Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Thi là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Một nhà văn gắn bó sâu nặng với nhân dân nơi đây và thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà văn của người dân Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Từ khi ông trở lại miền Nam, các tác phẩm của Nguyễn Thi bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông – Nam Bộ. Phải chăng vì thế mà nhân vật, câu từ của nhà văn đều in đậm cách sống, cách nói chuyện của người dân nơi đây. Mà điều đó, chúng ta dễ dàng thấy được qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn. Hơn thế nữa, qua đó người đọc còn được thấy một thế hệ, những con người hi sinh tuổi trẻ, dùng tình yêu, xương máu để bảo vệ Tổ quốc như nhân vật Việt trong tác phẩm.

Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình

Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, gan góc, dũng cảm nhưng cũng có phần trẻ con của một cậu con trai mới lớn. Việt hồn nhiên, vô tư và đầy trẻ con. Ấy là cái tính trẻ con ấy của cậu thể hiện qua việc tranh giành với chị Chiến. Từ chuyện bắt ếch, chuyện bắn tàu chiến Mĩ trên sông Định Thủy hay đến cả việc chọn hi sinh đến chiến trường trả thù cho má vào đêm ghi tên đi tòng quân. Biết chị hay nhường mình, một phần trẻ con cũng dẫn đến việc cậu luôn tranh giành và tự cho rằng mình sẽ được ưu tiên, đó là một điều hiển nhiên. “Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với”. Việt bất ngờ khi chị Chiến không nhường mình, “Việt dòm chị, mình đứng đâu có thua chị, tuy tóc chị có cao hơn mình một chút thật”. Đi tòng quân cũng đồng nghĩa với việc: “Ra đi chỉ một lời thề -- Nếu chưa hết giặc chưa về quê hương”. Ra đi cũng đồng nghĩa không biết ngày mai mình sẽ sống hay chết, vậy mà sau khi ghi tên đi tòng quân, Việt nghe chị sắp xếp việc nhà, mọi việc cứ tùy ý chị Chiến quyết định, cậu thế nào cũng được. “Tôi nói chị tính sao cứ tính mà…” Và trong khi Chiến lo toan cho việc nhà, “Việt nghĩ vậy, rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Con người của Việt được nhà văn khắc họa đầy ngây ngô, vô tư và cũng đơn thuần. Việt đi tòng quân, trên chiến trường, cậu không sợ chết, không sợ bom đạn mà lại sợ ma. “Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông…Việt nằm thở dốc”.

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Tuy hồn nhiên trẻ con là thế nhưng Việt là một con người giàu tình cảm, yêu thương má và chị Chiến. Trong giây phút thập tử nhất sinh trên chiến trường, tỉnh dậy và lại ngất đi, trong cơn mê man ấy, với tiếng ve gáy u u cao vút, Việt nhớ má. “Ước gì bây giờ lại được gặp má”. “Má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu  Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn…” Nỗi nhớ và sự trống vắng, cô độc ở hiện tại “lan dài cho tới ngón chân”. Việt có một mình ở đây thôi ư? Việt muốn gặp lại đồng đội, gặp lại chị Chiến. Việt hay tranh giành với chị, ấy vậy mà cậu không cho ai biết là cậu có chị gái tên là Quyết Chiến, tiểu đội trưởng của bộ đội nữ địa phương quân Bến Tre. Cậu giấu chị vì cậu ta “sợ mất chị mà!” Lúc ghi tên đi tòng quân, Việt muốn chị ở nhà bình yên để mình hi sinh đi trả thù cho má, một lòng cậu theo Đảng, hăm hở ra trận với quyết tâm “đi trả thù mà không sợ dài lâu” (Nguyễn Khoa Điềm). Vậy mà chị Chiến cũng đi, hình ảnh hai chị em Chiến, Việt đưa bàn thờ má sang nhà chú Năm đã làm sống lại tinh thần yêu nước, sự quật cường giành lại độc lập của những thế hệ cha anh đi trước. “Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ thế”. Những ngày ở chiến trường, Việt nhớ chị Chiến, muốn viết thư cho chị “nhưng không biết viết sao”. Cậu không muốn kể cho chị nghe về chiến công của mình vì nó chưa là gì so với thành tích của đơn vị và những ước mong của má cậu.

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Việt, một cậu con trai mới lớn nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí đầy kiên cường dũng cảm. Nhớ ngày Việt cùng chị Chiến đưa bàn thờ má đi qua nhà chú Năm, Việt cảm thấy “mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”. Một mối thù vì đã cướp má Tư Năng của cậu đi. Trong đêm bị thương và lạc mất đồng đội, Việt nghe tiếng súng của quân ta, “Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến”. Việt từ khi bị thương, mơ màng hết ba bốn lần, khi nghe được sự sống trong đêm vắng lặng, cậu đã “ngóc dậy” và tiếp tục tiến lên theo lời thề của mình. “Bởi dù đã kiệt sức không bò đi được nữa nhưng một ngón tay Việt vẫn đang đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng” bất kì khi nào có ai tới, Việt cũng sẵn sàng chiến đấu tới cùng. Việt khi nghe tin chiến thắng từ anh Tánh “diệt hết rồi, trận đánh xong rồi, xong rồi…”, một nụ cười hiện lên trên khuôn mặt của người con trai, một con người anh hùng của má Tư Năng. Việt là hiện thân câu hò của chú Năm: “theo từng câu hò, khi thì Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định”. Việt là một niềm tự hào của quê hương, của gia đình, của má và của chị Chiến.

Tóm lại, Việt là một nhân vật điển hình cho thế hệ người trẻ ngày trước, thế hệ cha anh đã đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các văn phong in đậm bản sắc tiếng nói của người dân Nam Bộ, Nguyễn Thi cùng với cách kể truyện theo hồi ức của nhân vật Việt đã để lại những ấn tượng về sự hy sinh, những tính cách cao đẹp của con người nơi đây nói chung và Việt nói riêng trong lòng người đọc. Ông xứng đáng là nhà văn của người nông dân Nam Bộ thời đánh Mĩ.

Viết bởi Thể Hồng


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Bài văn phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu hay nhất

Bài văn phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu hay nhất

Quả thực, bài thơ Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cách...

Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên

Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên

Dòng sông thơ mộng ấy đã có những vẻ đẹp đa chiều từ dòng chảy nơi thượng nguồn. Mang tính lưỡng...

Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Tây Tiến

Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có thể nói là một trong những bài thơ thành công nhất về đề...

Thuyết minh về hoa sen

Thuyết minh về hoa sen

Cây hoa sen thực sự là một trong những loài cây có một “vị thế không nhỏ trong lòng mỗi người con...

Nghị luận xã hội - Sự tự tin của mỗi người

Nghị luận xã hội - Sự tự tin của mỗi người

Sự thành công của mỗi con người không chỉ có được bằng tài năng của mình mà còn bằng sự tự tin,...

Hãy nói không với tệ nạn xã hội

Hãy nói không với tệ nạn xã hội

Nêu cao tinh thần “Nói không với những tệ nạn xã hội” là chúng ta đang cảnh tỉnh chính mình và nhắc...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.