5 cách mở bài phân tích cho bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

5 Cách Mở Bài Phân Tích Cho “Đây thôn Vĩ Dạ”

5 Cách Mở Bài Phân Tích Cho “Đây thôn Vĩ Dạ”

1. Hàn Mạc Tử là một trong những nhà thơ mang trong mình sức sáng tạo mạnh mẽ trong phong trào Thơ mới. Ông bắt đầu đi theo con đường văn thơ từ năm 14, 15 tuổi, những tác phẩm đầu tay mang hơi hướng thơ Đường luật, về sau ông rẽ lối sang hướng thơ mới lãng mạn thơ mộng. Nói đến Hàn Mặc Tử là nghĩ đến một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào năm 1938, được in lần đầu trong tập Thơ Điên. Bài thơ là sự minh chứng cho tình cảm không thể nói của Hàn Mặc Tử. Xuyên suốt bài thơ là những hình ảnh gợi nhớ đến khung cảnh thôn quê bên dòng Hương, và nỗi buồn cô đơn với mối tình vô vọng. Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hòa vào lòng người, cái thực và mộng, huyền ảo và cụ thể hoà vào nhau.

2. Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây xót xa và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào trong thơ, những giây phút ông đã chắt lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ được ra đời từ một nguyên cớ rất đặc biệt. Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng chờ đợi những giây phút đến với tử thần ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn, thì nhà thơ đã bất ngờ nhận được một tấm bưu ảnh do người bạn gái là Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng từ thôn Vĩ Dạ. Tấm bưu ảnh ấy có phong cảnh sông nước đêm trăng, có thuyền và bến. Phía sau kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đang mang căn bệnh hiểm nghèo. Tác phẩm không những là bức tranh thủy mặc về một vùng của cố đô Huế mà nó còn là nỗi lòng gửi tới phương xa của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

3. Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã để lại cho người đọc sâu sắc về một hồn thơ thật độc đáo. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét về nhà thơ Hàn Mặc Tử: “Vườn thơ Hàn rộng không bờ bến nhưng càng đi xa càng thấy lạnh”. Khi đọc bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, người đọc đã cảm nhận rõ hơn về những nhận định trên. Thôn Vĩ Dạ nằm ngay trên bờ sông Hương, nổi tiếng bởi những vườn cây trái cây tươi bốn mùa, với những ngôi nhà duyên dáng... đi vào văn học qua câu thơ tuyệt bút. Nhưng đâu phải chỉ có thiên nhiên gợi niềm ấp yêu tuyệt diệu mà quanh quẩn đâu đó còn cả bóng dáng con người quen thuộc, có tấm lòng chờ đợi thiết tha. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.

4. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc Đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín, là lời yêu thương với một miền quê, là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc sống. Bài thơ đã thể hiện một cách thật tha thiết, xúc động những tâm tình ấy. Ông vấn vương, trăn trở về mối tình thầm kín của mình với người con gái thôn Vĩ. Ông vấn vương, thương nhớ về cảnh sắc tươi đẹp của thôn Vĩ. Nhưng tất cả đối với nhà thơ thời điểm ấy chỉ còn là hoài niệm. Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 in trong tập thơ Điên, sau đổi tên thành Đau thương, bài thơ ra đời trong hoàn cảnh mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với cô gái gốc Huế là Hoàng Thị Kim Cúc dường như đã trở nên vô vọng khi hai người vừa cách biệt cả địa vị lẫn địa lý. Bài thơ được chấm bút trong lúc bệnh tình của Hàn Mạc Tử trở nặng nhưng lại nhận được tấm bưu thiếp của người xưa, điều ấy đã khơi gợi lên trong lòng ông sự vui sướng, niềm ham sống vô cùng, tất cả đều được thể hiện một cách trọn vẹn trong bài thơ này.

5. Hàn Mặc Tử một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, trân trọng cuộc sống. Ông cũng là người từng yêu và cảm giác giang dở trong tình yêu của mình. Nhưng ông lại là một con người lạc quan, hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Bài thơ về xứ Huế mộng mơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, là tiếng lòng tha thiết về quê hương, nhưng cũng đượm vẻ u buồn, man mác như dòng sông Hương hiền hòa với những câu hò đượm chút tình của Huế. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là sự kết hợp tuyệt đối giữa cảnh và tình. Ta càng khâm phục hơn nghị lực sống của chính tác giả, cùng sự tài hoa của một nghệ sĩ giàu tình yêu thương. Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời, yêu người

Viết bởi Nth Bảo Ngọc


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Từ đề tài, cảm hứng, giọng điệu, bút pháp cho đến chất liệu sáng tác, “Tràng Giang” đều mang...

Nghị luận xã hội - Hãy sống như cái máy điều hòa nhiệt độ

Nghị luận xã hội - Hãy sống như cái máy điều hòa nhiệt độ

Đừng vì những cảm xúc nhất thời mà đánh mất bản thân, đánh mất cơ hội, đánh mất những người...

Cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

Cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

Truyện không đi vào những biến cố, những xung đột xã hội gay gắt mà đó là những cung bậc cảm xúc...

Phân tích giá trị sống qua tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt

Phân tích giá trị sống qua tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt

Một người sống như thế nào là có ý nghĩa? Sống nhờ như Trương Ba thì có gọi là đang sống, hay đó...

Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

“Sang Thu” - khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng và khép lại trong thầm thì triết lý nhân sinh. “Sang...

Chất liệu dân gian trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

Chất liệu dân gian trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

Lựa chọn hình ảnh con cò - biểu tượng cho sự bền bì và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam,...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.