Những bài học và ý nghĩa thú vị của câu chuyện Cô bé Lọ Lem
Vẻ đẹp bất tử là vẻ đẹp của tâm hồn thánh thiện và trong sáng, vẻ đẹp tô tạo từ vật chất hay âm mưu không bao giờ có thể tồn tại lâu bền. Tại sao mọi Hoàng tử trên thế giới này đều được ghép đôi với những cô gái hiền dịu, nết na, đoan trang? Bởi lòng tốt thì luôn xứng đáng được ghi nhận. “Cô bé lọ lem” là câu chuyện kinh điển của thế giới, nhưng nó không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác như mọi tác phẩm khác, có rất nhiều ý nghĩa thú vị xoay quanh tác phẩm này.
- Những câu chuyện cổ tích khẳng định niềm tin bất diệt vào cái thiện, cái đẹp
- Tổng hợp những câu truyện cổ tích về lòng biết ơn hay và ý nghĩa
Vài nét về tác phẩm
Ngày xửa ngày xưa, có cô bé Cinderella sống hạnh phúc bên cha mẹ yêu quý. Nhưng đến một ngày kia mẹ mất, cha Cinderella tái giá với bà Tremaine, một người phụ nữ độc ác có hai đứa con gái đáng ghét tên là Drizella và Anastasia. Khi cha qua đời, bà mẹ kế coi Cinderella như kẻ tôi tớ trong nhà, hành hạ, mắng chửi và đối xử bất công với cô. Cho dù suốt ngày có làm lụng quần quật, Cinderella vẫn không sao làm vừa ý họ. Cho nên ở chung nhà mà nàng với mẹ con họ có cuộc sống khác nhau một trời một vực. Nàng chỉ được ăn uống đạm bạc, mặc váy áo cũ nát, giường ngủ là cái ổ rơm tồi tàn. Ngay cái tên Cinderella cũng cho thấy vẻ lam lũ đáng thương và số phận hẩm hiu tội nghiệp. Những lúc cô đơn và tủi thân nhất, nàng chẳng có ai để an ủi, trò chuyện ngoài những con vật bé nhỏ hiền lành. Nhưng dù kham khổ thiếu thốn, nàng lại được trời ban cho một sắc đẹp tự nhiên khác xa hai cô em đanh ác.
Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến một ngày kia, nhà vua quyết định đã đến lúc con trai ông phải tìm một người vợ để sinh cho ông những đứa cháu đáng yêu. Vì thế ông mở một buổi dạ hội và mời toàn thể các thiếu nữ chưa chồng tới dự để hoàng tử có thể chọn được cô gái ưng ý nhất. Cinderella nghe tin và hỏi mụ dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ra điều kiện rằng cô phải làm xong mọi việc và có một bộ váy phù hợp để đi dự tiệc. Trong khi cô làm việc, chuột và chim đã bí mật sửa lại cho Cinderella chiếc váy cũ của mẹ cô. Những con vật lấy dây chuyền và mảnh vải mà hai cô chị vứt đi. Khi xe ngựa đã đến để đón mọi người đi đến bữa tiệc. Cinderella chạy xuống và khoe mọi người về chiếc váy đó. Mụ dì ghẻ bảo rằng nó thật là đẹp với thái độ khó chịu. Còn hai cô chị thì hét lên rằng: "đó là chiếc vòng cổ của con, đó là váy của con, con bé ăn cắp". Vừa nói vừa xé tan chiếc váy của Cinderella. Bà mẹ kế vừa cười vừa đóng cửa.
Cô rất buồn và khóc rồi mẹ đỡ đầu hiện lên. phù phép biến quả bí ngô thành cỗ xe, bốn con chuột thành bốn con bạch mã, con ngựa là người phu xe và con chó là người phục vụ. Cuối cùng, biến chiếc váy của Cinderella trở thành bộ váy lung linh và tuyệt đẹp, khiến cô trông ngọt ngào và xinh đẹp như một nàng công chúa.
Đêm hôm đó tại hoàng cung, khi mọi người còn đang say sưa ngây ngất trong vũ hội tưng bừng thì Cinderella bất ngờ xuất hiện. Vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng và thánh thiện của cô khiến tất cả mọi người sững sờ ngạc nhiên. Chưa bao giờ họ trông thấy một nàng công chúa rạng rỡ và đáng yêu hơn thế! Ngay cả mẹ con bà dì ghẻ cũng không hề nhận ra nàng công chúa bí ẩn kia chính là Cinderella.
Hoàng tử đang ngán ngẩm bữa tiệc và đến tên hai cô chị. Hoàng tử nhìn thấy Cinderella và bị hút hồn ngay, hoàng tử chạy đến và khiêu vũ với cô trong những giai điệu tuyệt vời mà chẳng hề để tâm đến những ánh mắt đầy ngưỡng mộ của mọi người và đem lòng yêu Cinderella. Nhưng đến khi đồng hồ điểm 12 giờ, Cinderella mới nhớ ra lời dặn của bà tiên đỡ đầu và vội chạy đi, rơi lại chiếc giày thủy tinh. Nàng biến mất thật nhanh để lại cho đức vua, các quan cận thần, các công nương và nhất là chàng hoàng tử những thắc mắc rối bời không lời giải đáp. Nàng công chúa bí ẩn đó là ai, ở vương quốc nào, vì sao nàng đến đây, điều gì khiến nàng vội vã và hoảng hốt đến độ đánh rơi một chiếc giày mà không quay lại nhặt? Nàng xuất hiện và biến mất như một giấc mơ thật đẹp khiến mọi người bàng hoàng ngẩn ngơ.
Phép màu biến mất, Cinderella trở về với thân phận một cô bé nghèo khổ. Nhưng từ nay, “trái tim không ngủ yên” của nàng bắt đầu mơ tưởng đến bóng dáng chàng hoàng tử điển trai lịch lãm có trái tim nhân hậu và giọng nói ấm áp. Về phía hoàng tử, để tìm lại người con gái trong mơ, chàng muốn tất cả các cô gái trẻ được phép ướm thử giày, nếu vừa thì sẽ trở thành vợ chàng. Mặc dù bị dì ghẻ và hai em ngăn cản, làm vỡ chiêc giày mà Hoàng tử giữ, nhưng cuối cùng Cinderella xuất hiện với chiếc giày thủy tinh thứ hai. Câu chuyện kết thúc có hậu như bao cổ tích khác, hoàng tử và Cinderella cưới nhau, và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
Ý nghĩa câu chuyện Cô bé Lọ Lem
* Ý nghĩa đằng sau đôi giày thủy tinh
Theo câu chuyện, bà tiên đã khẳng định rằng, sau 12 giờ thì mọi vật sẽ trở lại bình thường, song lại riêng đôi giày thủy tinh còn nguyên vẹn không bị thay đổi. Chi tiết này có thể nói được rất nhiều điều. Thứ nhất, đây có thể là sai sót của tác giả, là nhà văn nổi tiếng, cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Nó muốn nói bất cứ ai cũng có những khuyết điểm riêng của mình, không ai hoàn hảo, điều quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận những khuyết điểm đó và tích cực sửa chữa nó. Không có gì phải xấu hổ chỉ vì mình không hoàn hảo.
Thứ hai, đây cũng có thể là dụng ý của tác giả, sức mạnh của một tấm lòng đẹp đẽ, vị tha, một nhân cách cao thượng và một phẩm chất tổng hòa của những điều tốt đẹp rất mạnh mẽ, cô bé Lọ lem cũng mang trong mình những phẩm chất ấy, cần cù chịu khó, vị tha, yêu thương mọi người, trái ngược với bà mẹ kế cùng các con của bà vô cùng ác độc, luôn mưu toan trước sau và luôn sống để hãm hại người khác thay vì cố gắng để tốt hơn họ. Một phẩm chất sáng ngời và cao đẹp thì mạnh mẽ hơn những phép màu của bà tiên, đó là lý do vì sao chiếc giày không biến mất để cho Lọ lem có được cơ hội xứng đáng thuộc về nàng. Điều này cũng khẳng định, phép màu thì luôn ủng hộ người xứng đáng được hưởng nó bất chấp những điều vô lý, nó chỉ đứng về lẽ phải.
* Bài học về Tình yêu thương
Không phải mọi bà mẹ kế đều độc ác, lịch sử chứng minh có rất nhiều bà mẹ kế đối xử rất tốt với con chồng, nhưng xưa nay, điều này thực sự hiếm. Ca dao xưa có câu:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng ?
Mẹ kế thường mang tiếng xấu, song, không nhiều người hiểu được những hành động đó xuất phát từ những tình cảm rất đời thường. Đó là tình yêu thương của mẹ dành cho con, những đứa con ruột thịt của họ. Trước khả năng những người khác sẽ cướp đi cơ hội của đứa con của mình, họ cảm thấy lo sợ và mong muốn bảo vệ những đứa con của mình, chỉ có điều cách của họ bị sai. Chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không hẳn là người xấu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi. Dẫu vậy, đối xử tàn bạo với người khác thì không có lý do gì có thể biện hộ được. Đây chỉ là một chi tiết khẳng định giá trị của tình yêu thương trong tác phẩm.
Tình yêu thương vô cùng to lớn, và sức mạnh của nó thì không ai có thể tưởng tượng được, và nó không chỉ tồn tại giữa người với người, ngay cả những động vật, sự vật cũng có tình cảm riêng của nó. Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội? Đó là vì có cô tiên giúp. Cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella, tất cả những hành động đó đều xuất phát từ tình yêu thương với nhau. Tương tự Truyện Tấm Cám của Việt Nam, truyện đã quan tâm tới số phận của những em bé đáng thương trong xã hội cũ, mặc dầu hiền lành, xinh đẹp, tốt bụng, chăm làm, nhưng thường phải chịu cái cảnh dì ghẻ, mẹ kế… hắt hủi tàn nhẫn, đối xử bất công. Tác phẩm thể hiện tình thương của tác giả dành cho những số phận bất hạnh như vậy.
* Bài học về sự nỗ lực và cố gắng
Dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Bản thân Lọ lem có ý chí kiên cường và luôn mong muốn làm chủ số phận của bản thân, đó là lý do cô luôn đấu tranh để giành lại cơ hội về phía mình. Trong cuộc sống, nếu người khác cướp đi cơ hội thì chính mình cần phải lấy lại cơ hội đó hoặc tự tạo ra một cơ hội tốt nhất cho mình. Không bao giờ được bỏ cuộc và yêu thương chính bản thân mình chính là bài học quan trọng nhất mà ai cũng phải học khi bước vào đời.
“Cô bé Lọ lem” là câu chuyện cổ tích kinh điển, có rất nhiều ý nghĩa sâu xa phải nhìn dưới góc nhìn đa chiều mới có thể thấy được. Một câu chuyện nhân văn và giàu cảm xúc, dành cho mọi thế hệ chứ không chỉ dành cho trẻ con.
Thảo Nguyên
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Những câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất
Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, kinh nghiệm sống dân gian và lao động sản xuất...
Những câu ca dao về nền văn minh lúa nước
Các câu ca dao nhằm ca ngợi tầm quan trọng của nông nghiệp, đồng thời khuyên răn con cháu đời sau biết...
Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa
Ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa, Sự tích cây vú sữa còn nhắc nhở chúng ta phải...
Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc
Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể...
Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc
Tổng hợp những câu chuyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, mang tính giáo dục, và nhân văn sâu sắc trong kho...
Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho
Truyện ngụ ngôn Aesop “con cáo và chùm nho” là một trong những câu chuyện đặc sắc với ý nghĩa nhân...
Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa
Ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa, Sự tích cây vú sữa còn nhắc nhở chúng ta phải...
Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc
Tổng hợp những câu chuyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, mang tính giáo dục, và nhân văn sâu sắc trong kho...
Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ
Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì,...
Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho
Truyện ngụ ngôn Aesop “con cáo và chùm nho” là một trong những câu chuyện đặc sắc với ý nghĩa nhân...
Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện
Truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” là một câu chuyện tuyệt vời sẽ giúp ba mẹ có thể...
Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc
Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể...
Review xem nhiều
Review mới nhất