Nỏ thần Kim Quy của An Dương Vương trong truyền thuyết

Trong truyền thuyết “Mị Châu – Trọng Thủy”, chiếc nỏ thần Kim Quy đã được nhắc đến với một sức mạnh vô thường bách phát bách trúng có thể giúp nhà vua đánh tan quân xâm lược. Theo các nghiên cứu, chuyện Rùa Vàng cho An Dương Vương vuốt thần để làm nỏ đánh giặc chỉ là truyền thuyết, nhưng chuyện nỏ thần thì có thể là thực sự có tồn tại. Hãy cùng bài viết khám phá sự thật đằng sau chiếc nỏ thần Kim Quy.

1. Nỏ thần Kim Quy trong truyền thuyết

Truyền thuyết kể rằng, sau khi lên làm vua, An Dương Vương đã dời đô và cho xây dựng thành Cổ Loa, nhưng trong lúc xây dựng thành đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhà vua đã rất lo lắng và lập đàn cầu đảo bách thần. Sau đó, thần Kim Quy xuất hiện, nhà vua đã dùng xe bằng vàng rước vào thành. Từ đó, mọi việc xây thành đều diễn ra trôi chảy. Ba năm sau, khi thành Cổ Loa đã được xây dựng xong thì thần Kim Quy phải từ biệt ra về. An Dương Vương lại lo lắng đến nguy cơ đất nước bị kẻ thù xăm lăng và đã hỏi thần Kim Quy nên làm thế nào. Thần Kim Quy đã trao cho nhà vua một chiếc móng vuốt để làm lẫy nỏ giữ thành.

Bức tranh minh họa về truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy và nỏ thần
Bức tranh minh họa về truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy và nỏ thần

Chiếc nỏ thần được tướng quân Cao Lỗ chế tạo thành công, với cái lẫy được làm từ móng chân của thần Kim Quy. Chiếc nỏ thần Kim Quy có thể bắn một lần được hàng trăm mũi tên và bách phát bách trúng, một phát bắn ra tên bay rào rào vào phía kẻ địch và chúng ngã xuống như ngã rạ. Cứ việc nỏ thần ra chỉa vào quân giặc thì chúng không dám đến gần. Chiếc nỏ lớn và rất cứng, phải là người lực sĩ mới giương nổi. Bởi vì sức mạnh vô thường này của nỏ thần nên An Dương Vương quý chiếc nỏ vô cùng, lúc nào cũng để gần bên cạnh.

Lúc bấy giờ, Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang xâm lược nước Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần trong tay nên quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều. Sau khi thất bại, Triệu Đà đã lên mưu kế để cho con trai Trọng Thủy sang cầu thân cưới Mị Châu con gái của An Dương Vương. Ngoài mặt là hỏi cưới nhưng thực chất là tìm cách để lấy trộm được nỏ thần. An Dương Vương đã quá tin tưởng vào bản chất của kẻ thù nên đã đồng ý không hề có chút cảnh giác nào.

Trọng Thủy sau khi lấy trộm được nỏ thần Kim Quy đã nhanh chóng xin An Dương Vương về nước để thăm cha. Sau đó, Triệu Đà đã cho quân sang xâm lược nước Âu Lạc lần hai. Vì quá chủ quan về việc có nỏ thần, An Dương Vương vẫn thản nhiên ngồi trong bàn cơ khi biết có quân sang xâm lược. Đến khi quân giặc đã đến tường thành, nhà vui mới nhận ra nỏ thần đã bị đánh tráo dẫn tới nước mất nhà tan. 

Nghe đến đây, hầu hết tất cả mọi người đều cho rằng chuyện nỏ thần bắn đến đâu hàng trăm tên giặc chết đến đó bách phát bách trúng chỉ là chuyện trong truyền thuyết.

2. Nỏ thần Kim Quy thực sự có tồn tại

Theo các nhà khảo cổ học đã chỉ ra rằng chuyện thần Kim Quy cho vuốt là truyền thống nhưng nỏ thần với sức mạnh vô thường khiến kẻ địch sợ mất vía lại có thật. Theo phân kỳ khảo cổ học, thời An Dương Vương nằm trong khoảng từ cuối giai đoạn văn hóa Đông Sơn phát triển sang đầu giai đoạn văn hóa Đông Sơn muộn. Tại khu vực thành Cổ Loa đã phát lộ nhiều di tích khảo cổ học văn hóa Đông Sơn nói chung và gắn với thời kỳ An Dương Vương nói riêng. Vào tháng 6 năm 1959, khi công nhân đắp đường tại khu vực thành Cổ Loa đã có một hố mũi tên đồng với số lượng tới hàng vạn chiếc đã ngẫu nhiên phát lộ.

Các nghiên cứu đã tiến hành phân loại, cho thấy mũi tên đồng Cổ Loa gồm nhiều loại dài, ngắn khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là đầu hình tháp 3 cạnh sắc tạo độ sát thương lớn và phần chuôi dài có tác dụng giảm lực ma sát, giữ thế cân bằng cho đường bay ổn định, đảm bảo độ chính xác hơn tới đích bắn. Có một điều đáng chú ý ở đây là chỉ có khoảng một phần tư số mũi tên đã được tu chỉnh để sử dụng, số còn lại là mũi tên mới ra khuôn, còn nguyên dấu vết của kỹ thuật đúc. Điều đó như một phần nào đó khẳng định hố mũi tên đồng được phát hiện kia chính là kho cất giữ mũi tên vừ đúc xong, đang trong quá trình gia công để đưa vào sử dụng. Nhưng do biến cố lịch sử, toàn bộ mũi tên này đã được chôn giấu trong lòng đất Cổ Loa.

Những chiếc mũi tên đồng được phát hiện ở khu vực Cổ Loa minh chứng cho lịch sử
Những chiếc mũi tên đồng được phát hiện ở khu vực Cổ Loa minh chứng cho lịch sử

Mọi người đã có thể tin tưởng phần nào vào việc truyền thuyết nỏ thần Kim Quy của An Dương Vương là có thật dựa vào việc phát hiện ra kho mũi tên đồng này. vào những năm 2000, ngay tại góc tây nam Đền Thượng trong khu vực thành Nội Cổ Loa, nơi thờ An Dương Vương, khảo cổ học đã phát hiện ra hệ thống lò đúc mũi tên đồng, cùng hàng trăm khuôn đúc, đúng với những mũi tên đồng Cổ Loa ba cạnh mà các nhà khảo cổ đã tìm ra trước đó. việc chọn góc tây nam của thành Nội Cổ Loa, khu vực trung tâm của thành Cổ Loa đã phản ánh được tầm quan trọng của việc chế tạo loại vũ khí đánh xa tân tiến, lợi hại này phải tuyệt đối bí mật. Từ hệ thống lò đúc, khuôn đúc và số lượng lớn mũi tên đã được phát hiện cho thấy đây vừa là một xưởng đúc vũ khí lớn, vừa được tổ chức quản lý rất bí mật và chặt chẽ.

Tại thành Cổ Loa và nhiều nơi khác trong phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn cũng đã tìm thấy những chiếc nỏ đồng. Nỏ có cấu tạo gồm nhiều bộ phận đúc rời: hộp cò hình chữ nhật, miệng hộp xẻ chéo các rảnh để đặt mũi tên và khấc hãm dây nỏ, lẫy nỏ có hình dạng gần giống như móng rùa và hai thanh đồng dùng để đưa dây nỏ vào khấc hãm. Tất cả các bộ phận được liên kết lại với nhau bằng hai cái chốt. Khi sử dụng, dây nỏ được căng lên, cài vào khấc hãm, sau đó dùng ngón tay kéo lùi lẫu nỏ để dây bật, đẩy tung những mũi tên lao về phía trước. Tuy không tìm thấy được số lượng nhiều nhưng việc chế tạo thành công và sử dụng nỏ thần một cách hiệu quả là một trong những sáng chế kỹ thuật quân sự lớn của người Việt cổ.

Qua những hiện vật được phát hiện trên cho thấy nỏ thần Kim Quy bách phát bách trúng của An Dương Vương thực sự có tồn tại, có cốt lõi lịch sử chân thực, đồng thời nó cũng phá tan những nghi hoặc lâu nay bao phủ bên ngoài sự thật của lịch sử về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện

Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện

Truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” là một câu chuyện tuyệt vời sẽ giúp ba mẹ có thể...

Tổng hợp 101+ câu đố vui dân gian hay, mới nhất có sẵn đáp án

Tổng hợp 101+ câu đố vui dân gian hay, mới nhất có sẵn đáp án

Giải câu đố không chỉ là một trong những hình thức giải trí mà nó còn là cách để rèn luyện khả...

Những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất của Aesop

Những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất của Aesop

Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những...

Những bài học và ý nghĩa thú vị của câu chuyện Cô bé Lọ Lem

Những bài học và ý nghĩa thú vị của câu chuyện Cô bé Lọ Lem

“Cô bé Lọ lem” là câu chuyện cổ tích kinh điển, có rất nhiều ý nghĩa sâu xa phải nhìn dưới góc...

Những câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất

Những câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất

Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, kinh nghiệm sống dân gian và lao động sản xuất...

Những câu ca dao về nền văn minh lúa nước

Những câu ca dao về nền văn minh lúa nước

Các câu ca dao nhằm ca ngợi tầm quan trọng của nông nghiệp, đồng thời khuyên răn con cháu đời sau biết...

Sách đọc nhiều nhất
Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc

Top truyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, đơn giản mà sâu sắc

Tổng hợp những câu chuyện ngụ ngôn hay và ý nghĩa, mang tính giáo dục, và nhân văn sâu sắc trong kho...

Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Bài học và ý nghĩa của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Ngoài việc giải thích sự ra đời của cây vú sữa, Sự tích cây vú sữa còn nhắc nhở chúng ta phải...

Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì,...

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

Ý nghĩa truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

Truyện ngụ ngôn Aesop “con cáo và chùm nho” là một trong những câu chuyện đặc sắc với ý nghĩa nhân...

Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện

Cậu bé chăn cừu - Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện

Truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” là một câu chuyện tuyệt vời sẽ giúp ba mẹ có thể...

Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc

Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc

Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.