Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự Tình 2
Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX, nếu như để gọi tên một nữ thi sĩ nổi bật chắc hẳn bất cứ người yêu thơ nào cũng nêu lên cái tên Hồ Xuân Hương. Với một cá tính độc đáo, một bản lĩnh khác thường, Hồ Xuân Hương đã trở thành nhà thơ nữ đầu tiên dám lên tiếng đòi quyền bình đẳng cho giới của mình. Với cách sử dụng điêu luyện hiện tượng chơi chữ cùng với những thi liệu của dân gian, Hồ Xuân Hương đã mang đến cho thơ ca trung đại Việt Nam những nét đầy cá tính, mới mẻ; thật không quá khi Xuân Diệu nhận định bà là “Bà Chúa thơ Nôm”. Trong hệ thống những bài thơ chứa đầy tâm sự của bà, Tự tình 2 là điển hình trong số đó.
- Thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước
- Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc
- Hịch tướng sĩ - Tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam
Vài nét về Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một thiên nữ kỳ tài nhưng cuộc đời lại gặp nhiều sóng gió, bất hạnh. Bà được gả chồng rất sớm cũng như đa phần người phụ nữ khác lúc bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò vẫn không được viên mãn. Bà phải chịu kiếp làm vợ lẽ, không chịu được dị nghị của vợ cả chồng và người làng nên dứt áo ra đi khi còn mang thai. Vì thế bà mượn thơ để bày tỏ nỗi niềm, tâm sự. Lê Trí Viễn cùng từng nói: “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường.” Thơ của bà là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài cảm hứng đến ngôn nữ hình tượng.
Tác phẩm Tự tình 2
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảng tình san sẻ tí con con”.
Mở đầu bài thơ là khung cảnh đêm đã về khuya, không gian quá mênh mông và vắng lặng. Từ chỗ không gian và thời gian như thế cho thấy rằng Hồ Xuân Hương đã mượn bối cảnh để bộc lộ tâm tình:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Đêm khuya, con người cô độc ngồi ngẫm lại đời mình, một thân phận bẽ bàng, bất hạnh. Thời gian cứ thế mà hối hả dồn dập trôi đi làm cho tâm trạng con người làm thêm rối bời. Chính từ láy “văng vẳng được nữ sĩ dùng rất tự nhiên lại vô cùng tinh tế, giúp ta cảm nhận được sự trống vắng và xa xăm. Đã có không ít những bài thơ Hồ Xuân Hương dùng thứ âm thanh này để miêu tả sự cô độc:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
(Bà lang khóc chồng)
Người ta hay nói, trong đêm thì con người hay đối diện với chính mình với bao ưu tư, trăn trở. Tuy chỉ là những con chữ nằm im trên trang giấy nhưng nó đã mở ra vô vàn nỗi cô đơn. Tiếng trống canh dồn dập liên hồi đã gợi bước đi vội vã gấp gáp của thời gian, gợi không gian quạnh hiu, vắng lặng, và tâm trạng rối bời, lo âu, cô đơn của con người khi ý thức được sự trôi chảy của thời gian mà xa hơn là đời người, Đó là những cảm xúc chân thật nhất của người viết. Thời gian bước đi một cách vô tình, bước qua tuổi trẻ và cả tỉnh yêu bỏ lại sau lưng tấm thân người phụ nữ bẽ bàng, chua xót, tâm trạng rối bời như trăm mối tơ lòng không tài nào gỡ được. Tủi hổ và nghẹn ngào, Hồ Xuân Hương lại viết:
Trơ cái hồng nhan với nước non
Trơ là trơ trọi, lẻ loi, tủi hổ lại thêm phần cay đắng xót xa. Bà Huyện Thanh Quan cũng đã từng viết: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nhưng cái trơ của Hồ Xuân Hương đau xót và bẽ bàng hơn nhiều lần. Bởi trơ đi với hồng nhan, một từ vốn để chỉ dung nhan mĩ miều của người phụ nữ. Bằng biện pháp đảo ngữ từ trơ ra đầu câu đã khẳng định được cái bản lĩnh bền gan thách đó nhưng trong đó vẫn chan chứa nỗi đau. Một dung nhan như thế lại đi với từ cái thì thật chua xót, rẻ rúng, mỉa mai. Chính Hồ Xuân Hương cũng đã thấy rõ được con ngườ mình trong đó. Bằng sự đau khổ tột cùng ấy, nữ sĩ mong muốn tìm thấy sự đồng cảm.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Tìm đến rượu như một cách để hóa giải nỗi sầu nhưng trớ trệu thay, rượu hồng giải quyết được gì? Nó cũng giống như cuộc tình cứ đến rồi lại đi. Say rượu có say rồi lại tỉnh. Chỉ có say tình đã tình vẫn hoàn say. Cái vòng lẩn quẩn say-tỉnh, tỉnh-say như một trò đùa của tạo hóa. Chính đại thi hào Nguyễn Du cũng từng viết thế này:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
(Truyện Kiều)
Hồ Xuân Hương cũng vậy nhưng nỗi đau của bà tràn trề hơn, chua xót hơn với phận đời bạc bẽo gian truân. Tận cùng của nỗi đau bà tìm đến ánh trăng để giải bày nhưng đáng tiếc thay nó chỉ là vầng trắng bóng xế. Vầng trăng vừa là ngoại cảnh, vừa là tâm cảnh. Cả hai đều có sự đồng nhất, Nó ý chỉ rằng tuổi xuân đã sắp hết nhưng mối nhân duyên vẫn chưa trọn vẹn. Trăng soi vào cuộc đời Hồ Xuân Hương làm cho bà nhìn rõ bản thân càng làm cho bà thấy được sự tủi cực cho thân phận dở dang của mình.
Trong hoàn cảnh éo le ấy, nỗi oán hận tràn trề đã làm cho cái khát khao vực dậy càng trỗi mạnh:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Thêm một lần nữ, biện pháp đảo ngữ động từ lại xuất hiện. Xiên ngang, đâm toạc là một động từ mạnh ý chỉ thiên nhiên đang cựa quậy, bứt phá, phẫn uất và phản kháng. Loài rêu trước đến nay vẫn luôn mềm yếu thế mà vẫn đâu cam chịu trước số phận, nó vùng lên xiên ngang cả mặt đất. Đá đã bám chắc lại càng phải rắn chắc hơn, sắt nhọn hơn để có thể đâm toạc cả chân mây. Điều đó thể hiện được tâm trạng phẫn uất của con người qua thiên nhiên. Đồng thời bằng bút pháp “tả cảnh ngụ tình”, Hồ Xuân Hương đã cho thấy bản lĩnh bướng bỉnh, ngang ngạnh, mạnh mẽ của mình ngay trong nỗi đau vẫn kiên cường. Nhưng bi kịch của Hồ Xuân Hương nằm ở chỗ “bà không mảy may có cảm giác thua cuộc nhưng rốt cuộc lại là người thua cuộc.” Khép lại bài thơ là hai câu kết đã kéo chúng ta về suy nghĩ thực tại, vừa chua xót vừa đắng cay của cuộc đời:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Có vẻ như Hồ Xuân Hương đã quá chán ngán, mệt mỏi với cuộc đời lắm éo le, ngang trái. Xuân ở đây vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân của con người. Mùa xuân của muôn loài, của đất trời luôn tuần hoàn, còn tuổi xuân của con người xứ thế mà trôi đi. Nói như cách của Xuân Diệu:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Cách nói như trên thật buồn tủi. Hai từ lại đứng cạnh nhau kia nhưng cũng có hai nghĩa: đó là sự trở lại của mùa xuân cũng là sự ra đi của tuổi xuân, của đời người. Nó như thể hiện được nỗi buồn chán trước sự ra đi của tuổi xuân, cái đẹp. Đỉnh điểm của sự đau khổ tột cùng ấy nằm ở câu kết:
Mảnh tình san sẻ tí con con
Ở đây không phải là khối tình to lớn mà lại là mảnh tình. Mảnh tình đã bé, đã không trọn vẹn lại còn bị san sẻ thành tí con con. Một hạnh phúc đã nhỏ nhoi lại còn bị chia sẻ. Đó là nỗi đau chung chồng của Hồ Xuân Hương khi sự hạnh phúc của người phụ nữ xưa như căn phòng chậy hẹp không lối thoát. Tâm trạng riêng nhưng lại hóa thành nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Qua tác phầm Tự tình 2, bằng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật từ tương phản đảo ngữ, Hồ Xuân Hương đã cho thấy được bản lĩnh của mình, thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch, vừa đau khổ, phẫn uất trước tình cảnh vừa éo le vừa cháy bỏng khát khao sống hạnh phúc. Đó như là lời tâm sự đầy cay đắng tủi hờn của người phụ nữ trong chế độ phong kiến, qua đó nó cũng đề cao, trân trọng vẻ đẹp và khát vọng sống chân chính của họ.
Viết bởi Đặng Vũ Quỳnh Như
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình
Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để cảm nhận được...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng
Hình ảnh chú cuội đã vô cùng quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, song không phải ai cũng...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn
Phân tích ý nghĩa bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hiểu thêm được công lao to lớn của các bậc...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất