Những câu chuyện ngắn về Bác Hồ giúp rèn luyện bản thân

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một tấm gương sáng với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà không có vị lãnh tụ nào có thể sánh bằng. Nổi bật ở Bác là một ý chí kiên cường bất khuất, tấm lòng thương dân và đặc biệt là yêu nước mãnh liệt. Ở Bác hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một vĩ nhân, một nhân vật mang tầm vóc lịch sử. Cho đến tận bây giờ Bác vẫn là tấm gương sáng rực để thế hệ trẻ noi theo. Sau đây là một vài mẩu chuyện về Bác Hồ đã được sưu tầm để chúng ta có thể thấy rằng, Bác là tấm gương sáng, vĩ nhân của thế giới.

Những câu chuyện ngắn về Bác Hồ giúp rèn luyện bản thân

1. Câu chuyện về đức tính giản dị của Bác

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.

Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Bác Hồ là nguyên thủ quốc gia, nhưng khác với tất cả các quốc gia khác, Bác chưa bao giờ tự dành cho mình những đặc ân của một Chủ tịch nước. Bác quen thuộc với hình ảnh chiếc áo khoác sờn cũ, đôi dép cao su mòn vẹt, cả đời Bác không ham mê giàu sang phú quý, chỉ coi mình giống như bao người dân khác. Bác vẫn giữ nguyên những nét truyền thống quê hương của Bác, một câu chuyện nhỏ nhưng đủ để cho thấy Bác giản dị đến mức nào.

2. Không có việc gì khó

Năm 1927, với tên gọi là Thầu Chín, Bác Hồ sống và hoạt động trong kiều bào Việt Nam ở Xiêm (Thái Lan) cho đến cuối năm 1929. Đây là một trong những thời gian Người sống lâu nhất với đồng bào, trước năm 1945.

Sau khi đặt chân đến Phi Chịt, Người nêu ý kiến đi ra U Đon để tìm gặp Việt kiều. Từ Phi Chịt đến U Đon phải đi bộ, băng rừng hàng tháng. Mỗi người đi đường đều gánh theo hai thùng sắt tây đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt, có nắp đậy để tránh mưa núi, vắt rừng. Thức ăn mang theo cũng là 10kg gạo và một ống “cheo” (thịt gà hoặc sườn lợn băm nhỏ rang muối. Năm 1945 khi đi Côn Minh, Bác cũng mang theo một ống “cheo” nhưng đặt tên là muối Việt Minh).

Thầu Chín cùng một số anh em ra đi vào dịp mùa thu. Cây rừng đang rụng lá. Trời nắng to, đường đi đá sỏi gập ghềnh, mọi người đều mệt mỏi. Thấy Thầu Chín không quen gánh, có người muốn giúp đỡ, nhưng Thầu Chín không chịu. Ít ngày sau, đôi chân của Thầu Chín đã sưng lên, rớm máu, tấy đỏ. Anh em lại yêu cầu Thầu Chín nhường gánh. Thầu Chín nói: “Thánh hiền đã dạy: Thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên”, ý nói là dưới trời này không có việc gì khó, chỉ sợ lòng người không kiên trì... cứ cố gắng, để thế vài hôm nữa sẽ quen đi... Quả nhiên mấy ngày sau nữa, bước chân Thầu Chín đã nhanh, đi gọn, đôi thùng đung đưa có vẻ đã nhẹ nhàng. Mấy tháng sau, có lần từ U Đon về đến Xa Vang đường dài hơn 70 km, Thầu Chín chỉ đi hết một ngày.

Hơn 20 năm sau, vào cuối mùa đông năm 1950, trong một lần gặp gỡ anh em thanh niên xung phong làm đường ở Đèo Khế, Thái Nguyên, Bác Hồ đã đọc tặng bốn câu:

... Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Bốn câu thơ ấy, tuy là mượn ý của “Thánh hiền” nhưng đã được kiểm nghiệm trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trước đó...

Câu chuyện thể hiện đức tính kiên trì và ý chí kiên cường của Bác Hồ, Bác không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn thử thách. Cũng không bao giờ tự nuông chiều bản thân mình. Câu chuyện trên dạy cho ta bài học về cách đương đầu với khó khăn, cuộc sống bao giờ cũng nhiều thử thách, nhưng nếu kiên trì nhất định sẽ vượt qua, dù thử thách có khó đến đâu đi chăng nữa.

3. Bài học về cách ứng xử

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.

Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.

Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

- Chú uống đi. 

Đồng chí cán bộ kêu lên:

- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

- Dạ có ạ. 

Bác nghiêm nét mặt nói:

- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.

Là một người nổi tiếng ôn hòa, Bác luôn mong muốn những cán bộ của mình gần dân, hiểu dân, giúp đỡ nhân dân. Trong cuộc sống không nên cáu gắt, bức tức với mọi người, bởi đây là đức tính xấu, dễ làm mất đi những mối quan hệ. Nên ôn nhu, hòa đồng với tất cả mọi người.

4. Đôi dép cao su

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... 

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn “thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

Đôi dép cao su là hình ảnh gắn liền với Bác Hồ, không chỉ thể hiện đức tính tiết kiệm mà còn thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của Bác. Dân còn nghèo, nước còn khổ, Bác không dám dành cho mình những đặc quyền riêng, đôi dép của một vị Chủ tịch nước, hơn cả một thập kỉ. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta về đức tính tiết kiệm, cũng như tấm lòng yêu nước thương dân, mỗi người trong chúng ta đều có nhiệm vụ với đất nước và nhân dân Việt Nam.

Cuộc đời của Bác Hồ là một trang sử vẻ vang, mỗi bước đi của Bác đều chứa đựng những bài học về nhân cách. Không câu chuyện nào đủ để diễn tả được nhân cách sáng ngời của Bác, tôn chỉ của Bác là “ Cần, kiệm, liêm chính là tôn chỉ của Bác, chúng ta những người đang được làm chủ đất nước nhờ sự hi sinh của Bác, cần phải nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn nữa.

Thảo Nguyên


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Chia sẻ những cách học trực tuyến ở nhà hiệu quả

Chia sẻ những cách học trực tuyến ở nhà hiệu quả

Dịch bệnh Covid 19 trên thế giới và cả ở Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp vì thế từ khi...

Ý nghĩa truyện cổ tích Nàng tiên cá

Ý nghĩa truyện cổ tích Nàng tiên cá

Nàng Tiên Cá đã trở thành một biểu tượng của đất nước Đan Mạch nhỏ bé và hiền hòa, nhân ái....

Ý nghĩa truyện cổ tích nàng Công chúa ngủ trong rừng

Ý nghĩa truyện cổ tích nàng Công chúa ngủ trong rừng

Nàng công chúa ngủ trong rừng là truyện cổ tích của Charles Perrault, kể về một nàng công chúa bị dính...

Những câu chuyện về thần Hades - Vị thần cai quản địa ngục

Những câu chuyện về thần Hades - Vị thần cai quản địa ngục

Trong thần thoại Hy Lạp, Hades (vị thần vô hình), chủ nhân của địa phủ, nổi tiếng bởi tính cách...

Bí quyết làm việc tại nhà hiệu quả giữa mùa dịch Covid 19

Bí quyết làm việc tại nhà hiệu quả giữa mùa dịch Covid 19

Làm thế nào để bạn có thể tìm kiếm niềm vui khi làm việc ở nhà trong mùa dịch Covid? Câu trả lời...

Những câu trích dẫn trong sách giáo khoa huyền thoại không thể nào quên

Những câu trích dẫn trong sách giáo khoa huyền thoại không thể nào quên

Trích dẫn sách hay từ những câu thơ, lời văn từ sách giáo khoa “huyền thoại” mà đến bây giờ bạn...

Sách đọc nhiều nhất
Share Acc Roblox Free 0đ mới nhất 2024 cho nick Roblox Vip

Share Acc Roblox Free 0đ mới nhất 2024 cho nick Roblox Vip

Acc Roblox Free là tài khoản được cung cấp miễn phí cho người chơi, đặc biệt là trò Blox Fruit. SachHay24h.com...

Những câu chuyện thần thoại Việt Nam ý nghĩa

Những câu chuyện thần thoại Việt Nam ý nghĩa

Truyện thần thoại Việt Nam đã kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên...

10 Cách Học Toán “Dễ Như Ăn Kẹo”

10 Cách Học Toán “Dễ Như Ăn Kẹo”

Chia sẻ bí quyết học giỏi môn Toán, cùng Sách Hay 24H khám phá những phương pháp học giỏi môn toán “dễ...

8 Điều Giúp Bạn Trưởng Thành Hơn

8 Điều Giúp Bạn Trưởng Thành Hơn

Bài viết dưới đây gửi tặng những ai đã và đang bị lạc đường giữa tháng năm thanh xuân, không biết...

8 bí quyết chinh phục môn ngữ văn, những cách học giỏi văn

8 bí quyết chinh phục môn ngữ văn, những cách học giỏi văn

Làm sao để học giỏi môn ngữ văn, những phương pháp đơn giản để học tốt môn văn “khó nhằn”....

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học

Trong một tác phẩm văn học, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo có mối quan hệ gắn bó hài hòa...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.