Phân tích hai khổ thơ cuối của bài thơ Viếng Lăng Bác

Bác Hồ từ lâu đã trở thành bao nguồn cảm hứng cho các thi sĩ sáng tác thơ ca. Mỗi một tác giả đều có những xúc cảm riêng khi viết về Bác, là xót xa, là nuối tiếc, là tự hào, cũng là ngưỡng mộ cho một đời người vì dân, vì nước. Bằng cảm xúc chân thực, bằng ngôn ngữ gợi cảm kết hợp cùng hình ảnh quen thuộc giàu chất tạo hình thì nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam một bài thơ được viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu - bài thơ “Viếng Lăng Bác”. Nhà thơ Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm một ngàn chín trăm hai mươi tám và mất năm hai ngàn lẻ năm, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết vào tháng tư năm một ngàn chín trăm bảy mươi sáu, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn Phương ra Bắc thăm lăng Bác và đã viết bài thơ này. Bài thơ thuộc thể loại thơ tự do và gồm có bốn khổ, “Viếng lăng Bác” dường như đã nói lên được tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc. Đặc biệt, những tình cảm ấy lại chan chứa và dạt dào nhất ở hai khổ thơ ba và bốn.

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Nếu như khổ một và hai trong bài thơ thể hiện được cảm xúc hào hứng cùng giọng điệu trang trọng của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác thì khổ ba, bốn của bài thơ đã thành công nói lên cảm xúc thành kính và lòng biết ơn cùng nỗi xót xa của Viễn Phương khi bước vào trong lăng Bác. Hai khổ cuối bài thơ như những nốt nhạc du dương, trầm bổng, réo rắt như tấm lòng tha thiết yêu mến của nhà thơ với Bác Hồ. Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc, từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi cảm, câu thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Khi bước vào trong lăng, nhà thơ cảm nhận được khung cảnh bên trong lăng thật êm dịu,thanh bình, không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng, cũng như hình ảnh Bác vẫn đang nằm đây, “Bác nằm trong một giấc ngủ bình yên”, một giấc ngủ dài đằng đẵng, không vướng chút một lo âu phiền muộn nào. Bác đã dành cả một đời mình để lo toan cho quê hương, suốt bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, bây giờ đất nước đã bình yên mà Bác thì ra đi mãi mãi. Bên cạnh giấc ngủ của Bác là “một vầng trăng sáng dịu hiền”, luôn soi sáng cho Bác ngủ. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng Bác bầu bạn cùng trăng. Lúc sinh thời chẳng có lúc nào là Bác không cùng bầu bạn với ánh trăng dịu nhẹ kia, từ giữa chốn tù đày, đến “cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu”,... điều đó dường như gợi lên tình yêu thiên nhiên của Bác là vô cùng to lớn. Rồi bỗng nhiên mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác, dù Bác đã ra đi, nhưng sẽ luôn ở mãi trong lòng người dân Việt Nam, sẽ luôn sống mãi với non sông đất nước. Cũng giống như bầu trời xanh sẽ còn “mãi mãi” trên đầu chúng ta. Bác vẫn sống trong tâm tưởng của mỗi người, Bác mãi hiện diện trên mỗi phần đất, mỗi thành quả, mỗi phần tử tạo nên đất nước này. Đó là một thực tế không thể phủ nhận. Dẫu biết là thế “mà sao nghe nhói ở trong tim”, câu thơ trên đã bộc lộ được cảm xúc thương nhớ và xót xa về sự ra đi của Bác. Lòng nhà thơ bỗng dâng trào những cảm xúc thành kính cùng biết ơn và một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lý lẽ, mọi lập luận lí trí.

Và trong cuộc sống này, lần gặp gỡ nào rồi cũng sẽ đến lúc chia ly. Trong khổ thơ bốn, nhà thơ Viễn Phương cảm thấy vô cùng bồi hồi, luyến tiếc khi phải rời xa Bác để quay trở về miền Nam. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Ngày mai phải rời xa Bác, một tiếng “thương” nghe sao mà tha thiết quá, một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương Bác lắm, nước mắt trào ra mà chẳng kìm lại được. Dường như Viễn Phương không thể kìm được cảm xúc của bản thân, muốn được mãi bên cạnh Bác. Nhà thơ “muốn là con chim hót” để góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, “muốn làm đóa hoa tỏa hương” để góp chút hương sắc dịu nhẹ và tươi đẹp cho không gian quanh Bác, “muốn làm cây tre trung hiếu” để góp một chút bóng mát che nắng cho quê hương của Bác. Tất cả đều là muốn làm Bác vui và ngủ an giấc hơn. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác.

Nhà thơ Viễn Phương đã thành công sử dụng phép điệp ngữ vào khổ thơ bốn. Điệp ngữ “muốn làm” dường như nhấn mạnh hơn nữa khát khao, ước vọng của nhà thơ được ở cạnh Bác Hồ cũng như thể hiện rõ tâm trạng lưu luyến Bác, muốn mãi cạnh Bác, muốn tiếp nối con đường yêu nước và cống hiến cho quê hương đất nước của Bác. Với phép điệp ngữ vô cùng hoàn hảo trong khổ thơ cuối, nhà thơ đã bày tỏ rõ nét nỗi lòng của bản thân khi đã đến lúc phải quay về miền Nam, mà sao lòng đầy lưu luyến, không muốn rời xa Bác, muốn luôn ở bên cạnh Bác.

Về nghệ thuật, bài thơ “Viếng lăng Bác” có nhiều điểm nghệ thuật rất đặc sắc, giúp biểu hiện thành công thêm về những giá trị nội dung. Từng câu thơ trong bài đều có giọng điệu trang trọng và tha thiết, gợi lên cho người đọc nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thật sự thành công khi đã thể hiện được tâm trạng lưu luyến, xúc động và lòng thành kính biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác một cách chân thực nhất. Đó là tình cảm thành kính thiêng liêng của người con Nam Bộ đối với vị cha già dân tộc.

Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Cũng như nói lên được nỗi lòng của bao người con Việt Nam khi Bác ra đi, qua đó thấy được vị trí của Bác Hồ trong lòng dân quan trọng như thế nào. Từ bài thơ này, em cảm thấy mỗi một thành quả, mỗi một công lao và hòa bình của cả đất nước đều có một phần công lao của Bác, dù nhỏ hay lớn đều có sự hiện diện của Bác, cho nên em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để cùng mọi người xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng trở nên tốt đẹp hơn trên nền móng mà Bác đã tạo ra.

Xem thêm:

Viết bởi Khủng Long


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Cùng SachHay24h.com phân tích hình tượng nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa một tác phẩm truyện...

Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài

Phân tích hình tượng người đàn bà làng chài

Cảm nhận và phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”...

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Bài thơ được tác giả viết theo thể bát ngôn thất cú Đường luật. Xuyên suốt ba bài thơ là bức tranh...

Ông giáo - Nhân vật mang nỗi đau của một trí thức nghèo

Ông giáo - Nhân vật mang nỗi đau của một trí thức nghèo

Nam Cao đã khai thác mọi khía cạnh, thể hiện nỗi đau, sự bất lực của người tri thức nghèo đầy...

Nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng

Nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng

Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ...

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

“Khi con tu hú” sử dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc. Từ ngữ đơn thuần, bình dị khắc sâu vào...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.