Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

PHÂN TÍCH CÂU CA DAO:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Chẳng bao giờ có loại thuốc bổ chữa được những căn bệnh xã hội hữu hiệu tốt hơn một mái ấm khỏe khoắn và hạnh phúc. Chẳng bao giờ có nguồn ổn định xã hội lớn hơn một gia đình yêu thương và biết cảm thông. Chẳng bao giờ có cách giúp trẻ em hạnh phúc tốt hơn lời tâm tình của bậc cha mẹ sáng suốt và trìu mến.”- Richard L Evans

Phân tích ý nghĩa bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hiểu thêm được công lao to lớn của các bậc sinh thành, hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận nghĩa để so sánh với công lao của cha mẹ.

Gia đình là nơi hội tụ của những tình yêu thương. Dù bạn có phạm bao nhiêu lỗi lầm, có vấp ngã bao nhiêu lần, cha mẹ cũng là người sẵn sàng yêu thương và tha thứ cho bạn. Cha mẹ là món quà tuyệt nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi người. Hiểu được công lao to lớn của các bậc sinh thành, ca dao xưa có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao của các đấng sinh thành:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Núi Thái Sơn nằm về phía Bắc thành phố Thái An - thủ phủ tỉnh Sơn Đông, là Đông nhạc trong Ngũ nhạc (5 ngọn núi lớn) của Trung Quốc. Thái Sơn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ - Trung Quốc). Là một trong những ngọn núi có chiều cao khiêm tốn nhưng lại có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người dân Trung Quốc, người dân ở đây tôn thờ ngọn núi này như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Thái Sơn là biểu tượng cho sự ra đời, sáng tạo và hồi sinh. Vì vậy, khi ví công lao của cha như núi Thái Sơn, tác giả muốn nói về công lao sinh thành ra chúng ta, những đứa con được chở che trong vòng tay của gia đình. Đồng thời muốn nói công lao của cha là to lớn và vững chắc như núi. 

Hình ảnh người bố đặt cạnh hình ảnh núi cho thấy sự mạnh mẽ của người là trụ cột vững chắc trong gia đình. những công việc nặng nhọc khó khăn đều do người cha gánh vác hết. Vì thế những người thiếu vắng cha từ nhỏ không được sống trong vòng tay của cha, không được cha bảo vệ là một điều bất hạnh trong cuộc đời này.

Đi liền với công cha là tình thương từ nghĩa mẹ:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự hi sinh và công ơn của mẹ thường được nhắc tới nhiều hơn trong văn chương, bởi mẹ hi sinh cho ta nhiều hơn tất cả mọi người trên thế giới này, không quản nắng sương khó nhọc, cũng không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết tình cảm của mẹ. Tình yêu thương của mẹ được ví như nước trong nguồn bởi vì nó như biển hồ lai láng không bao giờ cạn, cũng không thể nào cân đo đong đếm hết được. Vừa trong lành lại đầy ắp, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng vừa mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà có những câu thơ:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày mẹ thức đủ cả năm

Bởi vậy mà nói, tình cảm của mẹ là không thể nào kể xiết

Nếu hai câu thơ đầu nói về công lao to lớn của cha mẹ, thì hai câu thơ sau là lời khuyên chân thành dành cho những đứa con:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn nêu lên một quy luật của cuộc sống này không thể thay đổi được. Đạo làm con chịu công lao sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ thì cần phải làm tròn chữ hiếu, đền đáp công ơn cho cha mẹ mình. Đến khi đã trưởng thành rồi chúng ta phải đền đáp công ơn đó, tuy là không thể đền đáp lại hết những gì cha mẹ đã dành cho ta, nhưng đến khi ta đã trưởng thành thì cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đã già đi. Khi cha mẹ đã già thì cần sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của con cái nhiều hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà có những câu thơ:

Công cha nghĩa mẹ cao vời

Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta

Chữ hiếu là bổn phận của những người con, là nghĩa vụ buộc phải thực hiện, vậy mà vẫn có những cá nhân riêng biệt không những không hiểu được công lao của cha mẹ:

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể

Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Câu ca dao đơn thuần giản dị nhưng lại nói được đạo lý làm người to lớn. Mỗi chúng ta luôn cần phải tự nhắc nhở mình về đạo làm con, yêu thương quan tâm cha mẹ của mình, làm cho tròn chữ hiếu.

Thảo Nguyên


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây”

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây”

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người, sống là phải...

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Bài thơ “Trâu ơi ta bảo trâu này” không chỉ là lời cảm ơn từ người nông dân dành cho con trâu -...

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Sọ Dừa

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Sọ Dừa

Truyện cổ tích Sọ Dừa đã truyền tải rất nhiều ý nghĩa hay đến bạn đọc, ca ngợi vẻ đẹp tâm...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

“Cô bé quàng khăn đỏ” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất thế giới. Thế nhưng,...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.