Sự tích con dế
Văn Linh ngày một lớn khôn, người bố cho chàng theo nghiệp sách đèn. Còn Văn Lang thì từ lâu đã theo bố tập quen nghề trông coi cày cấy. Nhà họ vốn có của ăn của để. Cả một tư cơ đồ sộ chắt chiu đã vài ba đời được gần vài chục mẫu ruộng và một mẫu vườn, có nhà ngói cây mít, thuộc vào loại khá nhất trong vùng.
Đột nhiên người bố ốm nặng rồi qua đời. Người dì ghẻ ngoài mặt thì đối đãi với Văn Linh ngọt ngào tử tế nhưng trong bụng muốn nhổ cái gai trước mắt. Là con đích, Văn Linh sẽ được gần như toàn bộ tài sản. Còn mẹ con Văn Lang thì nhiều lắm cũng được vài ba mẫu ruộng xấu với một cái trại ở bên kia đồi. Tục lệ đã đặt số phận của hai anh em là như vậy. Người dì ghẻ bỗng nảy tà tâm, muốn giết chết con chồng để chiếm lấy tất cả gia tài. Ý nghĩ ấy ngày một nung nấu trong lòng mụ, càng nung nấu nhiều hơn từ hôm người chồng, kẻ bênh vực cho Văn Linh không còn nữa.
Một hôm, người mẹ ghẻ sai hai anh em mang tiền đi mua gỗ. Trước khi đi, mẹ gọi con đẻ vào buồng riêng dặn dò:
– “Con ơi! Con hãy tìm cách “khử” nó đi. Rừng nhiều thú dữ, sức con thì khỏe gấp đôi nó, nếu khôn khéo và kín đáo thì con chẳng sợ tội vạ gì hết!…” Người mẹ còn rỉ tai:
– “Nếu nó mà sống được thì mẹ con ta không đất cắm dùi… Có trừ đi được, chúng ta mới mong sung sướng…”.
Văn Lang không muốn nghe lời mẹ, nhưng cũng không muốn làm phật ý mẹ, bèn cứ giả tảng vâng lời khăn gói ra đi. Đến cửa rừng. Văn Lang nói thật cho Văn Linh biết mọi việc, rồi bảo:
– Mẹ tôi trước sau cũng tìm cách hại anh. Vậy anh hãy tìm cách trốn đi. Số tiền mua gỗ anh hãy cầm lấy tất cả mà tiêu. Đến một lúc nào đó anh hãy trở về, chúng ta sẽ sống bên nhau.
Khi Văn Linh đi rồi, Văn Lang giết một con chó lấy máu bôi khắp nơi, rồi trở về nói cho mẹ biết là mình đã hạ thủ Văn Linh xong, mặt khác nói với mọi người rằng anh mình đã bị hổ vồ mất tích. Xóm làng không một ai nghi ngờ. Người dì ghẻ cho là mưu của mình đã đạt, từ đấy không còn lo lắng gì nữa. Lại nói chuyện Văn Linh đau khổ từ giã Văn Lang ra đi. Một thân một mình chưa từng rời khỏi nhà bao giờ nay bơ vơ giữa một nơi xa lạ, chàng ngập ngừng không biết đi đâu. Loanh quanh mãi, cuối cùng một đêm nọ chàng lại lần về mồ mẹ, nằm úp lên mộ than khóc rồi ngủ quên. Ở dưới mồ, mẹ chàng thương con quá, bèn hiện lên thành con chim phượng hoàng lớn ấp con vào đôi cánh. Thấy trời sắp sáng, phượng hoàng dùng chân quắp lấy Văn Linh rồi bay đi rất xa. Từ một hòn núi cao, phượng hoàng hạ cánh. Tỉnh dậy, Văn Linh sửng sốt, nhưng phượng hoàng đã nói:
– Ta là mẹ con. Con hãy ở đây chớ về mà nguy hiểm. Rồi hàng ngày mẹ sẽ đến với con.
Nói rồi phượng hoàng hóa thành nhà cửa và mọi đồ ăn thức dùng để Văn Linh ăn ở tại đấy. Sợ con xao nhãng học tập, phượng hoàng lại mang sách vở tới cho con ôn luyện. Ban ngày phượng hoàng biến đi, nhưng đêm lại, nó bay đến chỗ Văn Linh ở để bảo vệ chàng. Tờ mờ sáng nó còn gáy lên để đánh thức con dậy học, rồi mới chịu cất cánh bay về.
Bấy giờ ở phía dưới núi có một xóm dân cư rải rác, trong xóm có nhà một cô con gái tên là Ngọc Châu. Ngọc Châu đẹp như hoa mà chưa có chồng. Nàng có một người đầy tớ gái tên là Hồng. Hai người sống nương tựa vào nhau, lấy nghề dệt vải nuôi thân. Từ dạoVăn Linh đến ở trên núi, hai thầy trò Ngọc Châu lấy làm lạ không hiểu vì sao trên núi từ xưa vắng bóng người, thế mà lúc này cứ mờ sáng khi họ ngồi vào khung cửi đã nghe tiếng chim phượng gáy, rồi nghe tiếng học trò học sang sảng cho đến sáng.
Một hôm gà gáy canh năm, Ngọc Châu giả cách làm tắt đống nhấm để bắt nàng Hồng lên núi xin lửa của người học trò bấy giờ đã cất tiếng đọc sách. Hôm ấy Văn Linh dậy sớm thắp đèn ngồi học, bỗng nghe có tiếng gọi cửa. Chàng mở cửa ra thì là một cô gái. Sau khi cho lửa, anh hỏi vay cô gái một hũ dầu vì dầu nhà mình đã cạn. Nàng Hồng chỉ nhà để anh xuống lấy. Nhờ đó Văn Linh làm quen với Ngọc Châu. Thế là chàng đã có bạn xóm giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Từ chỗ quen nhau họ muốn được nên vợ nên chồng. Một hôm, Ngọc Châu mời chàng về ở cùng mình một nhà để tiện bề đèn sách. Được con báo tin, chim phượng hoàng mang tới cho áo quần và tiền bạc. Rồi đó nó không trở lại nữa. Đám cưới cử hành đơn giản nhưng cũng rất vui. Từ nay bên anh đọc sách bên nàng quay xa, cảnh đầm ấm ấy không ai hơn được. Sau năm năm học thành tài, Văn Linh quảy lều chiếu đi thi. Đậu trường hương, chàng vào kinh quyết tranh đua ở trường hội. Chàng sung sướng khi nghe loa báo có tên mình ở bảng tiến sĩ. Hôm vinh quy, cờ quạt chiêng trống và quân gia rầm rộ kéo về quê. Thấy anh vinh hiển trở về, Văn Lang hết sức mừng rỡ. Trong khi ấy người dì ghẻ nghe tin đột ngột không kịp trốn, bèn chui xuống nấp dưới gậm giường. Nhưng vì quá sợ hãi mụ đã vỡ mật mà chết, hóa thành con dế.
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Ngày xửa ngày xưa, tất cả các loài cây trên Trái Đất thuở ban đầu mới chỉ có lá mà chưa có hoa...
Ngày xưa có một con sáo nói được tiếng người và hiểu được ý người. Từ lâu, sáo làm bạn với...
Những câu chuyện cổ tích về mùa xuân hay nhất
Mùa xuân từ lâu đã đi vào trong văn học của Việt Nam, với những màu sắc và âm điệu khác nhau, khiến...
Quả bầu tiên - Truyện cổ tích Việt Nam về tấm lòng nhân hậu
Câu chuyện cổ tích Quả bầu tiên kể về tấm lòng nhân hậu của cậu bé nghèo giúp đỡ chú chim én...
Truyện cổ tích về các nàng công chúa xinh đẹp
Truyện cổ tích về nàng công chúa chiếm phần lớn nội dung của thể loại văn học dân gian. Tuy đa dạng...
Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất
Truyện cổ tích thế tục là một trong những thể loại của truyện cổ tích, xoay quanh những sự kiện...
Truyện cổ tích: Bà chúa tuyết
Bà chúa Tuyết là một trong những truyện cổ tích dài và đặc sắc nổi tiếng trên thế giới của Andersen....
Những Câu Chuyện Cổ Tích Hay Về Tấm Lòng Nhân Hậu
Điều tuyệt vời nhất nằm trong những câu chuyện cổ tích chính là nỗ lực giữ gìn cái thiện, ngợi...
Truyện Cổ Tích Việt Nam Cây Bút Thần
Truyện Cây bút thần kể về cậu bé Mã Lương nghèo nhưng đam mê vẽ tranh với tài năng và cây bút thần...
Review xem nhiều
Review mới nhất