Ý nghĩa câu nói Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức
Con người chúng ta đẹp nhất chính là ở tâm hồn. Một người có tâm hồn đẹp sẽ luôn giúp ích cho đời, cho bản thân và cả xã hội. Tuy nhiên, ngày nay có một số người đang ngày càng bị ô nhiễm về tâm hồn. Trong đó, ta không thể không nói đến “thói dối trá”. Đó chính là một căn bệnh làm cho người dần bị suy thoái về đạo đức và sẽ gây ra những ảnh hưởng trầm trọng nếu nó ăn dần vào lối sống của con người. Cũng giống như câu nói: “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức”.
- Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
- Nghị luận câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”
- Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Hai biển hồ
Thật vậy! Đó không chỉ đơn giản là câu nói mà còn là bài học, đáng để chúng ta suy ngẫm. Bởi lẽ “đạo đức” vốn là thước đo ngầm cho giá trị trong tâm hồn của con người. Là cái gốc, là nền tảng của một xã hội văn minh, tốt đẹp biểu hiện qua hành động. Còn “thói dối trá” là lối sống không trung thực, không xuất phát từ chính sự chân thành của mỗi con người. Tất cả đều vì mục đích vụ lợi, vì sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất, vì sự thăng tiến của bản thân, hay còn ghê gớm hơn là một mặt nạ để che đậy sự đê tiện ích kỉ bên trong. Mọi thứ đều khởi nguồn từ sự suy thoái về đạo đức. Đó còn là sự tha hóa, biến chất, dần mất đi những chuẩn mực đạo đức vốn có. Dối trá giờ đây không chỉ là một thói xấu mà nó đã lây lan thành một dịch bệnh nguy hiểm, gây ra những tác hại nghiêm trọng trong mọi lĩnh vực. Người bác sĩ vốn là người phải được tuyển dụng vô cùng khắt khe và kỹ lưỡng, phải có tâm với nghề thì mới là vị thầy thuốc tốt, giúp người, giúp đời. Nhưng với thời buổi hiện đại, con người ta sẽ dễ dàng trở thành một bác sĩ, một tiến sĩ hay kỹ sư… chỉ cần trong tay họ cầm một tấm bằng loại giỏi. Nghe qua thì có lẽ rất khó để đạt được nhưng mấy ai trong chúng ta thực sự biết rằng họ có tiền thì “họ có quyền”. Chẳng cần phải học rộng hiểu sâu, kinh nghiệm thực tập hay bất kỳ thứ gì chỉ cần bỏ tiền ra mua bằng cấp, mua danh phận, mua chức vụ,… là đã có thể tự do ngồi lên chiếc ghế trưởng phòng, phó phòng, trưởng khoa, tiến sĩ… mà chẳng có một chữ “tâm” với nghề nghiệp của mình. Tại sao họ lại sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà mua bằng, bán bằng? Họ có thật sự biết rằng chúng ta cần những con người yêu nghề và giữ mạng sống cho người khác chứ thật sự không cần người chà đạp lên sức khỏe, tính mạng, sẵn sàng đổi trắng thay đen,… chỉ vì mình. Thói dối trá đã thực sự ăn mòn vào lối sống của họ và cả nền giáo dục hiện tại. Những người học sinh sẵn sàng gia lận trong thi cử, phụ huynh và nhà trường vì chạy đua theo thành tích mà bỏ tiền ra, luồng túi để giúp con thi đậu, để có một chức vụ tốt. Có lẽ cũng vì thế mà dần dần cả xã hội sẽ chết theo sự dối trá đó. Xin hãy dừng lại, hãy đọc và suy ngẫm câu nói của Tổng thống Mĩ Lin-côn để cuộc sống chúng ta được trở lại là cuộc sống vui tươi đầy màu sắc: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết nhận thi rớt, còn hơn gian lận trong thi cử”. Dối trá đem lợi ích cho bản thân nhưng lại gây tác hại cho xã hội bởi những giá trị ảo, những con người với năng lực ảo. Nhưng cái mất mát lớn nhất, quan trọng hơn đó là sự tha hóa về đạo đức, về nhân cách con người. Khi con người dối trá thì họ mất đi bản năng đồng loại, bởi khi ấy người ta sống chỉ biết lừa lộc, bằng lớp mặt nạ nhân nghĩa. Nhà soạn kịch Shaw đã từng nói: “Những hình phạt cho những kẻ nói dối là không một ai tin nó, mà chính nó cũng chẳng tin một ai” Con người tồn tại và bám víu được trong cuộc sống là nhờ sự tin tưởng. Khi bạn được tin cậy, hay không một ai tin tưởng,… thì bạn sẽ bị tách biệt, bị xa lánh như đang ở cuối con đường hầm đen tối.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có người biết lấy lời nói dối để làm lời an ủi, động viên cho người khác. Đó chính là vị bác sĩ sẵn sàng nói dối bệnh nhân của mình về tình trạng sức khỏe của họ. Để họ lạc quan mà sống tiếp. Đó mới là lời nói dối vô hại, lấy nó mà giúp người khác có tinh thần vượt qua khó khăn.
Mỗi chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo sự nguy hại của thói nói dối với bản thân mình và xã hội. Để từ đó biến nhận thức thành hành động, không ngừng rèn luyện phẩm chất,... quan trọng là ta nhận đúng giá trị bản thân sống bằng chính con người thật của mình. Đừng ảo tưởng năng lực bản thân, hơn thua với người khác mà hãy lấy nó làm động lực phấn đấu. Bởi trên bước đường thành công không hề dễ dàng đạt được bằng sự dối trá mà chỉ đạt được bằng nỗ lực mà thôi. Đó mới là chiếc vé thông hành đến đỉnh vinh quang một cách đàng hoàng và bền lâu nhất.
Tuy nhiên vẫn có nhiều người họ sống không cần biết đến mọi người xung quanh. Họ luôn dành phần lớn thời gian để tập trung suy nghĩ sống vì mình, sống vì lợi nhuận bản thân và có thể làm hại người khác. Mọi người sẽ sống làm sao khi họ làm điều xấu, làm sao sống nổi khi họ luôn gây tai họa, cướp giật. Làm sao khóc khi tâm hồn họ không trong sáng, không thanh lọc bởi tình người. Và những người đó nhất định phải bị lên án để thức tỉnh trở lại.
Cuối cùng, thói dối trá đang ngày làm cho nhân cách của chúng ta bị tha hóa, bị mai một đi những điều tích cực nhất, nó khiến con người ta bị suy thoái đạo đức cả tâm hồn.Mà tới khi nhận ra thì đã ăn sâu vào máu thịt chúng ta rồi. Vậy nên từ những điều nhỏ nhất chúng ta hãy tập cách sống thật với chính mình. Dù mình giỏi hay không thì chấp nhận khuyết điểm để sửa đổi, từ đó mới có thể trở thành một con người hoàn hảo thật sự. Đừng vì vật chất địa vị mà nói dối, chà đạp mạng sống, sức khỏe của người khác. Hãy làm một người có ích thay vì một kẻ xấu xa và đê tiện.
Viết bởi Thể Hồng
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online ở giới trẻ
Trò chơi điện tử từ xưa đã trở thành một món ăn tinh thần trong ký ức tuổi thơ mỗi người. Từ...
Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn
Chỉ có khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, khẳng...
Bài nghị luận xã hội về bạo lực học đường
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận...
Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi
Việc học tập không ngừng nghỉ cũng cần phải có tinh thần tự giác trong học tập vì khối lượng kiến...
Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có...
Đất Nước - Chiều sâu lịch sử và sự gắn bó bình dị với đời sống nhân dân
Đất Nước vốn dĩ gắn bó với từng người Việt Nam trong máu thịt, trong xương, trong cốt cách và tính...
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất