Sự tích đền Bà Đế
Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày bà đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Người ta nói rằng, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe.
Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng trên núi Ðộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về kinh đô, chúa có hẹn ngày về đón bà.
Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển.
Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”.Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của chúa về rước bà về kinh. Biết chuyện oan khuất, chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm ban sắc phong: Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân.
Người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng thuỷ chung của bà. Nhiều danh nhân đã đề thơ ca ngợi:
“Lòng sáng như băng trời đất biết
Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
Ðế Bà hương lửa nghìn thu ấy
Ðể giải hồn oan cõi thế này”
Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập đến du lịch Đồ Sơn trẩy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.
Nguồn: Sưu tầm

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn...
Sự tích diều hâu và rắn hổ mang Trên một thảo nguyên mênh mông và bát ngát kia, có một loài chim là...
Hồ Tây mới đầu chỉ là tên chung chỉ hồ ở phía tây bắc kinh thành. Gọi mãi trở thành tên riêng là...
Ngày xưa… xưa.. xưa, có một tên ăn cướp, cướp được rất nhiều của, cất được rất nhiều...
Truyện cổ tích Viên ngọc ước nhỏ Ngày xưa có một thằng bé chăn trâu cho một nhà phú hộ kia. Một...
Theo phong tục của người Việt ta từ xưa, mâm cỗ cúng giao thừa thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi...
Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Ngày xửa ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu nhưng tính tính lại rất keo kiệt. Lão nghĩ ra một...
Ngày xửa ngày xưa tại một vùng nào đó có một người đàn ông đánh đàn rất hay. Tiếng đàn của người...
Xưa có một bà già nghèo Chuyên mò cua bắt ốc Một hôm bà bắt được. Một con ốc xinh xinh Vỏ...
Các già làng thường chỉ tay ra con suối trước nhà chảy từ rừng sâu đổ về thung lũng uốn lượn quanh...

Truyện Cổ Tích Việt Nam Cây Bút Thần
Truyện Cây bút thần kể về cậu bé Mã Lương nghèo nhưng đam mê vẽ tranh với tài năng và cây bút thần...

Những Câu Chuyện Cổ Tích Hay Về Lòng Hiếu Thảo
Lòng hiếu tháo là một trong những đức tính cần có của mỗi người, và cũng là thông điệp trong những...

Truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu
Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà...

Quả bầu tiên - Truyện cổ tích Việt Nam về tấm lòng nhân hậu
Câu chuyện cổ tích Quả bầu tiên kể về tấm lòng nhân hậu của cậu bé nghèo giúp đỡ chú chim én...

101 Truyện Cổ Tích Hay Và Ý Nghĩa Nhất Về Loài Vật
Tổng Hợp Những Truyện Cổ Tích Hay Nhất Về Loài Vật - Những câu chuyện cổ tích thú vị, hàm chứa...

Sự tích con cá mập
Ngày xửa ngày xưa có một người rất giàu, sống trong một tòa nhà to lớn trên bãi biển. Anh ta có nhiều...
Review xem nhiều
Review mới nhất