Phân tích & mở rộng khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Nói với con

“Cha là bóng mát giữa đời

Cha là điểm tựa bên đời của con”

(Ca dao)

Thật vậy! Trên cuộc đời này không chỉ có mẹ mà cha còn là người quan tâm, yêu thương chúng ta nhất. Có lẽ vì thế mà tình phụ tử đã trở thành một trong những đề tài bất hủ được nhiều nhà văn chọn viết. Trong đó ta phải nói đến tác phẩm Nói với con của Y Phương, nhà thơ dân tộc Tày, các tác phẩm của ông thường mang âm hưởng của người miền núi. Bài thơ được ông sáng tác để tặng riêng cho con gái mình. Qua đó, ta càng cảm nhận rõ ràng hơn tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ. Hãy đến với tác phẩm để cảm nhận được nhưng điều ấy từ lời cha dạy con của Y Phương.

Phân tích & mở rộng khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Nói với con

Mở đầu bài thơ là những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

Điệp ngữ “chân” và “bước” đã gợi ra sự bỡ ngỡ của đứa trẻ với những bước chân chập chững tập đi.Những bước chân đầu đời con đã biết hướng về cha mẹ “chân trái bước tới mẹ, chân phải tới cha”. Bởi con cảm nhận được trong vòng tay cha mẹ con sẽ được nâng niu và yêu thương hết mực. Từ tăng tiến “một bước”, “hai bước” như nói về quá trình lớn khôn của con, con biết nói biết cười là niềm vui cho gia đình. Con sinh ra là người miền núi, gia đình miền núi. Sau lối nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát thành một điều lớn hơn, có tính chiêm nghiệm hơn: con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về mong chờ của cha mẹ. Không khí gia đình đầm ấm thân thương ấy là một hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con. Là yếu tố đầu tiên hình thành nên những phẩm chất tâm hồn con người. Bởi khi con người ta lớn lên trong tình yêu thương của gia đình thì ta sẽ là những con người tốt trong tương lai. Bởi cả cuộc đời, từ khi còn thơ bé, cha mẹ đã dạy cho ta những gì tốt đẹp nhất:

“Thuở thơ ấu no lòng bầu sữa mẹ

Khi vào đời nương tựa bóng cha tôi…”

(Công cha nghĩa mẹ)

Đứa bé không chỉ lớn trong tình yêu gia đình mà còn lớn lên cùng sự gắn bó với quê hương, dân tộc mình.

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”

Cụm từ “người đồng mình” hay còn gọi là người cùng làng, cùng thôn, cùng bản, nhưng cách gọi ấy nghe sao mà thân thương, gần gũi quá! Từ gọi đáp “ơi” làm cho chúng ta cảm nhận được lời tâm tình, lời dạy bảo nhỏ nhẹ của nhà thơ đối với con mình. Động từ “đan, cài, ken” giúp bạn đọc phần nào hình dung được những việc cụ thể của con người trên quê hương, còn gợi tính chất gắn bó, hòa quyện, quấn quýt của con người và quê hương xứ sở. Hay phải chăng đó còn là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn con người. Nghệ thuật nhân hóa “cho hoa”, “cho những tấm lòng”, hình ảnh thật đẹp, thật độc đáo. Rừng không chỉ cho sản vật hoa quả quý, con đường không chảy dài, dài đến các con suối buôn làng mà ở đó còn có tình cảm quê hương đang vun đắp, nâng cánh cho tâm hồn, ước mơ của con. Con thật may mắn và hạnh phúc khi lớn lên trong tình làng nghĩa xóm. Không những thế, đó còn là một điều tốt tôi luyện nhân cách của con bởi: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

Và ở đó cha mẹ đã từng sống một cuộc đời hạnh phúc cùng con:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Nơi đây cha mẹ đã sinh cơ lập nghiệp, là nơi con cất tiếng khóc chào đời. Vì vậy nơi đây cha mẹ đã đi qua là con đường của tình yêu và hạnh phúc. Quê hương luôn nhận diện trong những gì gần gũi, thân thương nhất. Đó chính là một nguồn mạch yêu thương, vẫn da diết, tha thiết chảy trong huyết quản và tâm hồn con người. Cũng là lời tác giả nhắc nhở con không được quên quê hương dù có khôn lớn đến đâu đi chăng nữa:

“Rời tổ ấm chim tung bay xứ lạ

Gói hành trang chỉ vỏn vẹn “nhớ nguồn” .

(Lời cha dặn dò)

Với khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Nói với con, bằng biện pháp nhân hóa, biện pháp tăng tiến “một bước hai bước”, các động từ “đan, cài, ken”…Y Phương đã làm bật lên tình cảm của cha dành con con, sự gắn bó mật thiết của tình yêu gia đình, sự hình thành nhân cách một con người qua mọi thứ xung quanh. Đồng thời nhà thơ còn nhắc nhở con luôn phải sống với hai chữ “nhớ nguồn” cũng “cha mẹ luôn nhớ về ngày cưới”. Có sống như vậy thì dù ở đâu ta vẫn luôn được an ủi, luôn có nơi để ta trở về, đồng thời nơi nguồn cội ấy cũng là động lực cho ta vững bước trong đời.

Tóm lại, với cách nới, cách gieo vần và nhịp điệu nhẹ nhàng như những lời tâm tình, khổ thơ đầu tuy giản dị nhưng lại có sức ảnh hướng đến người đọc sâu sắc. Nhà thơ qua đó muốn dạy lại cho con những bài học làm người, trở thành người có ích cho xã hội, sống trọn vẹn một kiếp người, ông cũng muốn con mình tự hào về những điều bình dị nhất để luôn nhìn đời bằng đôi mắt lạc quan. Vậy nên qua đó ta còn thấy cả những suy tư tình cảm mà bất kỳ người làm cha làm mẹ nào cũng muốn con mình sau này nên người luôn trở thành những công dân tốt cả. Cũng giống như câu ca dao này đã mang tới thông điệp đó vậy:

“Con ơi muốn nên thân người

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.”

Viết bởi Thể Hồng


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Ý nghĩa câu nói Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức

Ý nghĩa câu nói Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức

Mỗi chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo sự nguy hại của thói nói dối với bản thân mình và xã hội....

Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online ở giới trẻ

Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online ở giới trẻ

Trò chơi điện tử từ xưa đã trở thành một món ăn tinh thần trong ký ức tuổi thơ mỗi người. Từ...

Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn

Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn

Chỉ có khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, khẳng...

Bài nghị luận xã hội về bạo lực học đường

Bài nghị luận xã hội về bạo lực học đường

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận...

Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi

Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi

Việc học tập không ngừng nghỉ cũng cần phải có tinh thần tự giác trong học tập vì khối lượng kiến...

Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên

Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên

Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.