Những tác phẩm hay nhất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, với một phong cách vô cùng kì lạ đối với nền văn học phong kiến thời kì này. Trong khi tất cả còn đang bận rộn với những ước lệ tượng trưng, với cái ta rộng lớn và những tình cảm vĩ đại, bà một mực đi tìm cái tôi cá nhân đặc sắc cho riêng mình. Ở thơ của Hồ Xuân Hương, có một cái gì đó vừa trầm lặng của người phụ nữ, lại vừa phẫn uất kèm với khát khao được khẳng định bản thân mình. Tuy là một nữ thi sĩ, song tài năng của bà có thể khiến bất cứ ai cũng phải khâm phục. Chủ đề chính trong thơ của bà là những suy tư về thân phận của người phụ nữ, những tình cảm và khát khao cá nhân của nhà thơ, sau đây là những tác phẩm hay nhất của Hồ Xuân Hương chúng ta nên tìm đọc:

Những tác phẩm hay nhất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

1. Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Là phụ nữ, hơn ai hết bà hiểu rất rõ những bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng, vì vậy phần lớn tác phẩm của bà được dành để viết về những người phụ nữ đang ngày đêm chịu sự kìm ép của xã hội phong kiến. “Bánh trôi nước” là một bài thơ rất hay về đề tài này, mượn hình ảnh bánh trôi nước, nhà thơ đã vẽ nên hình ảnh người phụ nữ vừa tài hoa, phẩm chất tâm hồn cao đẹp, vừa nổi bật được bi kịch mà những người phụ nữ thời phong kiến phải chịu đựng. Ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi, đây là một bài thơ xuất sắc và giàu tính biểu tượng.

2. Tự tình II

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

Đây có thể nói là một tuyệt bút của Hồ Xuân Hương nằm trong chùm thơ tự tình của bà. Bài thơ Tự tình 2 là bài thơ nằm trong nhóm ba bài thơ Tự tình của nhà thơ. Bài thơ được viết ra nhằm thể hiện tâm trạng của nhà thơ trước những kiếp nữ nhi bị số phận đẩy vào chốn bi kịch. Để chuyển tải trọn vẹn nội dung ấy, Hồ Xuân Hương đã chọn hình thức là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình, cũng như cách gieo vần đặc sắc, đã làm nổi bật được nỗi sầu muộn, phẫn uất chán chường của bà trước cuộc đời ngổn ngang. Đặc biệt bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật rất khác biệt, điều mà ít nhà thơ nào thời đại này có thể làm được.

3. Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu ôi,

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Trong thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa phát triển, cái tôi cá nhân, bản thân nó không được xem là một giá trị đáng coi trọng. Hồi ấy, trong phép xã giao, thái độ của người có lễ giáo là phải biết giấu cái tôi của mình đi, hoặc phải hạ nó xuống đến mức thấp nhất , ở người đàn bà, phép tắc ấy lại càng phải coi trọng hơn nữa. Song nhà thơ sẵn sàng xưng tên, như một khát khao được khẳng định bản thân mình. Một sự phá cách hoàn toàn không thể ngờ được. Giữa những câu thơ đầy sự mạnh mẽ, ta vẫn cảm thấy cái xót xa của một con người dường như đã bị phụ bạc quá nhiều nên giờ trở nên cảnh giác với mọi thứ xung quanh.

4. Đá Ông Bà Chồng

Khéo khéo bày trò tạo hoá công

Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng

Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc

Thớt dưới sương pha đượm má hồng

Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt

Khối tình cọ mãi với non sông

Đá kia còn biết xuân già giặn

Chả trách người ta lúc trẻ trung

Qua bài thơ nữ sĩ hiện lên chẳng những là nữ sĩ tạo hình mà còn tạo tình nữa. Vừa kỳ công và cũng vừa tuyệt thú, bà chúa thơ Nôm đã biến cảm xúc mùa xuân, cái tưởng chừng khó nắm bắt trở thành vật thể gồ ghề góc cạnh, dày dày mảng khối, tươi tắn nhiều sắc màu: Đôi lứa như in tờ giấy trắng, Dẫu nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.

5. Lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ,

Một tháng đôi lần có cũng không.

Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng,

Cầm bằng làm mướn mướn không công.

Nỗi này ví biết dường này nhỉ,

Thời trước thôi đành ở vậy xong.

Hồ Xuân Hương cũng chịu kiếp làm lẽ, vì vậy bà hiểu rất rõ nỗi khổ của những kiếp chồng chung. Bài thơ tràn ngập sự phẫn uất của một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng chẳng bao giờ có được trái tim của vị quân tử. Cũng là con người nhưng người phụ nữ phải chịu cảnh bi kịch, còn người đàn ông thì tự do trêu đùa tình cảm người phụ nữ. Là một người có cá tính mạnh mẽ, Hồ Xuân Hương không chấp nhận số phận của mình. Bài thơ vừa tràn đầy sự căm phẫn, vừa có đủ sự xót xa, và đặc biệt cảm hứng tự thương mình.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đặc biệt, một nữ thi sĩ hiếm hoi của nền văn học Việt Nam mà ghi được dấu ấn đặc sắc. Một cá tính mạnh mẽ muốn xé toạc phận đời mà cất lên tiếng nói của mình, một hồn thơ cần được trân trọng hơn tất cả những hồn thơ khác.

Thảo Nguyên


(*) Bản quyền bài viết thuộc về SachHay24H.com. Khi chia sẻ, cần phải dẫn link, trích dẫn nguồn đầy đủ về SachHay24h.Com. Mọi hành vi sao chép hoặc trích nguồn, chia sẻ bài viết không đầy đủ đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Go HomePage: Sách Hay 24H hoặc click: Sách hay nhất mọi thời đại, Mua sách online, Bạn đắt giá bao nhiêu, Truyện cổ tích Việt Nam, Mùa xuân nho nhỏ, Tràng giang, Hịch tướng sĩ

Săn ưu đãi - Chương trình khuyến mãi từ tiki - Sách văn học càng mua càng được giảm giá
Sách cùng danh mục
Nỗi buồn chiến tranh - Khi hoà bình chưa đồng nghĩa với hạnh phúc

Nỗi buồn chiến tranh - Khi hoà bình chưa đồng nghĩa với hạnh phúc

“Nỗi buồn chiến tranh” là một tác phẩm cho ta cái nhìn rất khác về đề tài chiến tranh, nỗi đau...

Nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

Nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

Hạnh phúc của một tang gia là một tác phẩm xuất sắc về trào phúng, tiếng cười mang đến nhiều suy...

Vang bóng một thời - Vẻ đẹp của một thời vàng son

Vang bóng một thời - Vẻ đẹp của một thời vàng son

“Vang bóng một thời” là hành trình đi tìm về một thời xưa cũ, một thời đã qua nay chỉ còn trong...

Vẻ đẹp văn hoá truyền thống trong “Tương tư” - Nguyễn Bính

Vẻ đẹp văn hoá truyền thống trong “Tương tư” - Nguyễn Bính

Tương tư không phải là một bài thơ cầu kì về nghệ thuật, nhưng lại sâu lắng về nội dung. Bởi vậy,...

Sách đọc nhiều nhất
Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Cùng Sách Hay 24H tóm lược về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân...

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học rất nhiều...

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử

Được mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử như thổi vào nền thơ ca Việt...

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

Nam Cao được biết đến là một nhà văn hiện thực phê phán, với ngòi bút vô cùng sắc sảo những tác...

Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Thơ tình Xuân Diệu - Tuyển tập những bài thơ tình hay nhất mọi thời đại của “Ông Hoàng Thơ Tình”...

Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du

Cuộc Đời và Sự Nghiệp Văn Chương Đại Thi Hào Nguyễn Du

Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới, là một trong những tác giả tiêu biểu nhất trên...

Review sách hay, sách hay nên đọc tại Sách Hay 24H.