Đêm nay Bác không ngủ - Vẻ đẹp vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Bác Hồ luôn là niềm cảm hứng của thi ca muôn đời, vẻ đẹp và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác sáng ngời dù có trải qua bao nhiêu thời gian.
- Hoàn cảnh ra đời của tập thơ Nhật Ký trong tù - Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh - Một đời người một bài ca
- Những tác phẩm nổi tiếng và hay nhất của Bác Hồ
Hình tượng Bác Hồ
Tác phẩm là một câu chuyện được viết dưới hình thức một bài thơ, rất dung dị và gần gũi với nhân vật trung tâm là Bác Hồ. Hình ảnh của Bác hiện lên rất đỗi chân thực và ngập tràn ánh sáng. Hình ảnh Bác đầu tiên được thể hiện qua tư thế dáng ngồi:
Bối cảnh của câu chuyện là trời đã khuya, mọi người đang chìm vào giấc ngủ để chuẩn bị cho trận đánh cam go sắp tới, tĩnh mịch và yên ắng. Bối cảnh này trái ngược hoàn toàn với tâm thế của Bác, Người vẫn còn tỉnh táo, và trở trăn nhiều điều. Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh, Bác vẫn ngồi đó như có những suy tư đang ngổn ngang. Câu thơ cuối vang lên như báo hiệu một đêm dài với Bác. Với cương vị là một nhà lãnh đạo, một vị lãnh tụ đáng lẽ Bác sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ mọi người, được ngủ ở một nơi an toàn, ấm áp nhưng ngược lại, Bác hòa cùng nhịp sống với những người chiến sĩ. Anh đội viên vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Bác tuổi đã cao nhưng vẫn sẵn sàng đi hành quân trong đêm mưa rét và ngay cả khi đêm đã về khuya bác vẫn chưa ngủ:
Những hành động rất nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa lớn, nó khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người cha già kính yêu của dân tộc. Bác thức với vẻ mặt trầm ngâm, chắn chắn Bác đang suy nghĩ, trăn trở rất nhiều về vận mệnh đất nước. Suốt cuộc đời Bác luôn dành sự quan tâm, lắng lo cho đất nước, cho muôn dân chứ không lúc nào Bác suy nghĩ cho riêng bản thân mình cả. Những tính từ “trầm ngâm”, “ nhẹ nhàng”, hành động “nhón” diễn tả sự tinh tế trong hành động của Bác Hồ, Bác coi muôn dân như con. Tố Hữu đã từng có những câu thơ:
Tấm lòng dành trọn cho đất nước của Bác khiến tất cả đều phải kính phục.
Hình tượng của Bác được vẽ sắc nét hơn khi nhà thơ viết về lí do Bác không ngủ:
Vào thời điểm câu chuyện này đang diễn ra, Bác cùng các đồng chí đều đang trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác cùng tất cả mọi người đều phải chịu đựng những khó khăn gian khổ vô cùng lớn và rất nhiều thử thách. Bác đã lớn tuổi song chưa bao giờ Bác đặt an nguy của bản thân lên hàng đầu, một vị chủ tịch nước lại luôn đau đáu nỗi lo cho những người dân nhỏ bé. Bác hiểu rất rõ hoàn cảnh sống của những người đang trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường, phải ngủ ngoài rừng giữa trời mưa rét, trên mặt đất ẩm ướt và Bác không thể kìm lòng trước những hình ảnh đấy. Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không chỉ thể hiện ở hành động quan tâm những người chiến sĩ đang yên giấc bên cạnh Người mà tấm lòng của Bác vẫn đau đáu khi nghĩ đến lực lượng dân công đang chống chọi với thời tiết giá lạnh, mưa gió nơi rừng thiêng nước độc. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Hình ảnh Bác trăn trở không nguôi giữa đêm khuya bên ánh lửa hồng đã gợi nhắc đến hai câu thơ trong bài thơ “Cảnh khuya”:
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác sáng tựa những vì sao trên trời, Bác không chỉ lo lắng cho những người đang yên giấc bên cạnh mình, mà là cho tất cả nhân dân Việt Nam đang phải chịu cảnh thống khổ:
Tình thương của Bác rộng lớn đến độ Bác muốn bẻ gãy cả quy luật tự nhiên. Câu hỏi tu từ “làm sao cho khỏi ướt” đã khẳng định tình thương ấy trong lòng của vị Chủ tịch vĩ đại. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hoà bình. Những câu thơ khắc họa hình ảnh của Bác vô cùng giản dj nhưng chân thực, gần gũi giàu sức gợi. Nghệ thuật không kiểu cách nhưng nội dung chứa đựng trong nó lại rộng lớn vô cùng. Không một bài thơ nào có thể diễn tả hết được vẻ đẹp của Người.
Cảm xúc của anh đội viên
Bài thơ được viết lại dựa trên lời kể của anh đội viên, thể hiện tấm lòng thành kính của mình với chủ tịch Hồ Chí Minh:
Bằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam. Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích, ông tiên to lớn, vĩ đại, bóng hình ông “lồng lộng”, ông tiên đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S. Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt, đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công. Lựa chọn hình ảnh ngọn lửa để so sánh với hình ảnh của Bác, nhà thơ muốn làm nổi bật sự ấm áp của Bác dành cho người dân Việt Nam, đồng thời khẳng định sức sống tồn tại vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt.
Anh đội viên xúc động khôn nguôi trước hành động của Bác:
Một đêm không ngủ của hai con người, một vĩ đại, một nhỏ bé, song cả hai đều đã làm nên đất nước. Tổ quốc Việt Nam đã được dệt lên từ những đêm như thế, những đêm không ngủ của Bác, của những chiến sĩ ngoài chiến trường, của những hậu phương ngày đêm lo lắng.
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ giản dị, không có hình thức nghệ thuật cầu kì, dễ dàng cảm thụ và thưởng thức. Bài thơ đã khẳng định Bác Hồ luôn là ánh sáng rực rỡ nhất trên bầu trời đất nước Việt Nam.
Thảo Nguyên
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ
Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu – nhà thơ của những vội vàng, gấp rút. Trong từng tác phẩm của ông, thời gian luôn là sự...
Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
Người lái đò sông Đà là một hình tượng nhân vật hoàn mỹ về mặt nghệ thuật. Dưới ngòi bút tài...
Hoàn cảnh ra đời của tập thơ Nhật Ký trong tù - Hồ Chí Minh
“Nhật kí trong tù” là một trong những tác phẩm có giá trị lịch sử quý giá nhất đối với văn học...
Những tác phẩm nổi tiếng và hay nhất của Bác Hồ
Các tác phẩm của Hồ Chí Minh thể hiện cuộc đời của Bác, một cuộc đời đã hiến trọn cho dân cho...
Hồ Chí Minh - Một đời người một bài ca
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam trọn đời vì nước vì dân hy sinh cho...
Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Chế Lan Viên
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, đầy sự trở trăn. Những bài thơ của ông đều là đỉnh cao trong...
Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu
Cùng Sách Hay 24H tóm lược về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân...
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học rất nhiều...
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử
Được mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử như thổi vào nền thơ ca Việt...
Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu
Thơ tình Xuân Diệu - Tuyển tập những bài thơ tình hay nhất mọi thời đại của “Ông Hoàng Thơ Tình”...
Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao
Nam Cao được biết đến là một nhà văn hiện thực phê phán, với ngòi bút vô cùng sắc sảo những tác...
Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du
Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới, là một trong những tác giả tiêu biểu nhất trên...
Review xem nhiều
Review mới nhất