Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Sọ Dừa

Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi truyện đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Để khắc hoạ nhân vật và cấu trúc nên cốt truyện, dân gian rất quan tâm, chú trọng đến các hành động của nhân vật chứ không quan tâm mô tả ngoại cảnh, ngoại hình và tâm lý nhân vật. Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích rất đa dạng, trong đó có kiểu nhân vật xấu xí. Các nhân vật xấu xí với vẻ ngoài dị dạng như con cóc, con dê, con ếch… có sự đối lập với vẻ xấu xí bên ngoài là vẻ đẹp bên trong của các nhân vật với tính cách hiền lành, chân thật, cao thượng và có một tâm  hồn trong sáng, tình yêu chân thành. Sọ Dừa là điển hình cho kiểu nhân vật này, phân tích nhân vật và tác phẩm ta có thể thấy truyện dạy ta rất nhiều bài học triết lí.

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Sọ Dừa

Tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa

Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Nhờ chăm chỉ đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Thạch Sanh

Ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa

Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người

Sọ Dừa là hình tượng điển hình nhất cho kiểu nhân vật có ngoại hình xấu xí nhưng lại có vẻ đẹp bên trong ngời sáng, đẹp đẽ và nhân hậu. Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người

Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ý muốn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn con người mới là cái quyết định, không nên có sự khinh miệt đối với ngoại hình xấu xí của một con người. Sự thật đã chứng minh, Sọ Dừa có khả năng làm tốt tất cả những việc mà những người bình thường có thế làm được, thậm chí tốt hơn. chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người). Điều đó chứng tỏ vẻ đẹp bên trong mới là vẻ đẹp vĩnh cửu và trường tồn.

Ca ngợi vẻ đẹp của Sọ Dừa, truyện đồng thời cũng phản ánh một hiện thực bất công trong cuộc sống, những con người bất hạnh có ngoại hình xấu xí phải chịu đựng sự chê bai dè bỉu của người đời. Họ không dám lên tiếng mà để cho những áng truyện viết thay họ

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Sọ Dừa

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Kín đáo truyền tải thông điệp yêu thương những người khác mình.

Để yêu thương một người là một điều tương đối dễ dàng, nhưng để yêu thương ai đó khác mình lại là một điều thật khó. Con người ta vẫn thường tự tin mình có tấm lòng nhân hậu, vị tha cho đến khi đối mặt với những người khác biệt mình, họ tự cho mình có quyền được phán xét, được bình phẩm người khác, họ tự cho mình quyền được đặt bản thân lên trên quyền được sống và yêu thương của đồng loại. Sọ Dừa không chỉ đơn thuần là câu chuyện cổ tích viết cho trẻ con, nó là một lưỡi dao rất tinh tế xoáy sâu vào hiện thực của sự thật, vừa đủ để ta nhận ra rằng liệu có chăng ta cần phải học cách yêu thương lại từ đầu. Ta cần yêu phẩm chất và tài năng của họ, công nhận sự nỗ lực của họ. Các nhân vật này không phải là quái vật mà chỉ là sự khác biệt, họ xứng đáng được đối xử như những người bình thường khác. Ta nên hành xử với họ như cách cô Út đã làm với Sọ Dừa

Khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Xem thêm: Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá Gương

Khát vọng được đổi đời

Xã hội phong kiến được biết tới là xã hội phân biệt giàu nghèo, tầng lớp vô cùng lớn. Không phải ngẫu nhiên mà có câu thơ:

Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Một sự thật là những người ở tầng lớp dưới rất khó để tiếp cận với địa vị cao chỉ bằng tài năng của mình. Những con người bần cùng không có cơ hội để thực hiện ước mơ của mình, họ phải chịu miệt thị bởi ngoại hình xấu xí, sự nghèo khó cũng như đau khổ mà họ không đáng phải gánh, họ không biết phải gửi những lời than này đi đâu, chỉ biết viết vào những truyện cổ tích. Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc.

Đó là sự đổi ngôi giữa các tuyến nhân vật, kẻ lương thiện tài năng cần được quay trở về với đúng vị trí mình, đó đã là chân lý muôn thuở .

Như vậy, Sọ Dừa đã truyền tải rất nhiều ý nghĩa hay đến bạn đọc, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, kín đáo lên án xã hội bất công, đồng thời thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác của người dân

Thảo Nguyên


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

“Cô bé quàng khăn đỏ” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất thế giới. Thế nhưng,...

Top 5 Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ

Top 5 Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ

Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là một câu chiếm 2 điểm ở phần làm văn trong kỳ thi THPT Quốc...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Giải thích câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” chứa đựng những bài học sâu sắc về...

Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá Gương

Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá Gương

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là một câu ca dao ngắn được ông cha ta truyền lại qua bao thế...

Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

“Chinh phụ ngâm” là một bài thơ xuất sắc, đặc biệt qua bản dịch của Đoàn Thị Điểm, đã diễn...

Sách đọc nhiều nhất
Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng...

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Những Dẫn Chứng Thường Dùng Trong Bài Văn Nghị Luận Xã Hội

Một số dẫn chứng hay thường dùng làm tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội, một chất liệu...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Cảm nhận những kỷ niệm âu thơ và và những nỗi niềm thương nhớ qua phân tích bài thơ Nhớ con sông...

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” chứa đựng những kinh nghiệm sống, kiến thức...

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế - Ăn khế trả vàng

Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế (hay ăn khế...

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tiêu biểu nhất là câu “Đi một ngày...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.