Bổ sung hay bổ xung? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?

Tiếng Việt là một ngôn ngữ với rất nhiều phương ngữ khác nhau, chạy dọc theo ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Việc có nhiều phương ngữ dần đến sự phát âm khác nhau ở các vùng và khiến việc sai chính tả khá nhiều. Một trong số những trường hợp cụ thể đó chính là nhiều người không biệt được từ “bổ sung” hay “bổ xung”? Từ nào mới đúng chính tả? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa “bổ sung” và “bổ xung”
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa “bổ sung” và “bổ xung”

Vậy bổ sung hay bổ xung? Từ nào đúng chính tả? 

Trong tiếng Việt, các lỗi chính tả thường mắc tập trung ở các cặp từ đồng âm. Tuy nhiên, đối với cặp từ “bổ sung” và “bổ xung” lại là những trường hợp sai chính tả mặc dù cách phát âm của hai từ hoàn toàn khác nhau.

Muốn biết từ nào đúng chính tả, chúng ta cần tìm đến từ điển tiếng Việt. Theo từ điển tiếng Việt của giáo sư Hoàng Phê thì từ “bổ sung” mới là từ có nghĩa, ngược lại “bổ xung” là từ không nằm trong danh sách từ điển và nó hoàn toàn không có nghĩa. Việc nhầm lẫn giữa hai chữ cái “s” và “x” là do cách đọc không có sự nhấn nhá để đọc đúng chuẩn phụ âm đầu. 

Như vậy từ đúng chính tả tiếng Việt đó là từ “bổ sung”. Các bạn chú ý nhé!

“Bổ sung” là từ đúng chính tả tiếng Việt
“Bổ sung” là từ đúng chính tả tiếng Việt

Ý nghĩa của từ “bổ sung” trong tiếng Việt

Về mặt ngữ nghĩa, “bổ sung” được xem là một động từ có nghĩa cho thêm, cho đầy đủ một thứ gì đó. Từ “sung” trong “bổ sung” có nghĩa là thêm vào, chụm vào. Ví dụ: sung công quỹ (thêm vào quỹ lớn), bổ sung ý kiến, báo cáo bổ sung, bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể,...

Còn về mặt ngữ nghĩa của từ sai “bổ xung”, mặc dù từ “xung” có nghĩa là “toả ra”; ví dụ như: xung phong, xung trận, xung kích, xung khắc,... Nhưng “bổ xung” lại hoàn toàn vô nghĩa, cách viết không đúng khi kết hợp với “bổ”. 

Do vậy, từ “bổ sung” là từ viết đúng và hoàn thiện về nghĩa nhiều nhất.

Lỗi chính tả “x - s” giữa hai từ “bổ sung” hay “bổ xung” 

Nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn giữa “bổ sung” và “bổ xung” thường xuyên xảy ra ở người dân Bắc Bộ, vì những người ở phương ngữ này khi nói không phân biệt âm “s” và âm “x” trong khi phát âm. Họ phát âm đồng nhất “x và s”, có nghĩa là cả hai chữ này đều đọc thành “x”. 

Người miền Bắc không có sự phân biệt x/s trong giao tiếp hằng ngày. Các âm đầu “s/x” đều phát âm giống nhau, chúng được phát âm với đầu lưỡi bẹt. Bởi vậy, người ta thường đọc là “bổ xung” hơn là “bổ sung”. Theo các nhà ngôn ngữ học, âm “s” thuộc nhóm 3 phụ âm quặt lưỡi “r,s,tr” rất khó phát âm đối với người Bắc Bộ. Chẳng hạn như “r” đọc thành “d,gi” (râu -> dâu/giâu), “tr” đọc thành “ch” (trâu -> châu) thì “s” lại bị nhầm với “x” (sung -> xung). Cũng chính vì điều này đã hình thành thói quen phát âm sai dẫn đến việc ghi chính ta cũng sai theo. 

Không có sự phân biệt giữa âm “s” và “x” dẫn đến việc sai chính tả
Không có sự phân biệt giữa âm “s” và “x” dẫn đến việc sai chính tả

Một vài ví dụ về từ “bổ sung” được sử dụng trong câu văn

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con yêu.
  • Bổ sung ngay nhân sự cho vị trí trống trong công ty!
  • Bổ sung điểm thi tốt nghiệp cho thí sinh
  • Bổ sung chứng cứ củng cố tội danh cho tội phạm A trong vụ án

Những cách tránh được việc viết sai chính tả “bổ sung” thành “bổ xung”

Làm thế nào để khắc phục việc sai chính tả từ “bổ sung” thành “bổ xung”? Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn. 

1. Tập trung khi viết

Tập trung là điều quan trọng khi bạn làm việc, học tập. Nếu bạn thường xuyên sai chính tả hoặc không nhớ cách viết đúng như thế nào, việc tập trung ghi nhớ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. 

2. Thường xuyên luyện tập và phát âm chuẩn

“Bổ sung” hay “bổ xung” hoàn toàn có thể viết đúng nếu bạn chú ý mỗi khi viết chữ, đánh văn bản. Đồng thời khi nghe về từ “bổ sung” bạn hãy nghĩ tới ý nghĩa là “thêm vào” để luận ra cách viết đúng. Ngoài ra, bạn có thể ghi từ “bổ sung” hay các từ khác thường xuyên sai chính tả vào tờ giấy ghi chú, để tại chỗ dễ nhìn để nhắc nhớ mỗi ngày về cách viết đúng.

Bạn nên luyện tập và chú ý cách viết để tránh việc sai chính tả
Bạn nên luyện tập và chú ý cách viết để tránh việc sai chính tả

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết “bổ sung” hay “bổ xung” từ nào là đúng chính tả. Viết đúng, sử dụng từ tiếng Việt là một trong những cách giúp chúng ta thêm yêu tiếng mẹ đẻ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời không làm người khác khó chịu khi đọc bài viết của bạn.

Xem thêm:


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Trong số các từ nhầm lẫn giữa cách đọc và viết, từ “dấu” và “giấu” là sai nhiều nhất. Vậy...

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả? Hãy cùng Sách Hay 24H phân tích ngay trong...

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả? Từ “chân thành” mới là từ đúng,...

Phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng

Phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng

Trong số các từ sai chính tả phổ biến hiện nay, hai từ “sai sót” và sai xót” là hai từ dễ bị sai...

Giải đáp thắc mắc về lỗi chính tả cảm ơn hay cám ơn

Giải đáp thắc mắc về lỗi chính tả cảm ơn hay cám ơn

Từ “Cảm ơn” hay “Cám ơn” mới đúng chính tả? Trước hết cần phân tích ngữ nghĩa của từ “Cảm...

Sách đọc nhiều nhất
Xuất sắc hay suất sắc mới là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Xuất sắc hay suất sắc mới là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Khi nói và viết, người Việt Nam thường rất hay nhầm lẫn giữa hai từ “xuất sắc” và “suất sắc”....

Phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng

Phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng

Trong số các từ sai chính tả phổ biến hiện nay, hai từ “sai sót” và sai xót” là hai từ dễ bị sai...

Phân biệt chia sẻ hay chia sẽ đâu là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Phân biệt chia sẻ hay chia sẽ đâu là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Có rất nhiều từ tiếng Việt hiện nay bị viết sai, trong số đó nhiều người vẫn nhầm lẫn không biết...

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả? Từ “chân thành” mới là từ đúng,...

Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Trong số các từ nhầm lẫn giữa cách đọc và viết, từ “dấu” và “giấu” là sai nhiều nhất. Vậy...

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả? Hãy cùng Sách Hay 24H phân tích ngay trong...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.