Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Sự Tích Quả Dưa Hấu
Sự tích quả dưa hấu [hay sự tích Mai An Tiêm] là một trong những câu chuyện được lưu truyền từ rất lâu trong dân gian, gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Giải thích về sự ra đời của quả dưa hấu ngày nay, đồng thời cũng làm nổi bật được các nhân vật lịch sử trong câu chuyện. Sự tích quả dưa hấu không có quá nhiều tình tiết kì ảo mà được xây dựng dựa trên những kiến thức có thật của tác giả dân gian, ẩn chứa những ý nghĩa bất ngờ.
- Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Thạch Sanh
- Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt
- Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá Gương
Tóm tắt sự tích quả dưa hấu
Thuở xưa vào đời vua Hùng thứ 17 có một chàng trai khôi ngô tháo vát nhanh nhẹn nên được nhà vua nhận làm con nuôi đặt tên là Mai Yển (hiệu An Tiêm) và thường được vua ban cho nhiều của ngon vật lạ.
Trong một buổi thiết yến An Tiêm đã thẳng thắn nói: ”Của được biếu là của phải lo, của được cho là của phải nợ.” Chàng cho rằng những thứ chàng có được đều do bàn tay chàng làm ra chứ không phụ thuộc vào ai cả
Lời này truyền đến tai vua khiến vua cha rất tức giận, cho rằng An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn và ra lệnh đày vợ chồng Mai An Tiêm ra đảo hoang để xem, trông vào hai bàn tay của chàng thì chàng có sống nổi không.
Cả gia đình của Mai An Tiêm bị đày ra hòn đảo ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá). Tuy bị đày ra hoang đảo nhưng An Tiêm vẫn rất mạnh mẽ an ủi vợ con của mình: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”
Đây là hòn đảo hoang vu và không có người nên cả gia đình An Tiêm phải tự dùng sức lao động của mình để kiếm miếng ăn. Hằng ngày chàng đi khắp hòn đảo để kiếm rau rừng, quả dại về ăn và trồng trọt xung quanh nơi ở của mình. Vợ chàng, nàng Ba ra biển mò ngao bắt ốc, đứa con lớn cùng chàng thường đặt bẫy săn bắn chim thú trên đảo, nhờ vào đức tính siêng năng cần cù mà cả gia đình tuy khốn khó nhưng vẫn có miếng ăn sống qua ngày.
Một hôm đang đi xung quanh tìm rau rừng chàng liền bắt gặp một con chim đang ăn một loại quả lạ có màu đỏ, thấy chàng lại gần chim bị hoảng sợ liền bay đi. Chàng nghĩ: ”Chim ăn được thì chắc người cũng sẽ ăn được”. Sau đó chàng nếm thử thì thấy mùi vị thơm và ngon ngọt, tươi mát.An Tiềm liền cầm hạt về nhà bảo vợ và hai vợ chồng cùng nhau gieo hạt khắp nơi. Giống cây này rất dễ trồng chỉ ít lâu sau đã nảy mầm, mọc dây lá lan rộng xung quanh.
Chẳng bao lâu sau vườn dưa ngày càng sai trái, vỏ ngoài mỏng dần và thịt dưa ngày càng đỏ và ngọt hơn. An Tiêm thường khắc chữ lên dưa và thả trôi trên biển với hy vọng có thuyền buôn nào vớt được sẽ đổi được thức ăn và gạo cho gia đình.
Vào lúc này, trong đất liền vua Hùng được một thị thần dâng cho quả lạ, khi ăn rất ngọt mát nên bèn hỏi xuất xứ. Khi biết được loại quả này là của An Tiêm trồng ngoài đảo thì lúc này vua biết mình đã sai nên cho người đón vợ chồng An Tiêm trở lại đất liền. Khi trở lại vợ chồng An Tiêm mang theo rất nhiều hạt giống về phân phát cho bà con và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Từ đó trên khắp nước ta đều có dưa hấu và trở thành một loại quả quen thuộc đối với người dân. Ngày nay người ta vẫn thường bảo nhau rằng chỉ có huyện Nga Sơn là trồng dưa hấu ngon hơn cả là vì sau nghìn năm bồi cát, hòn đảo Mai An Tiêm năm ấy đã liền vào với đất.
Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện
Tưởng rằng là một câu chuyện dành cho trẻ con, song sự thực là Sự tích quả dưa hấu ẩn chứa những ý nghĩa mà người lớn cũng cần phải suy ngẫm học hỏi
Ca ngợi sức lao động chân chính
Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng có những câu thơ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Có thể nói, khả năng lao động là thứ giúp ta phân biệt giữa con người và những loài khác, con người được thượng để ban cho một trí óc vượt bậc để có thể làm việc, lao động kiếm ra của cải vật chất thay vì phụ thuộc vào thiên nhiên. Thời kì con người biết trồng trọt chăn nuôi đánh dấu bước tiến hóa lớn của loài người. Bởi vậy nhân dân ta muôn đời vẫn luôn ca ngợi sức lao động chân chính.
Tư tưởng đó một lần nữa xuất hiện trong sự tích quả dưa hấu, được thể hiện qua nhân vật Mai An Tiêm. Nhân vật này đã có một câu nói rất hay: “Nem công chả phượng của rừng của biển đều nhờ có tay người cầm cái nỏ, quăng cái lưới, đến cả hạt gạo ủ ra chén rượu này cũng do bàn tay con người làm nên cả.” Điều này thể hiện tư tưởng của tác giả dân gian, rằng mọi sản vật sinh ra trên đời muốn hưởng thụ thì cần có sự tác động từ bàn tay con người, không phải ngẫu nhiên mà có. Con người cần lao động chứ không nên ỷ lại vào thiên nhiên. Hiểu được tầm quan trong của sức lao động, nên Mai An Tiêm mới có thể sống sót trên đảo hoang, sinh tồn từ hai bàn tay trắng.
Thành quả có được từ sức lao động chân chính cần thời gian lâu, đồng thời cũng khó khăn hơn rất nhiều song lại bền vững và lâu dài. Trường hợp của Mai An Tiêm là ví dụ chân thực nhất, không những có thể sống sót, mà còn tìm ra được giống cây mới giúp cho bà con nông dân. Điều đó chứng tỏ con người phải lao động thì mới có thể sinh tồn.
Tầm quan trọng của sự nỗ lực không ngừng và không chấp nhận số phận an bài
Là một chàng hoàng tử được vua cha rất yêu thương nhưng khi đối diện với nghịch cảnh Mai An Tiêm thể hiện được tinh thần chăm chỉ và cần cù. Sự cố gắng của chàng trước nhất thể hiện trong việc trồng và chăm sóc thức quả lạ. Khi nhìn thấy đàn chim đang ăn một loại quả lạ, chàng đã ngồi chờ đợi đến khi chim bay đi để tích cóp những hạt giống đầu tiên. Việc làm này lặp đi lặp lại qua nhiều ngày cho đến khi vườn cây đã được phủ xanh.
Trên đảo hoang thiếu thốn mọi thứ, Mai An Tiêm và vợ chăm chỉ vườn quả lạ với sự lạc quan và cố gắng không ngừng. Và đền đáp lại sự kiên trì ấy là thức quả thơm ngon mọng nước mang tên dưa hấu. Mai An Tiêm cố gắng thay đổi và cải thiện cuộc sống khi tìm cách trao đổi dưa hấu với thương nhân để đổi lấy những thực phẩm cần thiết. Dù cho hoàn cảnh cuộc sống hay tính chất công việc có khắc nghiệt như thế nào, chúng ta cũng đừng bao giờ bỏ cuộc. Vì nếu đã bỏ cuộc từ đầu, ta sẽ không bao giờ tìm được cách giải quyết. Đồng thời chúng ta cần có sự nhanh nhẹn trong suy nghĩ kinh doanh, bất cứ những cơ hội nào đến với ta, hãy sáng tạo để khai thác và tận dụng nó tối đa. Đôi lúc chỉ 1 cơ hội nhỏ, nhưng nếu chúng ta biết tận dụng, nó sẽ biến thành những lợi thế vô cùng lớn cả về mặt giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Lời nhắn nhủ về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống
Mai An Tiêm đã bị đày ra hoang đảo vì câu nói của mình, nó thể hiện sự chân thực và táo bạo trong suy nghĩ của mình. Song đồng thời cũng làm phật lòng vua cha vì ông cho rằng, Mai An Tiêm không biết ơn những gì mà vua đã ban thưởng. Bởi vậy, trong đối nhân xử thế cần phải biết điều tiết, không nên bộc lộ cái tôi của mình quá lớn, cũng không nên thể hiện sự kiêu ngạo một cách thái quá, điều đó có thể khiến chúng ta rơi vào những rắc rối không đáng có.
Văn học là môn đầu tiên con người cần phải học, không phải là học các phân tích một tác phẩm, mà học cách hiểu được sức mạnh của lời nói. Một lời nói cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường, vì vậy hãy cẩn trọng và thật thông minh trong cách ứng xử
Thảo Nguyên
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Thạch Sanh
Ý nghĩa truyện Thạch Sanh gửi gắm thông điệp “ở hiền gặp lành”, khắc hoạ hình tượng Thạch Sanh...
Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt
Cây tre trăm đốt là một trong những câu chuyện cổ tích phổ biến nhất của Việt Nam, chứa đựng nhiều...
Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa
Ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa, Sự tích cây vú sữa còn nhắc nhở chúng ta phải...
Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc
Tổng hợp những câu chuyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, mang tính giáo dục, và nhân văn sâu sắc trong kho...
Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ
Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì,...
Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho
Truyện ngụ ngôn Aesop “con cáo và chùm nho” là một trong những câu chuyện đặc sắc với ý nghĩa nhân...
Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện
Truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” là một câu chuyện tuyệt vời sẽ giúp ba mẹ có thể...
Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc
Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể...
Review xem nhiều
Review mới nhất