Truyện cười dân gian Lợn cưới áo mới - Ý nghĩa, bài học rút ra

Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí. Đặc điểm chung của truyện cổ dân gian là ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ. Đặc điểm của truyện cười khá giống với truyện ngụ ngôn, nhưng mang tính châm biếm đả kích sâu cay ít hơn, chủ yếu mang tính giải trí trước hết rồi mới đến tính phê phán, châm biếm. “Lợn cưới áo mới” là truyện cười dân gian phổ biến, đồng thời cũng mang nhiều triết lý sâu cay.

Truyện cười dân gian Lợn cưới áo mới - Ý nghĩa, bài học rút ra

Tóm lược nội dung câu chuyện

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Đây là một câu chuyện rất ngắn, không có nhiều tính nghệ thuật, bài học đặt ra cũng dễ hiểu, dễ tiếp thu, nhưng không vì vậy, mà dễ học hỏi, dễ làm theo.

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Lợn cưới áo mới

Truyện cười có những nét đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn, bởi yếu tố gây cười cũng như nội dung hàm súc của nó. Đằng sau tiếng cười sảng khoái, người ta buộc phải ngẫm nghĩ, phải học hỏi và thay đổi. “Lợn cưới áo mới” mở đầu bằng tình huống trào phúng, Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới. Người có áo mới thì mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chỉ vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nổi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe. Khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phải trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì có lẽ câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ mục đích “khoe” của anh ta. Thật là buồn cười và lố bịch.

Tình huống được xây dựng theo cách nói quá, lố bịch hơn so với hoàn cảnh thường thấy, nhằm mục đích nhấn mạnh vào bài học mà tác giả muốn đề cập. Đó là phê phán đả kích thói khoe khoang, khoe của. Đây là tính xấu phổ biến trong xã hội, thói khoe khoang khiến đối phương khó chịu và cảm giác không được thoải mái, thân thiện, dễ khiến chúng ta mất điểm trong mắt người khác. Trong câu chuyện, hai kẻ thích khoe khoang gặp nhau đã tạo thành một tình huống lố bịch, dở khóc dở cười. Trong cuộc sống, hãy hạn chế tối đa thói xấu này, người xưa nói rằng một bông lúa chín là một bông lúa biết cúi đầu, giá trị của một người chỉ thực sự lớn khi họ biết cách khiêm tốn. Câu chuyện khuyên ta hãy sống khiêm tốn. Đức độ và tài năng của mỗi người sẽ được bộc lộ qua việc làm chứ không bộc lộ qua lời nói. Thước đo giá trị con người không phải bằng tiền bạc mà bằng tài năng, trí tuệ và sự đóng góp, cống hiến của người đó đối với cộng đồng, xã hội.

Bên cạnh đó, việc khoe khoang sẽ khiến cho trí tuệ của con người giảm sút, bởi họ chỉ quan tâm đến việc làm sao để đối phương biết những thứ mình có, dẫn tới sự lố bịch trong cách giao tiếp, ví dụ hình ảnh lợn cưới trong câu chuyện mang đầy tính châm biếm đả kích. Trí tuệ giảm sút, khiêm tốn không có rất dễ đi đên thất bại, trong cuộc sống không cần phải nói nhiều, tự họ sẽ nhìn nhận giá trị của bạn, và chỉ như vậy, bạn mới được công nhận.

Như vậy “lợn cưới áo mới” tuy có cốt truyện đơn giản, không đặc sắc, nhưng không vì vậy mà mất đi nôi dung hay. Với tiếng cười châm biếm, tác phẩm phê phán thói khoe khoang của con người và khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn trong cuộc sống.

Thảo Nguyên


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai

“Khăn thương nhớ ai” là bài thơ tiêu biểu cho đề tài tình yêu đôi lứa của ca dao, nỗi nhớ là cảm...

Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình

Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình

Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, gan góc, dũng cảm nhưng cũng có phần trẻ con của một cậu con...

Bài văn phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu hay nhất

Bài văn phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu hay nhất

Quả thực, bài thơ Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cách...

Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên

Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên

Dòng sông thơ mộng ấy đã có những vẻ đẹp đa chiều từ dòng chảy nơi thượng nguồn. Mang tính lưỡng...

Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Tây Tiến

Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có thể nói là một trong những bài thơ thành công nhất về đề...

Thuyết minh về hoa sen

Thuyết minh về hoa sen

Cây hoa sen thực sự là một trong những loài cây có một “vị thế không nhỏ trong lòng mỗi người con...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.