Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên

 Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên

“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt

Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được

Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư.”

Đó là những câu hát rất thật về vẻ đẹp thơ mộng nhưng cũng rất đôi trầm tư trong bài hát “Huế tình yêu của tôi”. Huế đã gieo vào lòng người những vấn vương, những cảm xúc khó nói nên lời. Mỗi ai khi đến Huế cũng sẽ một lần yêu cái dòng chảy lững lờ nhưng cũng có lúc nhanh của dòng sông Hương mộng mơ ấy. Vẻ đẹp của nó dường như được nhà văn Nguyễn Phủ Ngọc Tường, nhà văn chuyên về bút ký, khắc họa đầy rõ nét trong bài kí đặc sắc “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Tác phẩm qua nhiều yếu tố như cuộc đời, bản sắc văn hóa và hơn hết là thông qua cảnh sắc thiên nhiên đã bộc tả thành công đẹp nên thơ trữ tình và khác biệt trong dòng chảy của sông Hương thơ mộng.

Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên

Dòng sông thơ mộng ấy đã có những vẻ đẹp đa chiều từ dòng chảy nơi thượng nguồn. Mang tính lưỡng thể, dòng sông có lúc tưởng chừng như nhẹ nhàng, êm đềm nhưng cũng có lúc dữ dội đến không ngờ. Sự dữ dội và đầy mạnh mẽ khác lạ của sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường ví như “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”. Nhưng chốc nữa, ta lại thấy một dòng chảy khác đầy dịu dàng thơ mộng của nó, sông Hương “trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Một dòng sông vừa phóng khoáng và man dại “như một cô gái Di-gan”. Phải chăng sự biến đổi ấy là do sự tôi luyện của rừng già nơi đây? Sức mạnh của người con gái đã bị chế ngự, “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Một vẻ đẹp mà chính nhà văn cũng phải thừa nhận sự đa diện của nó. “Người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua”

Trước khi chảy vào lòng thành phố Huế, sông Hương là một “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” chờ người tình đến đánh thức. Để có vẻ ngoài đẹp nhất, sông Hương đã chuyển mình, thay đổi rất nhiều lần trước khi có cuộc gặp mặt với định mệnh đời mình-một thành phố tương lai của nó. Nó đã “uốn mình theo những đường cong thật mềm như tấm lụa tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Nhà văn yêu dòng sông quê mẹ, yêu sự chuyển mình với dáng hình uốn lượn của con sông, tình yêu thốt lên qua những câu văn cũng như Tố Hữu đã nói: “Hương Giang ơi, qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình”.Từ một dòng sông dịu dàng, sông Hương trở nên hoạt bát, sống động rồi lại trầm mặc như đang suy tư điều gì khi qua những rừng thông u tịch với những lăng tẩm đồ sộ âm u của vua chúa triều Nguyễn” . Nếu ai đến Huế, thăm thú Khiêm Lăng (lăng vua Tự Đức) mới cảm nhận được vẻ đẹp trầm buồn, cổ kính nơi đây:

“Bốn bề núi phủ mây phong

Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên”

Với sự hiểu biết sâu sắc, những so sánh, nhân hóa cùng ngôn ngữ giàu đẹp đầy trang nhã, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nổi bật cảnh đẹp của sông Hương giữa ngoại vi thành phố Huế.

Vào đến thành phố, dòng sông như bản chất hiền hòa và dịu dàng của người dân nơi đây, cũng mang một vẻ đẹp tĩnh lặng. Sông Hương vui hẳn lên như đã tìm được người tình trong mộng của mình, nó đã vào đến cái thành phố của nó, in bóng cầu Tràng Tiền “chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những vành trăng non, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Xuôi về Cồn Hến, dòng sông có sự huyền ảo khiến người đọc nhớ đến vẻ đẹp của ánh trăng trong dòng thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Khác với dòng chảy của những con sông nổi tiếng trên thế giới như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương đã giữ cho Huế “trong tổng thể vẫn giữ nguyên vẹn dạng một đô thị cổ, trỉa dọc hai bờ sông”. Nước sông Hương tỏa đi khắp đô thị, dòng sông thơ mộng ấy đã làm cho cố đô Huế như “một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào có được”. Dường như sự thơ mộng, trữ tình của Hương Giang nói riêng và con người Huế, mảnh đất miền Trung này nói chung đã được ngòi bút tài năng, sống động của nhà văn bộc lộ rõ ràng. Cách liên tưởng, sự miêu tả sát đáng: “Đấy là một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế qua trăm ngàn ánh hoa đăng chao nhẹ trên mặt nước như vương vấn một nỗi lòng”.

Quả thật vậy, cái sự vấn vương, thương nhớ và nuối tiếc khi phải rời đi của dòng sông Hương đã được diễn tả bằng ngòi bút nghệ thuật rất đỗi tài hoa. Dưới ngòi bút đó, dòng sông Hương “trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, tiếng đàn vang vọng và đầy níu kéo. Cũng giống như cách dòng chảy rời thành phố rồi vòng lại nhìn ngắm người tình mong đợi của mình một lần nữa rồi mới rời đi. Sự đổi dòng đột ngột như một sự lưu luyến không nỡ rời đi “như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói”. Hay phải chăng là do bản chất thủy chung của Hương Giang lững lờ trôi này đã tồn tại từ xưa cũng như nàng Kiều lưu luyến Kim Trọng: “Còn non, còn nước, còn dài – Còn về, còn nhớ…”

Tóm lại, câu văn trong bút ký này đầy hào hoa, tài năng mới đủ diễn tả rõ nét cái vẻ đẹp trong ngần, mãnh liệt, thơ mộng của Hương Giang. Bài ký qua vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên cũng đủ làm bật lên cái đẹp độc đáo này, toát lên một tình yêu xứ sở, đằm thắm qua cách cảm nhận bình dị mà sâu sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Viết bởi Thể Hồng


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Tây Tiến

Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có thể nói là một trong những bài thơ thành công nhất về đề...

Thuyết minh về hoa sen

Thuyết minh về hoa sen

Cây hoa sen thực sự là một trong những loài cây có một “vị thế không nhỏ trong lòng mỗi người con...

Nghị luận xã hội - Sự tự tin của mỗi người

Nghị luận xã hội - Sự tự tin của mỗi người

Sự thành công của mỗi con người không chỉ có được bằng tài năng của mình mà còn bằng sự tự tin,...

Hãy nói không với tệ nạn xã hội

Hãy nói không với tệ nạn xã hội

Nêu cao tinh thần “Nói không với những tệ nạn xã hội” là chúng ta đang cảnh tỉnh chính mình và nhắc...

Suy nghĩ cá nhân của em về việc xả rác bừa bãi

Suy nghĩ cá nhân của em về việc xả rác bừa bãi

Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được...

Phân tích & mở rộng khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Nói với con

Phân tích & mở rộng khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Nói với con

Tác phẩm Nói với con của Y Phương, nhà thơ dân tộc Tày, các tác phẩm của ông thường mang âm hưởng...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.