Nghị luận xã hội - Hãy sống như cái máy điều hòa nhiệt độ
Ông bà ta vẫn thường dạy chúng ta rằng:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Hay ai đó cũng đã từng nói rằng: “Hãy sống như cái máy điều hòa nhiệt độ” cũng có nghĩa là khuyên chúng ta hãy sống biết cân bằng, biết điều hòa cảm xúc của chính bản thân mình,... Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, liệu chúng ta có nên chọn theo cách sống ấy?
- Nghị luận: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới
- Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
- Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Trước hết, ta phải hiểu thế nào là “sống như cái máy điều hòa nhiệt độ”? “Điều hòa” ở đây ta có thể hiểu là sự cân bằng, cân đối, là cân chỉnh sao cho hài hòa, phù hợp. Còn “nhiệt độ” ở đây có lẽ chính là chỉ những cảm xúc trong mỗi chúng ta, là khi giận dữ nóng nảy, là lúc thờ ơ lạnh nhạt, lúc lại ân cần ấm áp,... Những cảm xúc ấy tất cả đều được cân đo, cần được tiết chế và bày tỏ một cách phù hợp, có chủ đích, nóng khi cần nóng và lạnh khi cần lạnh, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Vậy lời khuyên “hãy sống như cái máy điều hòa nhiệt độ” được đặt ra ở đây, chính là lời khuyên chúng ta phải sống biết tiết chế cảm xúc. Nhất là trong xã hội phát triển toàn cầu hóa như hiện nay, lối sống ấy dường như càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết!
Tiết chế cảm xúc là gì? Là khi ta biết kiềm chế cơn giận của mình mỗi khi xảy ra tranh cãi. Là khi ta biết tha thứ cho một người đã nhận ra lỗi sai của mình và mong muốn được sửa chữa. Là khi ta không cười quá to, không phản ứng quá khích trước một sự việc bất ngờ xảy đến. Là khi ta biết nhẫn nhịn và bình tĩnh đối mặt với mọi chuyện.
Vì sao ta lại nên chọn lối sống nhẫn nhịn và bỏ qua mọi chuyện như thế ư? Vì sao ta không thể để mặc cho những cảm xúc trong ta dâng trào khi ta muốn mà lại chọn cách kìm nén vào trong lòng mình ư? Vì đây là thời kỳ toàn cầu hóa rồi, đây đã là thời đại 4.0 rồi, con người ta sống vội vã lắm, nếu cứ để cảm xúc chi phối mãi, liệu có đuổi kịp xã hội hạt không, hay sẽ bị bỏ lại, tụt hậu phía sau? Vì liệu có ai thật lòng đến bên và an ủi, quan tâm ta mỗi khi ta vấp ngã, thất bại, suy sụp, tan vỡ. Hay họ chỉ muốn nghe câu chuyện của ta để truyền tai đến cả trăm người nữa? Vì khi họ sai, họ xin lỗi, ta bỏ qua, còn khi ta sai, ta xin lỗi, họ lại bỏ đi. Chẳng có ai là ở bên chúng ta mãi ngoại trừ chính bản thân ta. Vậy nên đôi khi, những hỉ nộ ái ố với thế giới ngoài kia, chỉ giữ cho riêng mình ta biết là đủ, bộc lộ ra ngoài cũng chỉ là một chút mà thôi. Việc ấy giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong giao tiếp ứng xử và cả trong việc giữ lại các mối quan hệ nữa… Bởi, hẳn sẽ chẳng có ông chủ nào cần một nhân viên suốt ngày than vãn, tỏ thái độ mệt mỏi trong khi làm việc đâu! Hẳn sẽ chẳng có một ai chịu được mãi ở bên một người lúc nào cũng nóng nảy, giận dữ, tiêu cực để họ trút giận lên người mình hết!
Tiết chế cảm xúc quả thật không khó nhưng không phải ai cũng có thể làm được mà ta phải trải qua cả một quá trình mới đạt được sự bình tĩnh và điềm đạm ấy. Tiêu biểu cho những con người biết điều hòa cảm xúc, có lẽ ta sẽ phải kể đến những giáo viên dạy mầm non hay ta vẫn hay gọi vui là “cô nuôi dạy hổ”. Hàng ngày, họ phải chăm sóc , dạy bảo cho hàng chục những đứa trẻ ngây thơ, non nớt, phải đối mặt với biết bao nhiêu khó khăn khi lũ trẻ khóc, khi lũ trẻ buồn, khi lũ trẻ chưa ngoan, khi chúng bắt nạt bạn bè hay khi chúng đi vệ sinh sai chỗ,...Nhưng những người cô giáo ấy vẫn luôn giữ được cho mình một thái độ hiền hòa, niềm nở, ân cần chăm sóc cho con em của chúng ta một cách tốt nhất mà chẳng một lời kêu than, chẳng một chút nóng nảy hay mất bình tĩnh! Đã bao giờ bạn phải trông em hay trông con nhỏ chưa? Phải trải qua quá trình ấy rồi, ta mới thấy được giáo viên mầm non mới nghị lực, mới bình tĩnh làm sao! Bởi ta chỉ cần chạy theo bước chân lon ton của những đứa nhỏ ấy một lúc thôi, cũng đủ mệt và mất kiên nhẫn rồi, vậy mà các cô đã trông nom chúng từ sáng đến tối một cách dễ dàng như vậy, quả là phi thường!
Nhưng đâu phải ai cũng giữ bình tĩnh được như vậy, nhất là khi thế giới đang xoay chuyển một cách chóng mặt như hiện nay, khi mà con người phải lao vào guồng quay của tiền tài, của danh lợi, họ phải đối mặt với biết bao nhiêu là thứ áp lực lớn nhỏ từ áp lực công việc, áp lực học hành đến áp lực từ phía gia đình. Nhiều khi họ là những chiếc thùng phi chứa đầy và nặng những cảm xúc và nhiều khi họ cũng cần nơi để trút bỏ những cảm xúc ấy. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ được trút giận lên tất cả những người xung quanh, áp lực của họ không thể để ai khác gánh chịu thay được!
Nói đi cũng phải nói lại, chúng ta có biết đến câu chuyện về cậu bé bóng nước hay không, mỗi lần cậu buồn, nước mắt của cậu sẽ không rơi xuống đất mà chảy ngược lại lên đầu, làm đầu của cậu ngày một phình to hơn vì chứa đầy nước. Và rồi đến một ngày trái bóng nước ấy vỡ ra và nước mắt của cậu chảy ra ướt đẫm cả sàn nhà, từ đó cậu ấy mới có thể khóc bằng mắt được. Vậy cho nên, kiềm chế cảm xúc là thứ cần cho cuộc sống này của chúng ta, nhưng thi thoảng chúng ta cũng nên biết mục lộ cảm xúc một chút, để cho bản thân thấy nhẹ nhõm hơn, đôi khi chúng ta cũng cần phải khóc và đôi khi chúng ta sẽ có những phút yếu lòng, những phút cần được trải lòng tâm sự… Rồi ngày mai lại tiếp tục bình tĩnh mà đối diện với cuộc đời…
Tóm lại cuộc đời này dù có bao nhiêu gian khó, ta vẫn luôn phải là quan và sống thật tích cực, sống thật đẹp, thật ý nghĩa! Đừng vì những cảm xúc nhất thời mà đánh mất bản thân, đánh mất cơ hội, đánh mất những người ta yêu thương nhất! Hãy sống như những đóa hoa!
Viết bởi Bùi Ngọc
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh
Truyện không đi vào những biến cố, những xung đột xã hội gay gắt mà đó là những cung bậc cảm xúc...
Phân tích giá trị sống qua tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt
Một người sống như thế nào là có ý nghĩa? Sống nhờ như Trương Ba thì có gọi là đang sống, hay đó...
Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
“Sang Thu” - khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng và khép lại trong thầm thì triết lý nhân sinh. “Sang...
Chất liệu dân gian trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên
Lựa chọn hình ảnh con cò - biểu tượng cho sự bền bì và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam,...
Cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương - Văn mẫu 9
Bài thơ “Nói với con” của Y Phương là một khúc nhạc đan xen nhiều cung bậc, vừa mộc mạc, nhẹ nhàng...
Suy nghĩ về câu nói Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa
Giá trị vật chất và tâm hồn đều đáng quý. Chúng cần được đi đôi với nhau và không thể tách rời....
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...
Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...
Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng
Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...
Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...
Review xem nhiều
Review mới nhất