Ý Nghĩa và Bài Học Từ Câu Chuyện Ếch Ngồi Đáy Giếng

Tri thức con người là biển lớn và những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ hòa vào trong biển cả bao la. Vì vậy, đừng bao giờ nghĩa kiến thức chúng ta đang có là tất cả, cần phải có cái nhìn bao quát, rộng lớn không nên tự phụ. Đó cũng là những gì truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” muốn truyền tải đến chúng ta.

Tóm lược truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng bắt đầu ở một cái giếng nọ có một con ếch sống lâu năm dưới đáy giếng, xung quanh nó chỉ toàn là những con nhái, ốc, cua bé nhỏ. Ở dưới đáy giếng nhìn lên trời, chú ếch chỉ có thể thấy được một khoảng trời rất bé như cái vung vậy. Mỗi lần ếch cất tiếng kêu ồm ộp đều làm các con vật khác trong giếng hoảng sợ nên làm cho ếch hênh hoang tự coi mình là chúa tể. Nó đã nghĩ thầm trong đầu rằng: “Tất cả vũ trụ chỉ có như thế, trời bé bằng vung”.

Tóm lược truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Vì có suy nghĩ như thế nên nó cứ nhìn lên bầu trời bé xíu ấy và nghĩ nó thì oai phong giống như một vị chúa tể vì mỗi khi nó cất tiếng kêu mọi con vật đều phải hoảng sợ. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó đã khẳng định bầu trời chỉ to bằng cái vung mà thôi.

Và chuyện gì đến cũng đến, một năm nọ trời mưa rất to làm nước trong giếng đầy lên tràn bờ đưa ếch lên miệng giếng. Vẫn quen thói cũ nên ếch câng câng nhìn lên trời và một điều bất ngờ đập vào mắt ếch chính là nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn gấp nhiều lần so với bầu trời bé như vung mà nó vẫn thấy khi ở bên dưới đáy giếng.

Bài học từ truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng

Ếch không tin vào mắt mình và cảm thấy rất bực bội vì điều đó. Nó đã cất tiếng kêu ồm ộp để ra oai, ếch hi vọng sau những tiếng kêu của mình mọi thứ sẽ phải trở lại như ban đầu. Nhưng hiển nhiên là sau tiếng kêu của ếch mọi thứ vẫn vậy vẫn không trở lại như ban đầu, bầu trời to lớn vẫn là bầu trời to lớn. Ếch càng lấy làm lạ và bực bội hơn nữa nên mải nhìn lên bầu trời không thèm để ý đến xung quanh và nó đã bị một chú trâu đi ngang qua đó dẫm bẹp chết.

Ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng

Bài học về cách nhìn nhận cuộc sống

Có những điều tôi không thể ép buộc. Tôi phải thích ứng. Có những lúc mà sự thay đổi lớn nhất cần đến là sự thay đổi góc nhìn. - Denis Diderot

Thật vậy, cuộc sống là một cuộc hành trình dài không bao giờ có điểm kết thúc. Bản thân cuộc sống đã chứa đựng khối kiến thức khổng lồ mà ta không giờ có thể biết hết. Trong câu chuyện, hình ảnh bầu trời bé bằng cái vung tượng trưng cho góc nhìn hạn hẹp và kiến thức ít ỏi của con người. Đôi khi chúng ta cũng như chú ếch, tự tin ngạo mạn mình đã hiểu được cả thế giới để rồi trở nên ngạo mạn, tự phụ coi mình là nhất. Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

Con ếch có trình độ hiểu biết thấp kém, lại chỉ biết đến mỗi cái miệng giếng nơi mình sống, cũng như những người cứng nhắc không chịu tìm hiểu những điều mới mẻ. Bởi vậy mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta cần phải mở rộng điểm nhìn, nhìn mọi vật ở cái nhìn đa chiều, rộng lớn bao quát tất cả các sự vật. Đồng thời phải không ngừng tiếp thu thêm những tri thức mới để mở rộng sự hiểu biết của mình.

Ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng

Bài học về cách hội nhập và thay đổi trong môi trường sống mới

Cái chết của ếch chính là lời cảnh tỉnh đối với những người luôn sống khép mình không chịu tiếp thu sẽ phải nhận lấy một cái kết không mấy tốt đẹp. Câu truyện ngụ ngôn này phê phán những người luôn coi bản thân là nhất, không xem người khác ra gì và chắc rằng trong tương lai họ sẽ chẳng tốt đẹp gì nếu không nhận ra và sửa chữa. Những người này cuối cùng sẽ phải nhận lấy cái kết thảm như ếch vậy.

Con ếch đã có cơ hội được ra thế giới bên ngoài để sống, một thế giới rộng lớn, nhiều cơ hội, cũng như nhiều nguy hiểm hơn. Khác với miệng giếng nhỏ bé là lãnh thổ của ếch, nó chỉ là chúa tể của một vùng nhỏ bé trong khi thế giới lại quá rộng lớn. Bản thân ếch không lường trước được những nguy hiểm đang rình rập nó mà vẫn giữ nguyên thái độ ngông cuồng không coi ai ra gì. Điều này ẩn dụ cho những người không chịu thay đổi để thích nghi trong môi trường mới, cuối cùng bị đào thải để nhường chỗ cho những người khác tài giỏi hơn.

Vì vậy, khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị. Sự thay đổi là cần thiết trong một xã hội luôn theo chiều hướng biến động. Cha ông ta đã khéo léo mượn chuyện loài vật để nói nên chuyện của con người. Đây là sự tinh tế và thông minh của con người, rằng ngay từ xa xưa con người đã biết nhìn nhận cuộc sống theo nhiều chiều, chứ không phải chỉ theo một chiều nhất định.

Như vậy chỉ với vài tình huống truyện như vậy nhưng phần nào đã gợi nhắc và thức tỉnh những người đang có lối sống thu hẹp bản thân; sống không quan tâm đến những người xung quanh. Con người cần phải có sự hòa nhập và khả năng thích ứng thì mới có thể tồn tại và phát triển.

Thảo Nguyên


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì,...

Ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Bài văn mẫu nghị luận về câu chuyện bó đũa, suy nghĩ về tình đoàn kết, ý nghĩa giáo dục từ câu...

Bài Học Từ Truyện Cổ Tích Dê Đen Dê Trắng Và Sói

Bài Học Từ Truyện Cổ Tích Dê Đen Dê Trắng Và Sói

Truyện cổ tích Dê đen, Dê trắng và Sói là một trong những truyện tiêu biểu nhất nói về lòng can đảm....

Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

Những câu chuyện ngụ ngôn đưa đến những bài học, những triết lý nhân sinh đến với người đọc....

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Sự Tích Quả Dưa Hấu

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Sự Tích Quả Dưa Hấu

Sự tích quả dưa hấu [hay sự tích Mai An Tiêm] là câu chuyện được lưu truyền từ dân gian gắn liền...

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Thạch Sanh

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Thạch Sanh

Ý nghĩa truyện Thạch Sanh gửi gắm thông điệp “ở hiền gặp lành”, khắc hoạ hình tượng Thạch Sanh...

Sách đọc nhiều nhất
Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa, Sự tích cây vú sữa còn nhắc nhở chúng ta phải...

Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc

Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc

Tổng hợp những câu chuyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, mang tính giáo dục, và nhân văn sâu sắc trong kho...

Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì,...

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

Truyện ngụ ngôn Aesop “con cáo và chùm nho” là một trong những câu chuyện đặc sắc với ý nghĩa nhân...

Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện

Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện

Truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” là một câu chuyện tuyệt vời sẽ giúp ba mẹ có thể...

Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc

Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc

Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.