Đất Nước - Chiều sâu lịch sử và sự gắn bó bình dị với đời sống nhân dân

Khác với nhiều bài thơ viết về tình yêu quê hương, dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm qua phần đầu của bài thơ Đất Nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng được viết vào năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước đầy gần gũi và bình dị. Từ đó làm bật lên sự gắn kết sâu sắc giữa Đất Nước và con người. Nhấn mạnh lịch sử có từ lâu đời của tổ tiên, của nhân dân Việt Nam.

Đất Nước - Chiều sâu lịch sử và sự gắn bó bình dị với đời sống nhân dân

“Khi ta lớn lên …Đất Nước có từ ngày đó”

Với mục đích trả lời cho câu hỏi mang tính lịch sử dân tộc: “Đất Nước ta có từ bao giờ ?”, Nguyễn Khoa Điềm không trả lời với những hình ảnh mang tính cầu kì, hoa lệ và kì vĩ. Chỉ bằng sự gắn kết với đời sống nhân dân. Đất Nước có từ khi những “ngày xửa ngày xưa” mà mẹ hay kể cho ta nghe. Rồi bao đời sau đó cũng như vậy, cũng chẳng ai biết những câu chuyện ngày xưa ấy đã có từ bao giờ, đã truyền nhau qua bao nhiêu thế hệ ? Đất Nước phải chăng có từ miếng trầu bà ăn, có từ lúc hình thành những phong tục riêng của nhân dân Việt Nam, có từ lúc những lũy tre xanh xông trận đánh giặc. Với giọng điệu tâm tình thủ thỉ, câu thơ dần được mở rộng đến 12, 13 chữ, với cách gieo vần tinh tế (dầu-trầu, ăn-dân):

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

Nguyễn Khoa Điềm từ gợi nhắc về cội nguồn đến nhấn mạnh sự gắn kết sâu sắc của con người Việt Nam ta từ xa xưa đến tận ngày nay với Đất Nước. Bản thân nhà thơ cũng không biết cụ thể thời gian mà Đất Nước có mặt, chỉ biết từ khi ông cha ta cầm tre đánh giặc như trong truyện Thánh Gióng, từ trước khi ta có những phong tục tập quán như “bới tóc sau đầu”, lâu đến nỗi như đạo lí vợ chồng ân nặng tình sâu tồn tại ngàn đời. Đất Nước đã là một nhân chứng sống, “Đất Nước lớn lên”, hiện diện quanh ta, gần gũi với từng cá thể chúng ta. Đất Nước gắn bó sâu sắc với người Việt Nam như “gừng cay muối mặn”, như vợ chồng thương nhau đầy bền chặt. Và một lần nữa nhà thơ muốn nhắn nhủ rằng Đất Nước đã có từ khi con người Việt Nam có tiếng nói riêng:

“Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

Với ngôn từ bình dị và gần gũi, không một từ Hán Việt nào xuất hiện, Nguyễn Khoa Điềm đã nhắc đến Đất Nước bằng những hình ảnh thân thuộc, Đất Nước không đâu xa vời mà tồn tại hằng ngày trong đời sống chúng ta. Từ những phong tục đậm màu sắc văn hóa dân tộc, từ những câu truyện nuôi lớn tâm hồn con người qua bao thế hệ, từ những tên gọi đồ vật “ cái kèo, cái cột” đến “xay, giã, giần, sàng” mang đậm lời ăn tiếng nói con người Việt Nam. Đến cả lịch sử ngàn đời dựng nước cũng được nhắc đến đã một lần nữa khiến người đọc cảm nhận chiều sâu của lịch sử dân tộc ta.

“Khi ta lớn lên …Đất Nước có từ ngày đó”

“Đất là nơi anh đến trường…Đất Nước vẹn tròn to lớn”

Dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, dù Đất Nước được nhà thơ chủ ý tách làm hai cá thể riêng như Đất, Nước, hay gắn liền không tách rời thì ở tại nơi này cũng là nhân chứng cho bao thế hệ yêu nhau, thương nhua, sinh con đẻ cái làm nên một Đất Nước thơ mộng và bền vững như hiện tại:

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn…”

Đất Nước có từ khi Lạc Long Quân, Âu Cơ sinh ra trăm con, trở thành tổ tiên của người Việt Nam. Đất Nước trong bốn ngàn năm chống giặc ngoại xâm, hơn một trăm năm tìm kiếm độc lập, tự do và tiếng nói riêng đã in dấu bao xương máu đổ xuống của anh hùng, liệt sĩ. Đó là cả một bề rộng và chiều dài lịch sử của dân tộc hiện diện trong từng dòng thơ.Trong hạnh phúc của vài đôi trai gái cũng có sự chia ly đau đớn do chiến tranh của người khác như Giang Nam từng viết trong bài thơ Quê hương của mình:

“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những lần trốn học bị đòn roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần máu thịt của em tôi”

Từ những hứa hẹn của: “Những ai bây giờ - Yêu nhau và sinh con đẻ cái - Gánh vác phần người đi trước để lại - Dặn dò con cháu chuyện mai sau”, nhà thơ như thể hiện sự tin tưởng và hứa hẹn một tương lai, sự phát triển của thế hệ trẻ mai sau, của một Đất Nước tươi đẹp ngày mai.

“Đất là nơi anh đến trường…Đất Nước vẹn tròn to lớn”

“Trong anh và em hôm nay…Làm nên đất nước muôn đời”

Tiếp tục ý nghĩa của khổ thơ trên, Nguyễn Khoa Điềm nói về tương lai và trách nhiệm của mỗi chúng ta. Đất Nước vốn dĩ gắn bó với từng người Việt Nam trong máu thịt, trong xương, trong cốt cách và tính tình. Lời thơ mang giọng điệu tâm tình và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ai trong mỗi người Việt Nam cũng thừa hưởng những di sản văn hóa, giá trị vật chất tinh thần vô giá từ tổ tiên. Để những điều đó trường tồn mãi, Đất Nước bền vững qua từng hệ thì chúng ta phải biết bảo vệ và xây dựng thêm từng ngày. Từng lời thơ nhẹ nhàng như nhắn nhủ thế hệ mai sau cũng như chính bản thân nhà thơ:

“Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Viết bởi Thể Hồng


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Tấn bi kịch của Hồn Trương Ba da hàng thịt

Tấn bi kịch của Hồn Trương Ba da hàng thịt

Đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt mang đậm những triết lí nhân văn sâu sắc. Bi kịch của nhân...

Phân tích tình huống truyện của Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích tình huống truyện của Chiếc thuyền ngoài xa

“Đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người”. Đó là phương châm, là lý tưởng trong suốt...

5 cách mở bài phân tích cho bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

5 cách mở bài phân tích cho bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Nói đến Hàn Mặc Tử là nghĩ đến một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Đây thôn...

Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Từ đề tài, cảm hứng, giọng điệu, bút pháp cho đến chất liệu sáng tác, “Tràng Giang” đều mang...

Nghị luận xã hội - Hãy sống như cái máy điều hòa nhiệt độ

Nghị luận xã hội - Hãy sống như cái máy điều hòa nhiệt độ

Đừng vì những cảm xúc nhất thời mà đánh mất bản thân, đánh mất cơ hội, đánh mất những người...

Cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

Cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

Truyện không đi vào những biến cố, những xung đột xã hội gay gắt mà đó là những cung bậc cảm xúc...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.