TRÍCH DẪN HAY - NHỮNG CÂU THƠ, LỜI VĂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÀ ĐẾN BÂY GIỜ BẠN VẪN CÒN BỒI HỒI?
Thơ văn Việt Nam, cũng giống như tiểu thuyết tình cảm, chứa đựng biết bao nỗi niềm cùng đồng cảm với độc giả. Hãy cùng ôn lại những trang sách thuở còn cắp sách nhé!
1. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
2. Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
3. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
(Tôi đi học - Thanh Tịnh)
4. Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
5. Đi đường mới viết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
6. Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
7. Muốn ăn cơm trắng mấy giò
Lại đây mà đẩy xe bò với anh.
8. Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
9. Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
10. Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
11. Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
(Cổng trường mở ra- Lý Lan)
12. Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy soi tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
(Đoạn trích Trao duyên, Truyện Kiều - Nguyễn Du)
13. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ...
14. Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
(Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Thành Long )
15. Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương nào chẳng hẹn mà quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
16. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị...
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
17. Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
18. Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
19. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...
20. Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng Balalaica
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng...
(Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà - Quang Huy)
21. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
22. Đưa người ta không đưa qua sống
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
(Tống biệt hành - Thâm Tâm)
23. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
...
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng ta khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi )
24. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
25. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?"
26. Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu...
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
27. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
28. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch thơ:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
(Cáo bệnh, bảo mọi người - Mãn Giác thiền sư)
28. Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em,yêu chân thành,đằm thắm
Cầu cho em gặp được người tình như tôi đã yêu em.
29. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương.
30. Anh đội viên mơ màng
Như chìm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
31. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoạn Sau phút chia li, trích Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm)
32. Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ, không thương một kẻ nào?
33. Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xóa nhòa hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.
(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa - Lưu Quang Vũ)
34. Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
35. Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ