Bến không chồng - Những mảnh đời đầy nước mắt thời kỳ hậu chiến

Nói về chiến tranh là người ta nhớ đến bom đạn, khói lửa, áp bức và xiềng xích. Nhưng chiến tranh đâu chỉ có vậy. Ẩn đằng sau bề nổi ấy là những nỗi đau khó nói thành lời mà vết tích chiến tranh để lại trên đất nước ta. Hãy cùng bắt gặp hình ảnh những làng quê vắng bóng đàn ông, cảm nhận nỗi buồn đau từ những bi kịch trong tác phẩm “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng.

“Bến không chồng” là câu chuyện buồn đau của những bi kịch thời kỳ hậu chiến.
“Bến không chồng” là câu chuyện buồn đau của những bi kịch thời kỳ hậu chiến. (Nguồn: Internet)

Giới thiệu về tác giả 

Dương Hướng là một nhà văn có xuất thân là anh bộ đội cụ Hồ. Trong chính ngày thống nhất, có những nỗi đau vẫn luôn khắc khoải đeo bám cuộc đời của nhiều người dân. Đó là nỗi cô đơn, sự chịu đựng khắc khổ từ hậu quả của cuộc chiến tranh đã qua.

Nhà văn Dương Hướng đã bắt đầu sáng tác mà không hi vọng sách của mình được xuất bản. Ông chỉ muốn viết về những nỗi niềm, giải phóng tâm tư của mình qua từng câu chữ. 

Quả thực, khi tác phẩm hoàn thành đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía nhà xuất bản. Tuy nhiên, nhà văn đã giữ nguyên lập trường và quyết định không sửa đổi. Cuối cùng, khi ông mang tác phẩm tới NXB Hội Nhà văn, “Bến không chồng” đã được đưa tới tay bạn đọc vẹn nguyên mà không phải sửa bất kỳ một chi tiết nào. 

Giới thiệu về cuốn sách “Bến không chồng” 

Vào năm 1991, tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng đã được nhận giải thưởng từ Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm vẽ lên những nét buồn thê lương về một bức tranh làng quê ảm đạm thời kỳ hậu chiến. 

Bến không chồng” tả thực về bức tranh ảm đạm thê lương của làng quê Việt Nam sau chiến tranh.
Bến không chồng” tả thực về bức tranh ảm đạm thê lương của làng quê Việt Nam sau chiến tranh. (Nguồn: Internet)

Lấy bối cảnh làng Đông - một làng quê miền Bắc với tầng lớp không gian bao phủ trong lũy tre, mái đình, cây đa và bến nước. Ở giữa những ngày miền Bắc vừa xây dựng nông thôn, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau một cuộc chiến, dường như đã không có sự bù đắp nào, không có hạnh phúc nào dành cho những người lính sống sót trở về. 

Cảm nhận về cuốn sách “Bến không chồng” 

Nguyễn Vạn là nhân vật chính trong tác phẩm “Bến không chồng”. Sống sót trở về sau cuộc chiến tranh đau thương, mặc dù bị thương nặng nhưng tận sâu trong thâm tâm người lính, anh vẫn mong mỏi có thể xây dựng một làng quê thanh bình, thương yêu. Những tưởng có thể sôi nổi tham gia vào công việc của làng xã. Tuy nhiên, Vạn lại bị bủa vây giữa những hủ tục của dòng họ và xóm giềng. 

Anh bị bóp nghẹt giữa những nếp sống hủ tục, cũ kỹ của xã hội thời bấy giờ. Bạn không có cách nào vượt qua dư luận để bày tỏ tình cảm cá nhân như một con người đúng nghĩa. Mặc dù chỉ là những nhu cầu về hạnh phúc hết sức giản đơn. Nhưng những lề thói thông thường đã không cho phép anh vượt qua giới hạn để tiến tới chị Nhân – một người đàn bà góa bụa có chồng là liệt sỹ. 

Ngoài việc đề cập đến bất hạnh của hai nhân vật Nhân và Vạn. Tác phẩm còn kể lại câu chuyện tình yêu đầy nước mắt giữa Hạnh và Nghĩa. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã buộc Nghĩa phải rời xa Hạnh. Một cuộc chia ly điển hình giữa hàng ngàn cuộc chia ly đời thực. Chiến tranh đã mang đi những người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng của làng quê và để lại những người đàn bà héo khô với nỗi đợi chờ đằng đẵng. 

 

Những mảnh đời đầy nước mắt được mô tả chân thực trong tác phẩm.
Những mảnh đời đầy nước mắt được mô tả chân thực trong tác phẩm. (Nguồn: Internet)

Cái kết trong tác phẩm “Bến không chồng” thực sự là một cái kết buồn. Ở đó, nhân vật Hạnh (con gái chị Nhân) đã có thai với Nguyễn Vạn. Sau khi có con, Hạnh trở về làng. Chính sự kiện này đã khiến cho Nguyễn Vạn phải đau đớn tìm đến cái chết để trốn chạy khỏi lề thói thông thường. 

Vậy thì cuối cùng, có sự bù đắp nào là thực sự tồn tại dành cho những người lính trở về sau cuộc chiến hay không? Đây là một câu hỏi lớn đối với người thời đó và cả người thời nay khi đọc tác phẩm “Bến không chồng”. 

Nỗi đau chiến tranh để lại

Chiến tranh trong tác phẩm được tường thuật chi tiết qua lời kể của người lính trở về. Không chỉ là những huân chương rạng ngời đeo trước ngực. Mà chiến tranh chính là mỗi vết thương trên da thịt người lính, là những bước chân tập tễnh vì tàn phá của đạn bom. 

Một người phụ nữ trẻ xa cách chồng đằng đẵng 10 năm. Cô đã làm tròn nghĩa vụ với cả hai bên gia đình trong từng ấy năm chờ đợi chồng. Người phụ nữ ấy đã trở thành trụ cột của cả hai gia đình. Bởi vì chiến tranh đã lần lượt mang những người đàn ông trong nhà ra đi mãi mãi.

Chiến tranh là những tiếng bom, tiếng máy bay lượn lờ trên không. Chiến tranh cũng chính là những làng quê ảm đạm, những mảnh đời buồn bã với những tờ giấy báo tử gửi về từ nơi tiền tuyến. 

Đọc “Bến không chồng” để cảm nhận rõ nét nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho người dân Việt Nam.
Đọc “Bến không chồng” để cảm nhận rõ nét nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho người dân Việt Nam. (Nguồn: Internet)

Những lề thói xã hội

Bi kịch thời chiến không chỉ xuất phát từ sự tàn phá của bom đạn, giết chóc. Mà bi kịch còn bắt nguồn từ nhận thức eo hẹp, định kiến hủ tục của những con người cùng chung sống sau lũy tre làng. 

Lo sợ cái nhìn thành kiến của tập thể, bản thân mỗi người đã tự vạch ra cho mình những giới hạn không đáng có. Họ không dám chia sẻ, không dám thừa nhận những nguyện vọng chân thực nhất của một con người. Cuối cùng, cái kết cho những cá nhân ấy chính là cái chết để giải thoát khỏi lề thói lạc hậu. 

Nguyện vọng lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ là lấy chồng và sinh con. Tuy nhiên, chính điều này đã dẫn đến tư tưởng những người phụ nữ không lấy được chồng, không sinh được con trai là người bất hạnh. 

Không đi sâu vào việc mô tả những cái chết thực. Nhưng những nỗi đau mà hậu quả tàn dư chiến tranh và tư tưởng phong kiến để lại khiến người phụ nữ đương thời sống mà như đã chết. Họ bị giới hạn bởi những định kiến xã hội, cũng như định kiến của chính bản thân mình. Chính vòng luẩn quẩn này đã tạo nên bi kịch cho biết bao số phận.

Bến không chồng - Những mảnh đời đầy nước mắt thời kỳ hậu chiến

Lời kết

Chỉ cần đọc tựa đề “Bến không chồng” là đã đủ cảm nhận được nỗi buồn đau đáu của tác phẩm. “Bến không chồng” lột tả chân thực về những bi kịch sau cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đọc tác phẩm này, người đọc mới thấy rõ được những đắng cay của cuộc đời, những nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại cho người dân Việt Nam thời kỳ hậu chiến.

Link mua sách Link đặt sách:


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Chiếc lược ngà - tình phụ tử thiêng liêng và cao đẹp nhất

Chiếc lược ngà - tình phụ tử thiêng liêng và cao đẹp nhất

Chiếc lược ngà mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc về chiến tranh tàn khốc, tình cảm cha con thiêng...

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - Người đi tìm tuổi thơ trong những ký ức bị lãng quên

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - Người đi tìm tuổi thơ trong những ký ức bị lãng quên

Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn của thiếu nhi, của làng quê và tuổi thơ dữ dội, xứng đáng trở thành nhà...

Bi kịch văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

Bi kịch văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

Tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao như nụ cười gằn nhẹ, đả kích và phê phán kịch liệt hiện thực...

Bình giảng bài thơ Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi

Bình giảng bài thơ Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi

Côn Sơn ca - vẻ đẹp tâm hồn và tình yêu thiên nhiên của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Bài ca Côn...

Bình giảng bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Bình giảng bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là một bài thơ đặc biệt, được đặt dưới hình thức của...

Đất rừng phương Nam - Khúc hát của những ân tình

Đất rừng phương Nam - Khúc hát của những ân tình

Đoàn Giỏi nhà văn chuyên viết về mảnh đất miền Tây nặng tình nặng nghĩa. Tác phẩm “Đất rừng...

Sách đọc nhiều nhất
Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Cùng Sách Hay 24H tóm lược về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân...

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học rất nhiều...

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử

Được mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử như thổi vào nền thơ ca Việt...

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

Nam Cao được biết đến là một nhà văn hiện thực phê phán, với ngòi bút vô cùng sắc sảo những tác...

Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Thơ tình Xuân Diệu - Tuyển tập những bài thơ tình hay nhất mọi thời đại của “Ông Hoàng Thơ Tình”...

Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du

Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du

Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới, là một trong những tác giả tiêu biểu nhất trên...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.