèn le lói. Phải chăng đó còn là thứ ánh sáng hi vọng mà người dân nơi đây mong đợi. Một điều gì đó có sức sống, mùi hương làm lòng người thổn thức và hồi hộp. Liên gọi An dậy, “hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”. “Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”. Cái thứ ánh sáng diệu kì ấy làm Liên thấy vui nhưng cũng có chút chạnh lòng, tâm tư xen kẽ, hòa vào tâm trí Liên. Nó làm em nhớ những ngày trước. Em nhớ về một “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rức vui vẻ và huyên náo”. Chính em cũng biết rằng có một thế giới khác đã mở ra khi tàu đi qua. Cái thế giới đủ đầy vật chất của người Hà Nội, khác hẳn với phố huyện nghèo nơi đây. Liên có lẽ buồn cho những con người như cụ Thi, một bà già hơi điên đã “đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Liên thương cho gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếc, “một gia đình hát rong đầy tăm tối”. Hay phải chăng em còn thương cho chính mình và gia đình. Bởi Liên cũng từng có những ngày tháng tươi đẹp, từng được “hưởng những thức quà ngon”, “bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền- được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”. Bây giờ đây Liên chỉ có thể ngồi chờ đoàn tàu vào buổi chiều, chờ cái hơi thở, không khí Hà Nội đoàn tàu mang lại. Đó, đoàn tàu, ánh sáng rực rỡ ấy cũng là giá trị nhân đạo mà Thạch Lam đã mang đến cho “Hai đứa trẻ”, cho Liên, cho người dân nơi phố huyện. Hay nhà văn còn đang muốn cứu giúp cho họ thoát khỏi cái nghèo, muốn đem tới tia sáng may mắn, hạnh phúc xua đi sự mỏi mòn chờ đợi của những kiếp người.

Rồi tàu đến và đi, chỉ trong cái chớp mắt. “Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.Tiếng vang động của xe hra đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe nữa”. Cả phố huyện cũng không còn náo nhiệt nữa, chỉ còn những ánh sáng mờ mờ từ vì sao trên nền trời đêm rộng lớn, cao vút ấy. Không gian yên tĩnh, càng tĩnh lặng hơn bởi tiếng trống cầm canh. Mọi người cũng dọn dẹp quầy hàng, gánh phở Bác Siêu, chị Tí đương sửa soạn đồ đạc, vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu nhỏ. “Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình mờ mờ đi trong mắt chị”. Liên không nghĩ nữa, cái buồn ngủ đã kéo đến, “Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối”. Phải chăng, cuộc đời của Liên và những con người nơi đây cứ thế tiếp diễn và không lối thoát? Không ai biết được tương lai của họ ra sao. Cái cảm giác mơ hồ trong tâm trí Liên được Thạch Lam nhắc đến đã nói lên điều đó?

Tóm lại, với mạch diễn biến đầy mới mẻ, văn phong trong sáng, giản dị của Thạch Lam đã vẽ nên bức chân dung một phố huyện nghèo, những kiếp người bị lãng quên của dòng đời. Nhưng qua đó cũng gieo cho họ một sức sống, làm bừng lên cái đẹp trong tâm hồn.Những con người nghèo về vật chất nhưng đầy mơ ước thay đổi cuộc đời tăm tối của mình. Hai đứa trẻ, một tác phẩm có sự hòa quyện đủ đầy giữa hiện thực và trữ tình.

Viết bởi Thể Hồng


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích hình tượng nhân vật Thị trong Vợ nhặt

Phân tích hình tượng nhân vật Thị trong Vợ nhặt

Nhân vật Thị không chỉ đại diện cho một lớp người, cho những sức sống mãnh liệt, khao khát sống...

Phân tích hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Phân tích hình tượng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Tâm trạng của Liên được thể hiện qua nhiều giai đoạn nhưng có lẽ bức tranh phố huyện lúc chiều...

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong chữ người tử tù

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Con người ông rất mực tài hoa,...

Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

Mị là sự điển hình, là đại diện cho một tầng lớp bị đối xử bất công. Tô Hoài đã thấy khát...

Ý nghĩa của tiếng sáo trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

Ý nghĩa của tiếng sáo trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

Tiếng sáo là điểm nhấn cực kì ý nghĩa và mang tính trữ tình trong Vợ chồng A Phủ. Nếu thiếu tiếng...

Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

Khi nhận được bát cháo, hắn rất ngạc nhiên. Rồi tự nhiên hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt....

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.