Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Chế Lan Viên
Nhà văn Lê Thành Nghị khi nhận xét về Chế Lan Viên từng nói sau: “Từ thuở viết ‘Điêu tàn’ cho đến những tập cuối cùng của ‘Di cảo’, Chế Lan Viên đã làm cho người đọc đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác. Sức sáng tạo của Chế Lan Viên có thể nói là phi thường và dấu ấn thơ ông để lại trong đời sống tinh thần thời đại mà ông sống quả là hết sức sâu sắc.”
- Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà văn Nguyễn Minh Châu
- Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử
Chế Lan Viên, nhà thơ nổi bật của phong trào thơ mới, có một phong cách rất khác lạ trên văn đàn Việt Nam. Thơ của ông là sự kết tinh giữa âm hưởng của thời đại, sự phá cách của ngoại lai và nét ân tình của người Việt Nam. Có thể nói, tìm hiểu về Chế Lan Viên là hành trình khám phá một bài ca tuyệt đẹp.
Cuộc đời nhà thơ Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ra trên mảnh đất Quảng Trị. Ông là một nhà thơ, nhà văn hiện đại của nền văn học Việt Nam. Bút danh Chế Lan Viên mang hàm ý là một bông hoa lan trong khu vườn của dòng họ Chế- Một dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa. Ngoài bút danh Chế Lan Viên, ông còn có bút danh khác là Thạch Hãn, Chàng Văn, bút danh này thường được ông ký tên trên các bài báo và các bài viết ngắn in trên báo.
Chế Lan Viên sinh ra tại Quảng Trị nhưng lại lớn lên và đi học tại Quy Nhơn - Bình Định. Ông chỉ học hết bậc thành chung thì nghỉ học, đi làm gia sư để kiếm sống. Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội và đi học trở lại. Sau đó ông vào Sài Gòn làm báo rồi lại chuyển ra Thanh Hóa dạy học.
Tháng 07/1949, Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1954, ông ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Sau đó, ông công tác ở phòng văn nghệ khoảng 2 năm từ năm 1956-1958.
Chế Lan Viên đã viết nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 05/1975. Khi viết báo ông thường ký dưới bút danh Thạch Hãn.Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói Kiều và Lý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1954, CLV tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa – giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Sự nghiệp văn học
Trong cuộc đời sáng tác, nhà thơ Chế Lan Viên để lại nhiều tác phẩm giá trị ở cả thể loại thơ, văn, tiểu luận phê bình. Đáng chú ý là các tập thơ: "Điêu tàn", "Ánh sáng và phù sa", "Hoa ngày thường - Chim báo bão", "Những bài thơ đánh giặc", "Đối thoại mới", "Hoa trên đá", các tập văn "Vàng sao", "Những ngày nổi giận", "Bác về quê ta", "Giờ của đô thành"... Trong đó, có nhiều bài thơ được các thế hệ độc giả yêu mến như "Người đi tìm hình của nước", "Tiếng hát con tàu", "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?"...
Tại lễ kỷ niệm, các nhà nghiên cứu, nhà văn một lần nữa khẳng định, Chế Lan Viên là một nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới, góp phần đưa nền thơ dân tộc lên đỉnh cao. Ông đã đem đến sự hài hòa cho Thơ mới và cho tiến trình thơ Việt từ 1945 đến nay.
Phong cách nghệ thuật
Cũng như những nhà thơ cùng thời, phong cách của ông được chia thành hai giai đoạn do ảnh hưởng của thời đại, trước cách mạng tháng 8 và sau cách mạng tháng 8.
Trước Cách mạng tháng Tám đề tài ông hướng đến đó là trường thơ loạn, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm. Những cảnh "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên, qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ. Đặc biệt, thể hiện chất trí tuệ rất đặc sắc trong từng ngôn từ.
Sau này, thơ ông đã đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những đổi thay rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau chiến tranh, thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện, và vĩnh hằng của đời sống Hồn thơ Chế Lan Viên chứa đầy mâu thuẫn, sự phức hợp các trạng thái tinh thần đối lập trong quá trình sáng tác, vô hình trung, đã tạo nên cho ông một văn phong đa dạng. Vì nhà thơ luôn luôn trở trăn để tìm cho mình một diện mạo thơ riêng biệt.
Quan niệm của nhà thơ thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của ông cũng như chất trí tuệ, tập trung chủ yếu về quá trình sáng tạo cũng như chức năng của văn học:
Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay không trôi mất
Cho đến được lúa vàng đất mật
Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.
Hay:
Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật
Mỗi giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài mai rừng cam xứ Bắc
Ngọt mật đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây.
Chế Lan Viên nổi tiếng với hồn thơ giàu trí tuệ, không phải ai cũng có thể cảm nhận được. Song không thể phủ nhận các tác phẩm của ông cực kì đặc sắc, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của một nhà thơ lớn.
Thảo Nguyên
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Có thể nói hình tượng đất nước là một trong những niềm cảm hứng bất tận của thi ca Việt Nam,...
Tràng Giang - Một âm hưởng của thời đại
Tràng giang là một bài thơ của sầu vạn cổ, thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Huy Cận. Bài...
Ánh trăng - Lời thảng thốt trước sự thay đổi của lòng người
Nguyễn Duy đã có những khám phá cho riêng mình khi nâng cao biểu tượng của ánh trăng trở thành sự nhận...
Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
“Tiếng hát con tàu” là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất sự thay đổi trong phong cách của...
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tức cảnh Pác Pó
Những tác phẩm của Bác tập trung vào lí tưởng cách mạng, toát lên phong thái đĩnh đạc, lạc quan yêu...
Giá trị hiện thực & chất lãng mạn trong “Bài thơ tiểu đội xe không kính”
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học cách...
Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu
Cùng Sách Hay 24H tóm lược về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân...
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học rất nhiều...
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử
Được mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử như thổi vào nền thơ ca Việt...
Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu
Thơ tình Xuân Diệu - Tuyển tập những bài thơ tình hay nhất mọi thời đại của “Ông Hoàng Thơ Tình”...
Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao
Nam Cao được biết đến là một nhà văn hiện thực phê phán, với ngòi bút vô cùng sắc sảo những tác...
Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du
Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới, là một trong những tác giả tiêu biểu nhất trên...
Review xem nhiều
Review mới nhất