Ý nghĩa câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng

Dân gian xưa có câu thơ:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút, cầm nghiên,
Bà thời cầm tiền đi chuộc lá đa.

Hình ảnh chú cuội đã vô cùng quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích, văn học dân gian Việt Nam, song không phải ai cũng hiểu được những ý nghĩa của nó. Tuy hư cấu, nhưng cũng chứa đựng rất nhiều giá trị cốt lõi ta cần học hỏi.

Ý nghĩa của tác phẩm sự tích chú Cuội cung trăng

Tóm lược về sự tích chú Cuội cung trăng

Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về.

Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng.

Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

Tóm lược về sự tích chú cuội cung trăng

Ý nghĩa của tác phẩm sự tích chú Cuội cung trăng

Giải thích hiện tượng tự nhiên

Ngày xưa, nhân dân ta chưa có nhiều phương tiện khoa học hỗ trợ cho việc khám phá các hiện tượng tự nhiên. Họ không có cách nào để lí giải những hiện tượng tự nhiên hàng ngày, không còn cách nào khác nhân dân ta đã sự dụng trí tưởng tượng của mình để giải thích. Mô típ này ta gặp trong rất nhiều tác phẩm trước đó, như trong Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích về lũ lụt, nắng mưa; Con rồng cháu tiên giải thích về nguồn gốc của con người. Chú cuội cung trăng là một câu chuyện hư cấu nhằm lý giải những chỗ lõm của Mặt Trăng được nhìn thấy có dạng nối liền trông giống như một người đang ngồi dưới gốc cây đa vào những dịp trăng tròn, đặc biệt là ngày Rằm Tháng Tám.

Đó là ý nghĩa rõ ràng nhất của câu chuyện, giải thích theo trí tưởng tượng này làm phong phú thêm cho tri thức của con người trong điều kiện chưa có những phương tiện khoa học hỗ trợ cho con người, cũng như làm thỏa mãn sự tò mò của người dân ngày xưa.

Thể hiện ước mơ chinh phục vũ trụ rộng lớn

Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, luôn luôn tìm tòi và không ngừng sáng tạo. Nhân dân ta có câu: 

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Hay 

Người mà không học, khác gì đi đêm
Người mà không học như ngọc không mài

Để thỏa mãn trí tò mò của con người, câu chuyện được viết ra để giải thích về những điều mà con người không thể kiểm chứng, điều này thể hiện tinh thần ham học hỏi rất cao của người Việt, tìm đến tận gốc của vấn đề. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện khát vọng được đặt chân lên mặt trăng và chinh phục vũ trụ rộng lớn, nơi mà con người chưa thể đặt chân đến. Mong muốn được khám phá những vùng đất mới, để tìm ra ngọn ngành của tri thức, cũng như thể hiện được tầm vóc trong ước mơ của con người Việt Nam là ý nghĩa mà tác phẩm muốn truyền tải.

Thể hiện ước mơ chinh phục vũ trụ rộng lớn

Giá trị to lớn của sự hữu hạn

Trong tác phẩm, ta có thể thấy lá thuốc có công dụng cải tử hoàn sinh, có thể đưa một người đã chết về với cuộc sống thường ngày. Mong muốn bất tử là ước mơ lớn của cả nhân loại. Song, người vợ sau khi được cứu sống đã không thể như người bình thường. Điều đó chứng tỏ cuộc sống của con người thì phải có giới hạn, cố gắng đi ngược lại quy luật tự nhiên con người phải trả cái giá rất đắt. Hậu quả là chú Cuội đã bị kéo lên cung trăng không thể quay về.

Biết cuộc sống của ta là chỉ hữu hạn, một người chỉ sống có một lần, giúp chúng ta thêm trân quý những gì của quá khứ, sống tốt cho hiện tại, và biết hướng tới tương lai. Việc có khả năng cải tử hoàn sinh sẽ khiến con người không còn biết trân quý chính tính mạng của mình. Bất cứ thứ gì nếu có khả năng mất đi thì lúc đó nó mới còn quý giá. Vì vậy hãy nỗ lực hết mình để sống một cuộc đời trọn vẹn, thay vì cố gắng tìm kiếm sự bất tử. Những thứ đã mất đi thì không bao giờ có thể lấy lại được.

Chú cuội cung trăng là một trong những câu chuyện phổ biến nhất của văn học Việt Nam, thể hiện đúng tâm hồn trong sáng và có phần ngây ngô của những người nông dân thời xưa, xứng đáng là một tác phẩm hay.

Thảo Nguyên


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Phân tích ý nghĩa bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hiểu thêm được công lao to lớn của các bậc...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây”

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây”

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người, sống là phải...

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Bài thơ “Trâu ơi ta bảo trâu này” không chỉ là lời cảm ơn từ người nông dân dành cho con trâu -...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.