Giải đáp thắc mắc về lỗi chính tả cảm ơn hay cám ơn

Ông bà ta có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, quả thật ngôn ngữ Việt Nam chúng ta vô cùng phong phú từ ngữ pháp cho đến ngôn từ, kể cả ngữ điệu, thanh điệu và cách phát âm…Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sai chính tả hiện nay ở một số người chính là nằm ở việc phát tâm. Tiêu biểu trong việc phát âm tạo nên một số từ sai chính tả, trong đó có từ “cảm ơn” và “cám ơn”. Vậy đâu mới là từ ngữ đúng? Hãy cùng giải đáp thắc mắc về lỗi chính tả  “cảm ơn” hay “cám ơn” trong bài viết sau. 

 “Cảm ơn” hay “Cám ơn” mới đúng chính tả?
“Cảm ơn” hay “Cám ơn” mới đúng chính tả?

Trước hết cần phân tích ngữ nghĩa của từ “Cảm ơn”. 

Chẻ đôi từ “cảm ơn” ra, chúng ta có nghĩa của từ “cảm”.

“Cảm” ở đây là: 

  • Từ Hán Việt, có ý nghĩa tốt đẹp khi được ghép với những từ ghép, ví dụ như: cảm tạ, cảm động, cảm tình,...
  • Là từ biểu thị sự nhận biết bằng giác quan, bằng cảm tính; biểu thị cho việc cảm thấy bị làm cho rụng động trong lòng. 
  • Cũng có nghĩa là nhận biết và mến phục, có cảm tình trong tình cảm. 
  • Cũng được xem là căn bệnh bị ốm nhẹ do cơ thể chịu tác động đột ngột của thời tiết. 

“Ơn” ở đây là:

  • Cũng là từ ngữ Hán Việt, “ơn” chính là “ân” (trong ân tình, ân nghĩa,...) mang ý nghĩa làm một điều giúp đem lại lợi ích, sự tốt đẹp cho một người nào đó. Và nó khiến bản thân người ấy nhận thức được cần phải đền đáp lại. 

Cảm ơn dùng để chỉ sự biết ơn, trân trọng trong trường hợp lịch sự
Cảm ơn dùng để chỉ sự biết ơn, trân trọng trong trường hợp lịch sự

Và khi hai từ “cảm” và “ơn” ghép lại với nhau lại trở thành một từ ghép có ý nghĩa cao đẹp là “cảm ơn”, đó là sự biết ơn đến một người, một nhóm người, một tổ chức… hoặc cũng có thể là một hiện tượng nào đấy đem lại những đóng góp tích cực cho người nhận nên họ mới viết ra những lời lẽ này để bày tỏ sự cảm kích của mình. Từ “cảm ơn” mang ý nghĩa được dùng trong những trường hợp lịch sử, trang trọng, để bày tỏ sự cảm kích với người đã làm việc gì đó cho mình hoặc để nhận lời hay từ chối điều gì đó (ví dụ như: cảm ơn, nhưng tôi chưa cần đến cái này,...) 

Vậy “Cám ơn” nghĩa là gì? 

Chúng ta cũng tách từ “cám ơn” thành hai từ “cám” và “ơn” để phân tích. 

“Cám”: Là từ dùng để chỉ một dạng chất bột màu vàng nâu, do lớp vỏ mềm bao ngoài hạt lúa khi xay ra sẽ nát vụn, thường dùng làm thức ăn cho heo/lợn. Từ “cám” cũng còn mang ý nghĩa là sự động lòng thương cảm trước một cảnh ngộ khó khăn nào đó trong cuộc sống. 

Cám dùng để chỉ một loại bột được dùng trong thức ăn cho lợn
Cám dùng để chỉ một loại bột được dùng trong thức ăn cho lợn

“Ơn” cũng giống ý nghĩa ở trên trong từ “Cảm ơn”. 

Từ “Cảm ơn” hay “Cám ơn” mới đúng chính tả? 

Sau khi phân tích hai từ “cảm ơn” và “cám ơn” chúng ta nhận thấy một điều rằng, xét về mặt âm sắc thì cả hai từ đều có âm vực gần giống nhau; nhưng khi đứng riêng một mình thì “cảm” và “cám” đều là từ Hán Việt và mang ý nghĩa riêng. 

“Cảm ơn” mới là từ đúng và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt
“Cảm ơn” mới là từ đúng và xuất hiện trong từ điển tiếng Việt

Mặc dù vậy, từ “cám ơn” là không có mặt trong từ điển Tiếng Việt, nên đây được xem là một từ sinh ra do lối đọc chệch của từ “cảm ơn” mà ra, hoàn toàn không có nghĩa, nên dùng từ “cám ơn” để diễn đạt ngôn ngữ trịnh trọng về lòng biết ơn và kể cả trong khi nói lẫn viết đều sai chính tả. Từ đúng ở đây phải là từ “cảm ơn”. 

Phân tích vì sao lại có việc đọc chệch từ “cảm ơn” thành “cám ơn”? 

Như chúng ta cũng biết, Việt Nam là một đất nước trải dài từ Bắc đến Nam với rất nhiều nền văn hoá tương ứng mỗi vùng miền khác nhau, mỗi nơi sẽ có cách nói lẫn phát âm ngữ điệu hằng ngày khác nhau. Bởi vậy, không ít người chỉ nghe mà không ghi ra mặt chữ, nên vấn đề dùng sai từ ngữ do cách phát âm trong giao tiếp hàng ngày là rất dễ gặp, đặc biệt ởcác vùng Trung Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ. 

Trong ngữ điệu, giao tiếp hàng ngày có sự khác nhau giữa các vùng miền vì thế thanh điệu cũng biến tấu mỗi nơi một kiểu, như có nơi phát âm dấu ngã thường bị chuyển sang dấu hỏi; hay dấu ngã thường được phát dấu nặng, dẫn đến việc sai chính tả và lâu ngày không sửa sẽ trở thành thói quen khiến nhiều người nghĩ rằng nó đúng chính tả, tuy nhiên nếu đi sâu tìm hiểu nghĩa sẽ thấy nó hoàn toàn sai. Vì vậy khi chúng ta bắt gặp một từ nào đó không phân biệt được, nên dùng từ điển tiếng Việt hoặc thông qua internet để tìm đọc biết từ nào đúng để sử dụng cho thật sự phù hợp trong kể cả văn nói hoặc văn viết. 

Cách dùng từ “cảm ơn” sao cho đúng chuẩn nhất

Chúng ta sử dụng từ “cảm ơn” khi người nào đó giúp đỡ mình.

Ví dụ: Cảm ơn cậu vì đã giúp tớ sửa bài tập Toán hôm nay nha!

Ở trường hợp khác, “cảm ơn” cũng được dùng để bày tỏ thái độ lịch sự, nói cảm ơn trước khi nhờ ai một điều gì đấy

Cách dùng từ “cảm ơn” sao cho đúng chuẩn nhất

Ví dụ: 
  • Chị có thể cho em hỏi về giá vé máy bay đi Sài Gòn hiện nay được không ạ? Em cảm ơn! 
  • Cho chị một ly cam vắt, cảm ơn em nhé! 

Đôi khi chúng ta có thể sử dụng từ “cảm ơn” để từ chối một sự việc hay một lời đề nghị. 

Ví dụ: Cảm ơn lời mời của chị nhưng hiện nay em đang không có nhu cầu mua bảo hiểm. 

“Cảm ơn” hay “cảm ơn” từ nào mới là đúng chính tả? Câu trả lời chuẩn nhất dành cho các bạn đã có, hi vọng các bạn sẽ hiểu và có cách dùng đúng từ “cảm ơn” để chúng ta nâng niu và trân trọng giá trị từ ngữ tiếng Việt, góp phần làm giàu đẹp thêm ngôn từ tiếng Việt.


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Sách đọc nhiều nhất
Xuất sắc hay suất sắc mới là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Xuất sắc hay suất sắc mới là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Khi nói và viết, người Việt Nam thường rất hay nhầm lẫn giữa hai từ “xuất sắc” và “suất sắc”....

Phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng

Phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng

Trong số các từ sai chính tả phổ biến hiện nay, hai từ “sai sót” và sai xót” là hai từ dễ bị sai...

Phân biệt chia sẻ hay chia sẽ đâu là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Phân biệt chia sẻ hay chia sẽ đâu là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Có rất nhiều từ tiếng Việt hiện nay bị viết sai, trong số đó nhiều người vẫn nhầm lẫn không biết...

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?

Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả? Từ “chân thành” mới là từ đúng,...

Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Trong số các từ nhầm lẫn giữa cách đọc và viết, từ “dấu” và “giấu” là sai nhiều nhất. Vậy...

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả

Trân trọng hay chân trọng? Từ nào mới đúng ngữ pháp chính tả? Hãy cùng Sách Hay 24H phân tích ngay trong...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.